Đánh giá về hiệu quả sử dụng thiết kế hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 102 - 179)

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng thiết kế hoạt động trải nghiệm

Để thiết kế được hoàn thiện hơn và áp dụng một cách có hiệu quả hơn, sau khi thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành khảo sát và trao đổi với giáo viên mầm non tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng để tìm hiểu thực tế về thiết kế và đánh giá của họ về thiết kế mà chúng tôi đề xuất và thu được kết quả sau:

* Về việc xác định mục đích: Nhìn chung, giáo viên đã xác định đúng mục đích của hoạt động.

* Về việc xác định nội dung: Đây có thể coi là việc làm cần thiết có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cũng như việc lựa chọn các phương pháp biện pháp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Qua trao đổi với giáo viên, chúng tôi nhận thấy, ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã biết dựa vào đặc điểm của nguồn tri thức về môi trường xung quanh và đặc điểm lứa tuổi trẻ để lựa chọn và xác định các nội dung cần cung cấp cho trẻ. Chứng tỏ, thiết kế đã có ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên ở lớp thực nghiệm. Còn ở

lớp đối chứng, giáo viên chỉ căn cứ vào chủ đề để xác định nội dung cho trẻ làm quen, chính vì vậy, nội dung chưa hợp lý, không có tính phát triển, chủ yếu vẫn là những kiến thức sơ đẳng nên không kích thích sự tò mò và tính ham hiểu biết nơi trẻ.

* Về việc phối hợp hợp lý các phương pháp giáo dục: Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp trẻ trẻ 5 - 6 tuổi môi trường xung quanh, giáo viên phải phối hợp sử dụng các phương pháp giáo dục trẻ một cách hợp lý để dẫn dắt trẻ khám phá và tìm hiểu đối tượng. Nhưng qua khảo sát sau thực nghiệm, qua trao đổi trò chuyện với trẻ về thiết kế, chúng tôi được biết, ở lớp thực nghiệm giáo viên đã lựa chọn đúng phương pháp cơ bản và các phương pháp kết hợp để dẫn dắt trẻ khám phá đối tượng, việc sử dụng các phương pháp tỏ ra rất linh hoạt và hợp lý. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp như ở lớp thực nghiệm nhưng chưa linh hoạt lựa chọn phương pháp trong các hoạt động nên hiệu quả hoạt động của trẻ vễn chưa cao.

* Về việc chuẩn bị môi trường hoạt động: Ở cả 2 lớp, giáo viên rất chú ý đến việc chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm ngoài việc lựa chọn đối tượng cho trẻ làm quen, giáo viên rất coi trọng việc sắp xếp, bố trí lớp học. Theo họ, môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cả cô và trẻ hoạt động một cách hiệu quả hơn. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, giáo viên chỉ chú ý lựa chọn các đối tượng và tài liệu trực quan đầy đủ nhưng lại chưa quan tâm đến việc bố trí và sắp xếp lớp học nên trong hoạt động, có đôi lúc giáo viên còn gặp khó khăn, trẻ tham gia hoạt động nhưng chưa thực sự tích cực.

* Về sự phối hợp hợp lý giữa hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác: Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được trong hoạt động trải nghiệm sẽ trở nên có ý nghĩa hơn khi trẻ được vận dụng nó vào các hoạt động khác trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời chính các hoạt động khác đã góp phần củng cố mở rộng và chính xác hóa những kiến thức mà trẻ có được trong hoạt động học tập. Tuy nhiên, qua khảo sát giáo viên ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng,

chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm giáo viên đã biết phối hợp rất hợp lý các hoạt động với nhau, trong các thiết kế đều có sự xuất hiện các yếu tố của các hoạt động khác và đã thể hiện được vai trò kết hợp của các yếu tố đó. Ở lớp đối chứng giáo viên cũng đã kết hợp được các hoạt động khác vào trong hoạt động trải nghiệm nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của chúng.

* Về mức độ chủ động của giáo viên: Mức độ chủ động của giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế. Qua kết quả khảo sát và trao đổi với giáo viên ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, kết quả có sự chênh lệch rất rõ rệt. Điều này cho thấy, thiết kế mà chúng tôi đề xuất và đã tiến hành thực nghiệm có các giai đoạn, các bước rất rõ ràng, cụ thể, với từng giai đoạn chuẩn bị rất kỹ càng, tạo điều kiện để giáo viên dễ dàng thực hiện. Chính các bước, các giai đoạn đó đã giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Trong khi đó, ở lớp đối chứng giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa thực sự chủ động, do chưa có sự định hình cụ thể về toàn bộ các bước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.

* Về hiệu quả trên trẻ: Việc đành giá hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ đã được phân tích rất rõ ở mục trước. Căn cứ vào hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Chứng tỏ, thiết kế mà chúng tôi đã đề xuất không chỉ giúp giáo viên chủ động trong hoạt động mà hiệu quả hoạt động của trẻ còn được nâng cao một cách rõ rệt.

Kết quả này một lần nữa khẳng định thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non mà chúng tôi đã đề xuất đã phù hợp với nhận thức của trẻ và khả năng của giáo viên. Chứng tỏ, thiết kế đã có tính khả thi và khẳng định giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đưa ra là đúng.

Tiểu kết chương 3

Qua kết quả thực nghiệm thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Trước thực nghiệm hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, kết quả điểm chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và thấp trong đó mức độ thấp chiếm tỷ lệ khá cao, còn mức độ cao là rất ít.

