1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ –6 tuổi trong
1.2.2.1. Đối tượng đánh giá
Để đánh giá kết quả cụ thể về hoạt động trải nghiệm dưới ảnh hưởng của việc sử dụng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Chí Đám. Mẫu điều tra ngẫu nhiên, với tổng số là 40 trẻ.
1.2.2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá
Dựa trên cơ sở lí luận về đặc điểm hoạt động trải nghiệm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong quá trình khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động này của trẻ theo 3 lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực chúng tôi sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá, cụ thể:
Tiêu chí 1: Về kiến thức:
- Sự phong phú của các biểu tượng - Tính chính xác của các biểu tượng - Mức độ khái quát các biểu tượng.
Tiêu chí 2: Về kỹ năng:
- Số lượng các kỹ năng nhận thức mà trẻ sử dụng - Tính chính xác của việc sử dụng các kỹ năng. - Tính linh hoạt khi sử dụng các kỹ năng.
Tiêu chí 3: Về thái độ:
- Sự chú ý, quan tâm tới họat động.
- Biểu hiện xúc cảm với đối tượng hoạt động - Thời gian duy trì sự hứng thú trong hoạt động.
Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí và đặc điểm lứa tuổi trẻ, chúng tôi xác định trọng số cho các tiêu chí ở từng lĩnh vực theo thang điểm 10 và điểm số ở các tiêu chí như sau:
Tiêu chí 1: 3 điểm Tiêu chí 2: 4 điểm Tiêu chí 3: 3 điểm
Thang đánh giá về kiến thức:
Mức độ cao: Trẻ nhận biết được nhiều sự vật hiện tượng có liên quan đến chủ điểm, hiểu biết chính xác về sự vật hiện tượng và có khả năng khái quát đối tượng trong chủ điểm thành nhóm.
Mức độ trung bình 2: Trẻ nhận biết nhiều sự vật hiện tượng liên quan đến chủ điểm, biết về đối tượng tương đối chính xác, chưa biết rõ các nhóm đối tượng trong chủ điểm .
Mức độ thấp: Trẻ biết một số sự vật hiện tượng có liên quan đến chủ điểm. Hiểu biết về đối tượng chưa chính xác, chưa biết các nhóm đối tượng trong chủ điểm.
Thang đánh giá về kỹ năng
tượng; Sử dụng các kỹ năng đúng và phù hợp với mục đích nhận thức; Sử dụng các kỹ năng một cách linh hoạt.
Mức độ trung bình: Trẻ sử dụng nhiều kỹ năng để khám phá đối tượng; sử dụng các kỹ năng phù hợp với mục đích nhận thức; Sử dụng các kỹ năng chưa thực sự linh hoạt chính xác các kỹ năng.
Mức độ thấp: Trẻ có sử dụng một số kỹ năng để khám phá đối tượng; sử dụng các kỹ năng không đúng.
Thang đánh giá về thái độ
Mức độ cao: Trẻ chủ động, quan tâm tới đối tượng, húng thú cao tới đối tượng và có khả năng duy trì húng thú trong suốt thời gian hoạt động.
Mức độ trung bình: Trẻ có chú ý, quan tâm tới đối tượng, có thể hiện sự hứng thú với đối tượng nhưng thời gian hứng thú ngắn.
Mức độ thấp: Không chú ý quan tâm đến đối tượng Điểm số được tính cho mỗi mức độ như sau:
Mức độ cao: 8 đến 10 điểm. Mức độ trung bình: 5 đến< 8 Mức độ thấp: < 5
1.2.2.3. Cách tiến hành
Để đánh mức độ nhận thức của trẻ trong quá trình hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh chúng tôi tiến hành nghiên cứu khi giáo viên đang thực hiện một số chủ điểm. Chúng tôi tiến hành quan sát trên một chủ đề nhánh của chủ điểm khi mọi hoạt động của cô và trẻ diễn ra một cách tự nhiên.
Do số trẻ trong một lớp quá đông nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi kết hợp với giáo viên ở lớp để cùng đánh giá trẻ theo trình tự sau:
- Trao đổi hướng dẫn cho giáo viên đứng lớp cách tiến hành
- Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để quan sát kết quả của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động trải nghiệmkhám phá môi trường xung quanh
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và cho ra kết quả cuối cùng.
1.2.2.4. Kết quả đánh giá
Song song với việc dự giờ khảo sát các biện pháp, phương pháp giáo viên đã từng sử dụng khi thực hiện hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi tiến hành quan sát và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ ngay trong hoạt động trải nghiệm đó.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 1.7. Hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (tính %)
Lĩnh vực Mức độ Cao Trung Bình Thấp Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nhận thức 8 20 27 67.5 5 12.5 Kỹ năng 5 12,5 28 70 7 17.5 Thái độ 6 15 28 70 6 15
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
Về nhận thức:
Nhìn chung hiệu quả về mặt nhận thức của trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh còn thấp điểm số đạt được ở mức độ cao chỉ có 8/40 trẻ chiếm 20 %. Đây là những trẻ có khả năng nhận biết được nhiều các dấu hiệu cơ bản của các sự vật hiện tượng, nhận biết chính xác và biết phân nhóm phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu chung và riêng. Số trẻ đạt điểm trung bình là 27/40 trẻ chiếm 67,5 %. Những trẻ này nhìn chung đã nhận biết được các dấu hiệu của đối tượng nhung đôi lúc còn thiếu chính xác, chưa nhận biết thực sự đầy đủ các nhóm đối tượng; Còn lại có 5/40 trẻ đạt ở mức độ thấp chiếm 12.5 %. Đây là những trẻ mới chỉ biết
được một số đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng, chưa nhận biết một cách chính xác về đối tượng, chưa nêu được những nét khái quát của biểu tượng.
