3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm
Sau thời gian sử dụng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi (ở lớp thực nghiệm) khám phá môi trường xung quanh theo các chủ đề đã lựa chọn vào quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo đầu ra và thu được kết quả ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm Lớp Lĩnh vực Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL % SL % SL % Thực nghiệm n = 40 Nhận thức 19 47.5 20 50 1 2.5 Kỹ năng 15 37.5 23 57.5 2 5 Thái độ 20 50 19 47.5 1 2.5 Đối chứng n = 40 Nhận thức 7 17.5 27 67.5 6 15 Kỹ năng 4 10 30 75 6 15 Thái độ 3 7.5 32 80 5 12.5
Qua phân tích bảng trên cho thấy, kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ sau khi thực nghiệm có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Trong cả 3 lĩnh vực, ở lớp thực nghiệm đều có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể: Ở cả 3 lĩnh vực, mức độ cao lớp thực nghiệm có khoảng từ 15 - 20 trẻ chiếm tới khoảng 50 % trong khi đó, lớp đối chứng chỉ có khoảng từ 3 - 7 trẻ chiếm khoảng từ 7.5 - 17, 5 %. Ở mức trung bình và thấp lớp đối chứng dường như không có sự thay đổi so với lớp thực nghiệm, trong khi đó, lớp thực nghiệm chỉ còn lại khoảng 1 - 2 trẻ chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất ít là 5 %.
Kết quả trên cho thấy mức độ nhận thức trong hoạt động trải nghiệm ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Ở lớp này,mức độ cao chỉ đạt 7/40 trẻ (chiếm 17.5%). Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm có tới 19/40 trẻ (Chiếm 47.5 %), tỷ lệ chênh lệch ở mức độ này giữa 2 lớp là 12 trẻ chiếm 30 %. Xếp ở mức độ trung bình trở xuống lớp đối chứng có tới 33/40 trẻ (Chiếm 82,5%) thì ở lớp thực nghiệm chỉ có 21/40 trẻ (Chiếm 52.5%). Tỷ lệ chênh lệch ở 2 mức độ này là 12 trẻ chiếm 30 %.
Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng, trong hoạt động trải nghiệm ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã biết lựa chọn các biện pháp thích hợp để dẫn dắt trẻ khám phá đối tượng, khuyến khích kịp thời những trẻ tích cực và luôn
tạo ra các tình huống nhận thức để trẻ tự tìm hiểu đối tượng. Bằng các hoạt động hấp dẫn, giáo viên đã làm cho trẻ tích cực hơn, chủ động hơn, trong hoạt động, vì vậy, trẻ rất tích cực sôi nổi tham gia vào các hoạt động, nhận xét rất cụ thể về các dấu hiệu của đối tượng, trả lời chính xác các câu hỏi của giáo viên. Có một số cháu như cháu Diệu Anh, Đinh Hiếu, Quang Huy và một số cháu khác nữa cũng rất tích cực khám phá đối tượng và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nhìn chung, ở lớp thực nghiệm, hầu hết trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và đều đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó 19 trẻ ở mức cao chiếm đến 47,5 %.
Ở lớp đối chứng biện pháp mà giáo viên đưa ra vẫn chưa thực sự hấp dẫn trẻ, chưa các nhiều trẻ còn tỏ ra lúng túng khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, đa số trẻ chỉ mới nhận biết được các biểu tượng sơ đẳng một số dấu hiệu còn thiếu chính xác, ví dụ cháu Quang Anh trả lời quả cam không có hạt hay khi được hỏi cháu biết những loại hoa nào, một số trẻ chỉ kể được một vài loại hoa phổ biến nhưng hỏi dến các dấu hiệu của loại hoa đó thì trả lời không đầy đủ.
Về kỹ năng
Qua phân tích kết quả trên cho thấy kỹ năng nhận thức của trẻ trong hoạt động trải nghiệm ở lớp đối chứng thấp hơn rất nhiều so với lớp thực nghiệm.
