1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực trạng về việc tổchức hoạt động trải nghiệm giúp trẻ
1.2.1.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về việc thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua phiếu điều tra Anket.
Để biết được thực trạng của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh. Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra tìm hiểu, thu thập về các thông tin liên quan đến quá trình tổ chức thực hành trải nghiệm trong hoạt động khám khá khoa học với những nội dung sau:
Bảng 1.1. Ý kiến của giáo viên về vai trò của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh.
Vai trò Số lượng điều tra
n % Rất quan trọng 72 74.2 Quan trọng 23 23.7 Bình thường 2 2.1 Không quan trọng 0 0 Tổng 97 100
Bảng số liệu trên cho thấy, hầu hết các cô giáo đều nhận thấy được vai trò quan trọng của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, cụ thể có 97.9 % ý kiến cho rằng thiết kế hoạt động trải nghiệm có vai trò rất quan trọng và quan trọng đối với việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (ý kiến được cho là quan trọng
chiếm 23.7%, đặc biệt ý kiến khẳng định vai trò rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao 74.2%). Theo họ thì việc việc thiết kế hoạt động trải nghiệm không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chơi, mà còn thỏa mãn được nhu cầu nhận thức và tích cực được khả năng khám phá của trẻ, phù hợp với phương thức “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” ở lứa tuổi mẫu giáo. Không có một giáo viên nào xem việc này là không quan trọng. Tuy nhiên thì vẫn còn có 2 ý kiến khi cho rằng việc việc thiết kế hoạt động trải nghiệm chỉ giúp ích phần nào trong sự khám phá môi trường xung quanh của trẻ chứ không thực sự quan trọng trong việc khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi chiếm 2.1%. Khi được hỏi “tại sao chị lại nghĩ việc thiết kế hoạt động trải nghiệm nó không quan trọng thì giáo viên trả lời rằng việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh thường phát triển tốt nhất thông qua hoạt động học bình thường vì ở đó nhiều hoạt động phong phú mà trẻ có thể học. Kết quả trên chứng tỏ rằng hầu hết các giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, song bằng cách nào để có thể thiết kế hoạt động để có thể giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh là vấn đề được quan tâm.
Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm Mức độ Ý kiến giáo viên
Số lượng %
Thường xuyên 31 32
Thỉnh thoảng 66 68
Không bao giờ 0 0
Tổng 97 100
Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy rằng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở các trường mầm non điều tra được giáo viên ít sử dụng thường xuyên. Cụ thể là số giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm chiếm 32 % trong khi đó số giáo viên thỉnh thoảng mới thiết
kế hoạt động trải nghiệm chiếm số lượng lớn đến 68% và không có giáo viên nào là không bao giờ thiết kế hoạt động trải nghiệm. Như vậy có thể thấy rằng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cũng chưa được sử dụng nhiều trọng nhiều trong trường mầm non và khi hỏi về lý do thì hầu hết các giáo viên nói là do không có điều kiện về cả thời gian và vật chất. Theo khảo sát thì số giáo viên thường xuyên thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ là 14 giáo viên trên tổng số 31 giáo viên thường xuyên thiết kế hoạt động trải nghiệm.
Bảng 1.3. Mục đích sử dụng thiết kế hoạt động trải nghiệm
Mục đích Ý kiến giáo viên
Số lượng % Kích thích trí tò mò và lòng ham hiểu biết 97 100
Gây hứng thú 97 100
Hình thành biểu tượng và cung cấp hiểu biết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng
97 100
Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ 97 100
Phát triển khám phá tích cực về các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ…
97 100
Kết quả trên cho thấy 100% ý kiến của giáo viên cho rằng việc thiết kế hoạt đông trải nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi không những nhằm mục đích kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết, gây hứng thú cũng như phát triển được những năng lực hoạt động trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát…), hình thành biểu tượng và cung cấp hiểu biết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng mà qua đó còn giúp trẻ phát triển được khám phá tích cực về các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ… của các sự vật hiện tượng trong quá trình trẻ được hoạt động, được trải nghiệm. Tuy nhiên qua quá trình xử lý và thu thập giáo án của các giáo viên thì tôi nhận thấy rằng chưa có sự thống nhất cao giữa việc suy nghĩ, nhận thức và cách làm, vì hầu hết các giáo án thu
thập được giáo viên lại chỉ chú trọng nhiều vào việc cung cấp kiến thức cho trẻ.