Về kỹ năng
Qua phân tích mức độ về việc hình thành các kỹ năng của trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh chúng tôi có tổng hợp về 3 mức độ như sau: Về mức độ cao chỉ có 5/40 trẻ chiếm 12,5 %. Những trẻ này đã biết sử dụng các kỹ năng cơ bản để khám phá đối tượng, trong quá trình sử dụng các kỹ năng trẻ có sự linh hoạt và sử dụng hợp lý có hiệu quả. Về mức độ trung bình có tới 28/40 trẻ chiếm tỷ lệ là 70 %. Những trẻ này đã biết sử dụng các kỹ năng cơ bản nhưng đôi khi thiếu chính xác và chưa linh hoạt khi sử dụng. Còn lại 7/40 trẻ chiếm 17,5 % đạt được mức độ thấp, đây là những trẻ không biết sử dụng các kỹ năng cơ bản để nhận biết và khám phá đối tượng.
Về thái độ
Về lĩnh vực này, qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau: Về mức độ cao có 6/40 trẻ chiếm 15 %. Những trẻ này rất tập trung chú ý đến đối tượng, tỏ ra rất thích thú và quan tâm nhiều đến đối tượng, đặc biệt trẻ rất thích thú đặt ra các câu hỏi và yêu cầu giáo viên trả lời và thường đưa ra thắc mắc khi mà trẻ chưa hiểy về đối tượng. Đây chính là biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở trẻ, Tuy nhiên, rất tiếc vì số trẻ này lại rất ít. Có đến 28/40 chiếm 70 % trẻ đạt điểm ở mức độ trung bình. Nhìn chung, những trẻ này có chú ý quan tâm đến đối tượng hoạt động, có hứng thú với đối tượng hoạt động nhưng lại mau chán nản. Còn lại có 6/40 chiếm 15 % trẻ chỉ đạt điểm số ở mức thấp do những trẻ này không thực sự tập trung chú ý vào đối tượng làm quen, thậm chí khi có vật thật xuất hiện, một số trẻ vẫn bị phân tán đi chỗ khác, một số trẻ có hứng thú thì cũng chỉ duy trì được một thời gian rất ngắn rồi lại nản ngay.
Qua khảo sát và phân tích hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh chúng tôi nhận thấy, với việc thực hiện và vận dụng thiết kế như hiện nay tại trường mầm non Chí Đám thì hiệu quả
của hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ 5 - 6 tuổi còn thấp. Nhìn chung trẻ chỉ mới nhận biết được các biểu tượng hết sức sơ giản về đối tượng hoạt động, sử dụng các kỹ năng cơ bản để khám phá đối tượng nhưng chưa thật chính xác. Trẻ tham gia các hoạt động chưa thực sự sôi nổi, còn thụ động chưa tính tích cực hoạt động mà chỉ thực hiện các yêu cầu khi cô giáo gợi ý, mức độ húng thú không duy trì được lâu mà chỉ một lúc là tỏ ra chán nản. Cô giáo nói nhiều và dẫn dắt toàn bộ hoạt động của trẻ khiến cho trẻ hầu như rơi vào thế bị động, chỉ được một số ít trẻ nhiệt tình tham gia các hoạt động và chủ động trong hoạt động, nhưng số trẻ này là rất ít. Từ thực trạng này chúng tôi thiết nghĩ việc xây dựng thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ với các căn cứ và cơ sở rõ ràng sẽ là cơ sở giúp giáo viên hiểu sâu hơn quy trình nhận thức của trẻ để vận dụng vào quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh được tốt hơn.
Tiểu kết chương 1
Qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:
- Đối với trẻ em môi trường xung quanh rất phong phú và đa dạng, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần phải có hoạt đông cụ thể. Thiết kế hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ về thực chất là quy trình nhận thức của con người. Vì vậy, cần phải hiểu một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài như: Khái niệm về hoạt động; Khái niệm hoạt động trải nghiệm…
- Trên thực tế tại các trường mầm non hiện nay, giáo viên chưa thực sự có nhiều hoạt động cũng như bản chất của hoạt động nhận thức của trẻ nói riêng và của con người nói chung. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá môi trường xung quanh còn dựa theo kinh nghiệm cá nhân và thói quen nghề nghiệp, chưa có sự nhất quán trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thiết nghĩ việc xây dựng thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh phải dựa vào các căn cứ cụ thể và các giai đoạn với các bước rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thuận lợi hơn trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh .
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Cơ sở xây dựng thiết kế