Biểu đồ 3.4. Mức độ kỹ năng của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 57.5%, nhóm đối chứng là 75%, ngoài ra còn thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm ở mức độ cao đó là ở nhóm thực nghiệm là 37.5% và nhóm đối chứng là 10% và ở mức độ thập đó là ở nhóm thực nghiệm là 5% và nhóm đối chứng là 15%.
Ở lớp đối chứng, số trẻ đạt ở mức độ cao chỉ có 2 trẻ chiếm 5% trong khi đó ở lớp thực nghiệm tỷ lệ này là 15 trẻ chiếm 37.5 %. Còn lại số trẻ xếp mức trung bình trở xuống ở lớp đối chứng là 38 trẻ chiếm 95%. Lớp thực nghiệm là 25 trẻ chiếm 6.25 % Mức chênh lệch về 2 mức độ này giữa 2 lớp là 13 trẻ chiếm 32.5%.
Qua quan sát hoạt động trải nghiệm của trẻ chúng tôi thấy rằng, ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã chú ý đến các kỹ năng mà trẻ sử dụng, và bằng các thủ thuật giáo viên đã hướng cho trẻ biết các sử dụng các kỹ năng một các thành thạo và chính xác để khám phá đối tượng, bằng các câu gợi ý “Không biết quả cam này như thế nào nhỉ? Có ai biết không?...”hay “Các loại rau này được chế biến như thế nào nhỉ? Các món đó thường ăn kèm với những gì?...Để phát triển ở trẻ năng lực quan sát và các kỹ năng nhận thức khác, giáo viên đã rất linh hoạt thay đổi các hoạt động làm cho trẻ tham gia một cách tích cực đầy đủ các hoạt động, sử dụng các kỹ năng nhận thức chính xác, linh hoạt, hai cháu Thái Dương và Linh Hương không chỉ hiểu biết phong phú về biểu tượng mà còn sử dụng rất linh hoạt các kỹ năng nhận thức, biết so sánh con người với cây xanh. “Nếu trồng cây ở trong hộp kín nó sẽ chết”.Thái Dương còn so sánh cây trồng của 2 tổ cả về màu sắc và chiều cao của cây… Ngoài ra, còn có rất nhiều cháu nữa rất tích cực tham gia vào hoạt động, say sưa quan sát từng dấu hiệu của đối tượng và còn thắc mắc sao cây trồng trong hộp kín lại có màu vàng, hay sao rau bắp cải lại cuộn tròn lại… Nhìn chung ở lớp thực nghiệm trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động và đều đạt yêu cầu, chỉ có 2/40 trẻ chưa đạt yêu cầu do 2 trẻ này có thể lựa không thật tốt, trẻ chỉ sử dụng được một vài kỹ năng nhận thức đơn giản đề nhận biết đối tượng, thực hiện các thao tác còn vụng về và lúng túng.
Ở lớp đối chứng, nhìn chung trẻ còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng nhận thức, chỉ sử dụng được kỹ năng quan sát như: Sờ, ngửi, nhìn… nhưng nhận xét về các dấu hiệu vẫn chưa thật sự chính xác, trong số này có cháu Minh An, cháu Khánh Hoàng, cháu An Khang. Nhìn chung, ở lớp đối chứng trẻ chỉ sử dụng được những kỹ năng đơn giản, số lượng các kỹ năng mà trẻ sử dụng còn nghèo nàn, thiếu chính xác, chưa linh hoạt.
Về thái độ
Thái độ trong hoạt động trải nghiệm ở lớp đối chứng là thấp hơn so với lớp thực nghiệm vì ở lớp thực nghiệm có sự tác động của thiết kế hoạt động mà chúng tôi đã xây dựng nên ít nhiều có những thay đổi và sự thay đổi đó rất khả quan khi chúng tôi thu được kết quả trên.
Biểu đồ 3.5. Mức độ thái độ của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 47.5%, nhóm đối chứng là 80%, ngoài ra còn thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm ở mức độ cao đó là ở nhóm thực nghiệm là 50% và nhóm đối chứng là 7.5% và ở mức độ thập đó là ở nhóm thực nghiệm là 2.5% và nhóm đối chứng là 12.5%.