Bảng 1.4.Các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng trong hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh.
Biện pháp sử dụng Số lượng %
Quan sát và tạo tình huống có vấn đề 97 100
Đàm thoại kết hợp với lời giải thích và giảng giải 97 100 Tạo môi trường thực hành trải nghiệm phong phú đa dạng
để đàm thoại, giải thích kết hợp cho trẻ gọi tên sự vật hiện tượng.
31 32
Sử dụng thí nghiệm tạo hứng thú giúp trẻ khắc sâu vốn từ. 25 25.7 Sử dụng hệ thống câu hỏi “mở” kết hợp cho trẻ nhắc lại từ
mới.
14 14.4
Sử dụng trò chơi mang tính chất khám phá, thử nghiệm giúp trẻ củng cố và mở rộng về môi trường xung quanh.
12 12.4
Nhìn vào kết quả thực trạng các biện pháp mà giáo viên thường áp dụng có thể thấy: Trong quá trình cho trẻ hoạt động trải nghiệm, giáo viên đã cố gắng sử dụng mọi cách để phát triển khả năng khám phá môi trường xung quanh cho trẻ. Cụ thể, biện pháp được 100% giáo viên dùng đó là biện pháp quan sát và tạo tình huống có vấn đề và biện pháp đàm thoại kết hợp với lời giải thích và giảng giải. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là 2 biện pháp dễ thực hiện và nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phần nào cũng phù hợp với việc phát triển khả năng khám phá môi trường xung quanh và dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian, công sức của các cô giáo. Ngoài ra, biện pháp tạo môi trường thực hành trải nghiệm phong phú đa dạng để đàm thoại, giải thích kết hợp cho trẻ gọi tên sự vật hiện tượng được giáo viên lựa chọn với 32%, biện pháp sử dụng thí nghiệm tạo hứng thú giúp trẻ
khắc sâu về môi trường xung quanh cũng được giáo viên sử dụng tuy chưa nhiều 25.7% và biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi “mở” kết hợp cho trẻ nhắc lại từ mới chiếm 14.4% và điều đặc biệt lưu ý ở đây đó là biện pháp sử dụng trò chơi mang tính chất khám phá, thử nghiệm giúp trẻ củng cố và mở rộng môi trường xung quanh lại được các giáo viên sử dụng ít nhất với 12.4%. Khi được hỏi tại sao các chị lại không sử dụng trò chơi khám phá trải nghiệm để phát triển khả năng khám phá thì hầu hết giáo viên đều nói những trò chơi tự nghĩ ra mang tính chất khám phá trong hoạt động thực hành trải nghiệm đã khó lại còn bắt để phát triển khả năng khám phá thì ngại lắm, khó thiết kế. Ngoài những biện pháp trên, các giáo viên cũng đưa ra một số biện pháp như: Sử dụng mô hình, lồng ghép kể chuyện, tích hợp vào những môn học khác… Qua đây ta có thể thấy rằng con đường hoạt động trải nghiệm tuy đã được giáo viên chú ý đến nhưng việc sử dụng chúng vào các hoạt động khám phá môi trường xung quanh lại chưa cao. Thực tế trên các hoạt động cho trẻ hoạt động trải nghiệm, giáo viên còn lúng túng khi đưa ra các biện pháp để phát triển khả năng khám phá môi trường xung quanh. Qua bảng thống kê chúng tôi thấy, tuy các biện pháp đều được giáo viên sử dụng trong các tiết học song thực tế hiệu quả chưa cao. Bởi các biện pháp được các cô sử dụng chỉ nhằm mục đích giải quyết những nhiệm vụ nhận thức. Giáo viên chỉ nhằm giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết, củng cố các sự vật, hiện tượng mà chưa chú ý đến phát triển khả năng khám phá. Nếu có cũng chỉ chú ý đến việc mở rộng cái mới cho trẻ chứ chưa chú ý đến khả năng hiểu được ý nghĩa của sự vật hiện tượng cũng như sử dụng được những kiến thức đó trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những biện pháp mà các giáo viên sử dụng cũng đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển khả năng khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Qua phiếu điều tra chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem vậy thì để có thể tiến hành thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh giáo viên thường dựa vào những nguồn tài liệu nào.
