Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 89 - 94)

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiệu quả hoạt động này của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở 4 chủ đềvà thu được kết quả như sau:

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ mới chỉ đạt được ở mức trung bình. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Về mức độ nhận thức: Số trẻ xếp loại tốt rất ít (Lớp thực nghiệm 7/40 trẻ chiếm 17.5 %; Lớp đối chứng 6/40 trẻ chiếm 15 %), còn lại chỉ đạt ở mức trung bình và thấp. Nhìn chung, ở cả 2 lớp trẻ mới chỉ nhận biết được các biểu tượng sơ giản của đối tượng, mức độ chính xác của các biểu tượng là chưa cao, khả năng khái quát các sự vật hiện tượng còn yếu.

Về kỹ năng nhận thức: Ở lĩnh vực này kết quả thu được cũng rất thấp, thậm chí còn thấp hơn mức độ nhận thức. Số trẻ đạt được ở mức độ cao chỉ là 4 trẻ với tỷ lệ là 10 % (ở cả 2 lớp). Trong khi đó ở mức độ thấp, lớp thực

Lớp Lĩnh vực Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL % SL % SL % Thực nghiệm n= 40 Nhận thức 7 17.5 27 67.5 6 15 Kỹ năng 4 10 28 70 8 20 Thái độ 3 7.5 28 70 9 22.5 Đối chứng n= 40 Nhận thức 6 15 28 70 6 15 Kỹ năng 4 10 26 65 10 25 Thái độ 3 7.5 29 72.5 8 20

nghiệm chiếm tới 8/40 trẻ còn lớp đối chứng chiếm tới 10/40 trẻ. Kết quả này đã phản ánh một thực tế hiện nay ở các trường mầm non giáo viên thường ít khi chú ý tới việc rèn luyện các kỹ năng nhận thức cho trẻ. Qua quan sát ở cả 2 lớp chúngtôi nhận thấy số lượng các kỹ năng mà trẻ sử dụng còn nghèo nàn, các thao tác của trẻ còn lúng túng, giáo viên không để ý đến việc trẻ sử dụng các kỹ năng đó như thế nào mà thường đặt câu hỏi cho trẻ trả lời ngay.

Về thái độ nhận thức: Nhìn chung ở cả hai lớp, trẻ chưa thực sự tập trung chú ý vào hoạt động, một số trẻ còn tỏ ra thờ ơ ngại tham gia hoạt động cùng các bạn, số trẻ đạt ở mức độ cao chỉ là 3/40 trẻ chiếm tỷ lệ 7.5 % (ở cả 2 lớp), còn lại chỉ đạt được ở mức trung bình trong đó lớp thực nghiệm có 9/40 trẻ chiếm 22 %, lớp đối chứng có 8/40 trẻ chiếm 20 %.

Về nhận thức

Nhìn chung mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, điểm trung bình về nhận thức của trẻ ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 67,5%, nhóm đối chứng là 70%, ngoài ra còn thấy rằng có sự tương đương nhau giữa hai nhóm ở mức độ thấp

là đều bằng 15% và mức độ cao có sự chênh lệch một chút đó là ở nhóm thực nghiệm là 17.5% và nhóm đối chứng là 15%.

Trong 3 tiêu chí của lĩnh vực nhận thức tiêu chí 1 trẻ thực hiện tốt hơn 2 tiêu chí còn lại vì tiêu chí 1 yêu cầu trẻ thể hiện sự phong phú của biểu tượng có mức độ sơ giản. Đây là tiêu chí mà trẻ dễ dàng thực hiện vì trong môi trường hoạt động phong phú và đa dạng các đối tượng như hiện nay, trẻ em có rất nhiều cơ hội để tự tìm hiểu và khám phá đối tượng.

Qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy, tuy có sự chênh lệch về mức độ nhận thức của trẻ ở cả 2 lớp nhưng tỷ lệ đó là không đáng kể. Khi tổ chức hoạt động giáo viên chưa phát huy hết các năng lực hoạt động nhận thức ở trẻ, chưa cho trẻ được trực tiếp khảo sát đối tượng bằng chính các giác quan của mình, chưa có các biện pháp sinh động, gây bất ngờ để lôi cuốn trẻ vào hoạt động nhận thức. Do vậy, nhìn chung số trẻ được quan sát chỉ mới nhận biết được những biểu tượng sơ đẳng của đối tượng, một số trẻ nhận xét về các biểu tượng chưa thật chính xác. Khi được hỏi một số dấu hiệu chung của nhóm đối tượng trẻ trả lời chưa chính xác, có trẻ không trả lời được. Trong số này có cháu Tiến Mạnh, Chí Bách, Phú Hưng, Thảo Trang…những trẻ này hầu hết là không đạt được mục đích yêu cầu về lĩnh vực nhận thức.

Như vậy, qua khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy, mức độ nhận thức trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ là chưa cao, nếu không nói là thấp và điều đó được thể hiện khá rõ khi phân tích kết quả khảo sát trên ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng và đã kiểm chứng cho việc khảo sát của chúng tôi là khách quan và chính xác.