Chính vì vậy, số trẻ đạt mức độ cao ở lớp thực nghiệm là 20/40 trẻ (Chiếm tới 50%), trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 3/40 trẻ (Chiếm 7.5%).
Tỷ lệ chênh lệch ở mức độ này là 13 trẻ chiếm đến 32.5 %. Ở mức độ trung bình trở xuống ở lớp thực nghiệm là 20/40 trẻ (Chiếm 50 %) trong khi đó lớp đối chứng là 37/40 trẻ (Chiếm 92,5%) và chênh lệch cũng là 17 trẻ chiếm 42.5%.
Qua quan sát hoạt động của trẻ, chúng tôi còn nhận thấy rất rõ những biểu hiện về thái độ nhận thức trong hoạt động trải nghiệm của trẻ ở lớp thực nghiệm . Biểu hiện đó là do giáo viên đã sáng tạo trong khi sử dụng các phương pháp, biện pháp, luôn gây cho trẻ các yếu tố bất ngờ. Ví dụ: trong chủ đề “các loại quả” giáo viên đang cùng trẻ tìm hiểu về các loại quả thì một giáo viên phụ bất ngờ đưa vào một mâm quả, ở giữa là một đĩa đầy với nhiều loại quả khác nhau, xung quanh là các đĩa nhỏ đã cắt sẵn. Hay trong chủ đề “Một số loại hoa” giáo viên còn cho trẻ tham gia vào hoạt động cắm hoa cho ngày hội và thi đua giữa các tổ… Nhìn chung, trẻ tham gia vào các hoạt động một cách sôi nổi, nhiệt tình, say sưa khảo sát, tìm kiếm các dấu hiệu, cháu Mạnh Hùng còn quan tâm chú ý đến các cả các chi tiết nổi bật và khác biệt của đối tượng với các đối tượng khác và thắc mắc vì sao bắp cải lại “tròn như quả bóng” mà các rau khác lại không như vậy, hay cháu Đức Anh lại quan tâm vì sao đều là đậu đỗ nhưng sao có quả dài như sợi dây, có quả chỉ ngắn như bút chì, có quả màu vàng, có quả lại màu xanh…Trẻ không chỉ hứng thú và quan tâm tới đối tượng mà còn duy trì hứng thú trong suốt hoạt động bởi dường như chính các hoạt động đã hấp dẫn trẻ nên không có trẻ nào tỏ ra chán nản mà hầu hết chỉ muốn được tiếp tục hoạt động. Trong khi đó ở lớp đối chứng hoạt động diến ra một cách tẻ nhạt, trẻ chỉ chú ý vào hoạt động được một lúc, sau đó tỏ ra chán nản và quay sang nói chuyện với ban., có cháu lại nhìn vào góc chơi như đang muốn tìm kiếm cái gì ở đó. Đặc biệt có cháu Quang Huy không chú ý tham gia hoạt động còn ngồi xô đẩy bạn, Cháu Diệu Anh lại đưa mảnh vải trong túi ra lúi húi gấp đi gấp lại không biết để làm gì. Nhìn chung trẻ chỉ tập trung chú ý lúc đầu giờ sau đó tỏ ra thờ ơ và không chú ý vào hoạt động nữa mà chỉ tham gia khi giáo viên gọi đến tên.
lớp đối chứng kết quả không chênh lệch với lần khảo sát là mấy. Trẻ tham gia vào hoạt động phần lớn là theo sự gợi ý của cô, chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính sơ giản, đôi khi còn trả lời sai. Khi giáo viên yêu cầu kể tên các đối tượng trong nhóm chỉ một số ít trẻ trả lời chính xác số còn lại kể được rất ít, có trẻ còn kể sai, không phân tích được các dấu hiệu khái quát của các nhóm. Nhìn chung trẻ tỏ ra thờ ơ với đối tượng, thụ động với các hoạt động, một số trẻ lúc đầu rất say sưa hoạt động nhưng được một lúc lại tỏ ra chán nản, không tập trung chú ý vào đối tượng nữa. Đặc biệt trong số này có các cháu: Tiến Mạnh, Minh Huyền, Linh Hương, Gia Bảo… Những trẻ này rất lời hoạt động chỉ tham gia hoạt độn hoặc trả lời câu hỏi của cô khi cô gọi đến tên, dường như trẻ thờ ơ với đối tượng và hiểu biết về thế giới thực vật của trẻ là rất ít ỏi.