Bảng 1.5. Những trò chơi thường được giáo viên sử dụng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ
Các trò chơi Số lượng %
Trò chơi học tập 85 87.6 %
Trò chơi vận động 8 8.3 %
Trò chơi sáng tạo 4 4.1 %
Tổng 97 100%
Kết quả cho ta thấy rằng hầu hết các giáo viên sử dụng trò chơi học tập chiếm 87.6 % một trò chơi có nội dung và luật chơi có sẵn do người lớn nghĩ ra, trong đó, mọi hành động của trẻ được điều khiển bởi nhiệm vụ và luật chơi và theo các cô giáo thì nó dễ trong quá trình cho trẻ khám phá về môi trường xung quanh, nó không những có tác dụng củng cố, làm chính xác, mở rộng biểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn giúp làm phong phú khả năng khám phá của trẻ, ngoài ra các cô giáo cũng sử dụng trò chơi vận động với 8.3 % và trò chơi sáng tạo với 4.1%.
Bảng 1.6. Những nguồn tài liệu mà giáo viên thường sử dụng
Nguồn tài liệu Số lượng %
Tự sưu tầm, thiết kế chương trình với những trò chơi, thí nghiệm đơn giản
9 9.3
Những tài liệu trong chương trình sẵn có 84 86.6
Trao đổi với đồng nghiệp 4 4.1
Tổng 97 100
Thông qua bảng kết quả thông kê trên ta thấy rằng, đa số các giáo viên còn dựa nhiều vào nguồn tài liệu có sẵn chiếm 86,6% để có thể lập kế hoạch và tiến hành tiết dạy hoạt động trải nghiệm giúp trẻ khám phá môi trường
xung quanh, còn với những nguồn tài liệu khác như tự sưu tầm, tự thiết kế chương trình với những trò chơi, thí nghiệm là rất ít chỉ chiếm 9.3%, việc trao đổi ý kiến với đồng nghiệp chiếm 4.1%.
1.2.1.2. Thực trạng về việc thiết kế hoạt động trải nghiệm nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua việc thu thập kế hoạch hoạt động của giáo viên
Ngoài việc phát phiếu điều tra thăm dò tìm hiểu việc nhận thức của giáo viên thì chúng tôi còn tiến hành thu thập giáo án về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi thì hầu hết các giáo án của giáo viên soạn rất cẩn thận tỉ mỉ tuy nhiên thì phần mục đích yêu cầu đặt ra thì nhiều nhưng khi đến phần nội dung dạy lại không thực hiện được những yêu cầu đặt ra và chủ yếu mục đích yêu cầu thường chú trọng mục đích cung cấp kiến thức về đặc điểm đặc trưng của đối tượng mà chưa chú trọng vào từ ngữ. Đa số các giáo án không thấy cho trẻ được khám phá trải nghiệm.