Về kỹ năng

Nhìn chung, kỹ năng nhận thức trong hoạt động học tập của trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, kết quả điểm trung bình về kỹ năng nhận thức của trẻ ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng chỉ đạt ở mức điểm trung bình.

Biểu đồ 3.2. Mức độ kỹ năng của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 70%, nhóm đối chứng là 65%, ngoài ra còn thấy rằng có sự tương đương nhau giữa hai nhóm ở mức độ cao là đều bằng 10% và mức độ thấp có sự chênh lệch một chút đó là ở nhóm thực nghiệm là 20% và nhóm đối chứng là 25%.

Trong 3 tiêu chí của kỹ năng nhận thức tiêu chí 1 trẻ thực hiện tốt hơn 2 tiêu chí còn lại vì tiêu chí 1 đánh giá về số lượng các kỹ năng nhận thức mà trẻ sử dụng. Tiêu chí này trẻ dễ dàng thực hiện vì để nhận thức được đối tượng, trẻ phải sử dụng các kỹ năng nhận thức như quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hóa…

Qua phân tích kết quả khảo sát về kỹ năng nhận thức của trẻ ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy, tuy có sự chênh lệch về kỹ năng nhận thức nhưng tỷ lệ đó là không đáng kể. Nhìn chung, giáo viên chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, không có nhận xét về các thao tác của trẻ trong hoạt động mà thường chỉ chú ý xem trẻ có trả lời được các câu hỏi của cô hay không. Do vậy, số trẻ được quan sát có tham gia đầy đủ các hoạt động, và biết sử dụng các kỹ năng trong các hoạt động để nhận biết đối tượng, nhưng hiệu quả của việc sử dụng các kỹ năng của trẻ là chưa cao và chưa có

sự linh hoạt mà thường thụ động chờ sự gợi ý của giáo viên, một số trẻ tỏ ra còn rất lúng túng khi cô yêu cầu so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 đối tượng. Trong số này có cháu Tiến Mạnh, Chí Bách, Linh Hương, Vân Anh… Những trẻ này chưa đạt yêu cầu, trong hoạt động còn nhiều lúng túng, chỉ biết sử dụng một vài kỹ năng đơn giản như quan sát, phân tích, còn kỹ năng khái quá hầu như những trẻ này không thực hiện được.

Như vậy, qua khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy, việc sử dụng các kỹ năng trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ là chưa cao, điều đó được thể hiện khá rõ khi chúng tôi phân tích kết quả khảo sát trên ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng và đã kiểm chứng cho việc khảo sát của chúng tôi là khách quan và chính xác.

Về thái độ

Nhìn chung hiệu quả về thái độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đươngnhau, điểm trung bình chung của 2 lớp đạt được chỉ ở mức trung bình.

Biểu đồ 3.3. Mức độ thái độ của trẻ 5-6 tuổi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng số trẻ chiếm mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể nhóm thực nghiệm là 70%, nhóm đối chứng là 72,5%, ngoài ra còn thấy rằng có sự tương đương nhau giữa hai nhóm ở mức độ cao là đều bằng 7.5% và mức độ thấp có sự chênh lệch một chút đó là ở nhóm thực nghiệm là 22.5% và nhóm đối chứng là 20%.

Cũng như kết quả khảo sát 2 lĩnh vực trên, trong 3 tiêu chí về thái độ nhận thức tiêu chí 1vẫn là tiêu chí mà trẻ đạt điểm cao nhất, vìtiêu chí này đánh giá sự chú ý, quan tâm của trẻ tới hoạt động. Tiêu chí này trẻ rất dễ đạt điểm vì để tìm hiểu và khám phá đối tượng, nhận biết các dấu hiệu cơ bản của đối tượng thì trẻ phải chú ý và quan tâm đến đối tượng.

Trong quá trình quan sát chúng tôi thấy rằng, giáo viên chưa có biện pháp thích hợp để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, chưa duy trì được khả năng hứng thú và sự chú ý cuả trẻ vào các đối tượng nhận thức nên nhìn chung tuy số trẻ được quan sát có thái độ đúng đắn trong quan hệ với đối tượng và mọi người khi tiếp xúc, hứng thú tham gia vào các hoạt động, tuy nhiên mức độ hứng thú và khả năng duy trì hứng thú của trẻ chưa cao, nhiều trẻ tỏ ra rất tích cực tham gia vào các hoạt động nhưng chỉ được lúc đầu, về sau lại hờ hững không chú ý đến hoạt động nữa và chỉ tham gia khi cô giáo gọi đến đúng tên mình như cháu Gia Bảo, Phú Hưng, Quang Anh, An Khang…

Như vậy, qua khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy, thái độ nhận thức của trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh là chưa cao, điều đó được thể hiện khá rõ khi chúng tôi phân tích kết quả khảo sát trên ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Đây là điều kiện để chúng tôi tiến hành thực nghiệm và mong muốn có được kết quả chính xác.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)