Tóm lại, sau thực nghiệm kết quả giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch với nhau rất rõ nét. Qua phân tích kết quả trên chúng tôi có thể khẳng định thiết kế hoạt động trải nghiêm cho trẻ 5 - 6 tuổi mà chúng tôi đưa ra là có hiệu quả. Kết quả đó còn được thể hiện qua sự chênh lệch giữa kết quả đạt được của 2 lớp ở cả 2 giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.6. Mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 50%, nhóm đối chứng là 67.5%, ngoài ra còn thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm ở mức độ cao đó là ở nhóm thực nghiệm là 47.5% và nhóm đối chứng là 17.5% và ở mức độ thập đó là ở nhóm thực nghiệm là 2.5% và nhóm đối chứng là 15%.
Kết quả trên cho thấy, dưới tác động của thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh mà chúng tôi đã đề xuất ở chương 2 trong thực nghiệm thì mức độ nhận thức của trẻ đã phát triển ở mức độ cao hơn so với trước thực nghiệm. Rõ ràng việc áp dụng thiết kế mà chúng tôi đưa ra đã phù hợp với hoạt động nhận thức của trẻ.
Để thấy rõ hơn những tác động của thiết kế đối với hoạt động trải nghiệm của trẻ trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi xin phân tích kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ ở các lần trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Qua quan sát hoạt động trải nghiệm của trẻ, chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm, trẻ nhận biết được rất nhiều các dấu hiệu của đối tượng, những hiểu biết của trẻ về đối tượng rất chính xác và phong phú, trẻ có thể khái quát các dấu hiệu của đối tượng cũng như các nhóm đối tượng một cách chính xác và đầy đủ. Chứng tỏ, thiết kế hoạt động trải nghiệm mà chúng tôi đề xuất là rất phù hợp và đã kích thích được trẻ phát huy năng lực nhận thức của trẻ. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, số lượng biểu tượng mà trẻ nắm được còn rất nghèo nàn, nhiều biểu tượng thiếu chính xác, một số trẻ chưa có khả năng khái quát các dấu hiệu của đối tượng. Nhìn chung, do ở lớp đối chứng vẫn tiến hành hoạt động bình thường nên hiệu quá hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ ở lớp này vẫn chưa cao.
Qua quan sát hoạt động trải nghiệm của trẻ, chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm, trẻ chú ý say sưa vòa đối tượng, quan tâm đến từng chi tiết của đối tượng để khám phá và khai thác những điều còn bí ẩn đối với trẻ. Hứng
thú đó của trẻ được duy trì cho đến hết giờ học. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, chỉ có một số ít trẻ nhiệt tình tham gia hoạt động nhưng chỉ được một lúc là tỏ ra chán nản, đa số trẻ tham gia vào hoạt động một cách thụ động, chỉ tham gia khi có sự gợi ý của giáo viên. Nhìn chung, hiệu quả về thái độ nhận thức của trẻ trong hoạt động trải nghiệm cả trước và sau thực nghiệm chưa cao và sự chênh lệch là không đáng kể.
Như vậy sau khi tiến hành thực nghiệm và qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đã tăng lên. Song ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều này thể hiện qua việc phần đa trẻ trong lớp nhận biết đầy đủ các biểu tượng về đối tượng, biết chính xác và có sự khái quát cao về các dấu hiệu chung và riêng của đối tượng. Biết sử dụng thành thạo và linh hoạt các kỹ năng cơ bản để khám phá đối tượng. Khả năng tập trung chú ý vào hoạt động lâu hơn, hoạt động trở nên sôi nổi và trẻ tích cực hoạt động trong mọi tình huống. Nhìn chung, đa số trẻ đã đạt được mục đích yêu cầu đặt ra.
3.5.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non