Trong số các giáo án mà chúng tôi thu thập được thì các giáo viên có phối hợp sử dụng các phương pháp như đàm thoại, quan sát, trò chơi, đôi khi có cho trẻ cùng thí nghiệm. Vì vậy mà ngay cả biện pháp dùng lời, tạo hình huống, đặt câu hỏi cũng chỉ nhằm mục đích phát triển nhận thức – nhận biết được các sự vật hiện tượng còn việc cho trẻ sử dụng từ để biểu thị, hay diễn tả cảm xúc của mình, cũng như nhận xét về các sự vật hiện tượng là rất ít diễn ra trong tiết học.
- Các phương pháp được giáo viên sử dụng trong tiết học là đàm thoại và quan sát, phương pháp thực hành trải nghiệm sử dụng ít.
- Cách tiến hành thì các giáo viên đều đã đi đúng các trình tự của một giáo án và phù hợp với nội dung hoạt động đưa ra.
- Hệ thống câu hỏi còn sơ sài, câu hỏi đóng nhiều, phần lớn chỉ tập trung vào phát triển nhận thức mà chưa chú ý nhiều đến các mặt phát triển khác, chưa kích thích được sự hứng thú, tích cực của trẻ nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Cô giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động.
- Các giáo án được điều tra còn phụ thuộc nhiều vào chương trình có sẵn, cô chưa sáng tạo trong các chủ đề chủ điềm mà các cô thường dự luôn vào các “mạng nội dung”, “mạng hoạt động” sẵn có.
Mặc dù ta thấy rằng nếu trong phiếu điều tra ở trên thì nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh là khá tốt, tuy nhiên thì khi mà thu thập được giáo án và được dự giờ trực tiếp của các cô giáo. Đa số giáo viên mới dừng lại ở mức độ cho trẻ “làm quen” chứ trẻ chưa được trải nghiệm thực sự để “khám phá khoa học”.
1.2.1.3. Kết quả điều tra quá trình thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh
Trong quá trình phát phiếu điều tra và thu thập giáo án thì chúng tôi cũng tiến hành dự luôn một số tiết dạy cho trẻ khám phá khoa học ở dưới trường mầm non. Qua dự các tiết này chúng tôi có những nhận xét sau:
- Về mặt chuẩn bị: Các giáo viên đều chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ và phương tiện phục vụ cho tiết dạy chu đáo: máy tính, video hình ảnh, đồ chơi, tranh minh họa, đài, băng đĩa, sử dụng vật thật (cây cối, con vật…), bếp ga, xoong, các đồ dùng dụng cụ khác… nhằm kích thích và gây hứng thú cho trẻ trong giờ học.
- Về cách tiến hành: Giáo viên đã tiến hành giờ dạy theo trình tự:
+ Ổn định tổ chức: nhằm định hướng hoạt động nhận thức. Giáo viên sử dụng những phương pháp biện pháp khác nhau nhằm tạo tâm thế, gây hứng thú cho trẻ bước vào giờ học và hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng nhận thức: Cô sử dụng trò chơi, câu đố, video, tranh ảnh, cho trẻ hát và vận động theo nhạc, món quà đặc biệt… sau đó trò chuyện định hướng vào nội dung liên quan đến đối tượng mà hôm đó trẻ sẽ khám phá…
+ Phần trọng tâm: Tiến hành hoạt động. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động khám phá. Cô tiến hành cho trẻ quan sát, đàm thoại chi tiết sự vật, hiện tượng trẻ được tiếp xúc. Tiếp theo là cô cho trẻ phân biệt, so sánh các đối tượng mà trẻ đã quan sát.
+ Phần củng cố: Cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. Thi đua theo nhóm, gắn tranh lôtô, tạo hình…để giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã được học.
- Kết thúc: Cô thường cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng.
Như vậy, qua quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi thấy giáo viên đã tiến hành sử dụng những biện pháp chủ yếu như: đàm thoại, trực quan, chơi trò chơi…Tuy nhiên thì việc sử dụng những biện pháp trên chưa được thực hiện triệt để, có những giáo án các cô giáo soạn rất chi tiết với đồ dùng dụng cụ chuẩn bị công phu nhưng cô giáo