- Sau thực nghiệm hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với kết quả trước thực nghiệm và kết quả lớp đối chứng. Hơn nữa, biểu hiện và hiệu quả hoạt động của trẻ ở lớp thực nghiệm cũng đồng đều hơn.

- Kết quả đánh giá thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non đã thể hiện tính khoa học, hợp lý của thiết kế mà chúng tôi đã đề xuất.

- Kết quả thực nghiệm và kết quả khảo sát giáo viên sau thực nghiệm biểu hiện tính khả thi của thiết kế chúng tôi đưa ra và hiệu quả của nó đối với hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cho trẻ khám phá môi trường xung quanh nói riêng và hoạt động nhận thức của trẻ nói riêng. Việc thực hiện thiết kế các hoạt động trải nghiệm giúp giáo viên có được những hoạt động trải nghiệm sang tạo hơn, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hơn để hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ đạt đợc hiệu quả cao hơn.

1.2. Qua khảo sát thực trạng cho thấy: Hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ 5 - 6 tuổi khi khám phá môi trường xung quanh còn rất thấp. Nguyên nhân là do giáo viên chưa thực sự hiểu rõ bản chất của quy trình nhận thức của trẻ cũng như thiết kế các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh. Việc tổ chức hoạt động này của trẻ hoàn toàn do kinh nghiệm và thói quen của bản thân mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Phần lớn, giáo viên áp dụng một trình tự cho trẻ làm quen với tất cả các nội dung của môi trường xung quanh trong khi nguồn tri thức của môi trường xung quanh lại rất đa dạng và phong phú vừa rất cụ thể, nhưng có nội dung lại mang tình khái quát cao. Chính vì vậy, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ 5 - 6 tuổi chưa cao nếu không nói là còn thấp.

1.3. Căn cứ vào những nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã xây dựng thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bao gồm 3 giai đoạn: 1.Giai đoạn chuẩn bị

gồm các bước: Xác định đề tài; xác định mục yêu cầu; Giúp trẻ tích luỹ tri thức liên quan đến đề tài; Lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan; bố trí môi trường học. 2.Giai đoạn tác động gồm: Phần mở đầu: Định hướng hoạt động

nhận thức cho trẻ; Phần trọng tâm: tổ chức cho trẻ khám phá đối tượng thông qua các hoạt động hấp dẫn trẻ như: Hoạt động bổ sung kiến thức cho trẻ; hoạt động mở rộng kiến thức và hoạt động củng cố kiến thức cho trẻ. Phần kết thúc giải toả căng thẳng về thể chất và tâm lý cho trẻ. 3.Giai đoạn đánh giá: Gồm 3 bước: Đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện hoạt động; Đánh giá hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ; Đánh giá việc sử dụng hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non. Sau khi xây dựng thiết kế, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của thiết kế và khẳng định giả thuyết mà đề tài đưa ra là đúng.

1.4. Để thiết kế được áp dụng vào các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về quy trình nhận thức của trẻ cũng như quy luật nhận thức thế giới của con người, đồng thời quá trình vận dụng phải dựa trên các căn cứ khoa học để một mặt đảm bảo được tình khoa học mặt khác lại đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn góp phần phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ nói riêng và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.

2. Kiến nghị

Để việc vận dụng thiết kế vào tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:

* Về phía các trường mầm non: Cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bối dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo yêu cầu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung đầy đủ tài liệu tham khảo cho giáo viên, đặc biệt cần tổ chức các chuyên đề, các buổi hội thảo về những kiến thức cơ bản về môi trường xung quanh để họ kịp thời có thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho các chủ đề chủ điểm và đáp ứng được cách tiếp cận của nền giáo dục hiện đại.

Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả hơn để thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung các biện pháp, hướng

đi mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả hoạt động học tập làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ nói riêng.

Cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện cả về vật chất và tình thần để trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá và tự trải nghiệm những hiểu biết của mình và tự phát huy tính tích cực của bản thân.

* Về phía giáo viên mầm non: Cần có những thiết kế hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú để hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào bài. Phải luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ và rèn luyện cho trẻ năng lực hoạt động trí tuệ và các phảm chất cần thiết khác để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh cần phải tuân theo quy trình nhận thức của trẻ và coi đó là nguyên tắc cơ bản khi tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung nói chung và hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung nói riêng để đạt được hiệu quả giáo dục.

Cần có sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của trẻ có cả bề rộng lẫn chiều sâu và tạo điều kiện cho trẻ được vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống thực tiễn.

Hiện nay, theo hướng đổi mới trong ngành học mầm non cho phép giáo viên có thể tự linh hoạt trong việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên, đối với việc cho trẻ khám phá môi trường xung vẫn cần phải có những thiết kế hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú hơn. Bởi vì, hoạt động khám phá môi trường xung của trẻ về thực chất là hoạt động nhận thức của trẻ mà đã là hoạt động nhận thức thì cần phải tuân theo quy trình bắt đầu từ khám phá đối tượng và kết thúc bằng việc ứng dụng vào các tình huống. Chính vì vậy, yêu cầu các giáo viên mầm non khi tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ cần phải tuân theo quy trình trên và coi đó là nguyên tắc phải thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực – tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD – ĐT - Vụ GV.

3. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Vũ Phương Liên (2012), Bé khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXBGD Việt Nam.

4. Lê Thu Hương (2011), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5 – 6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Lê Thị Ninh (2005), Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

6. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2006), Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh, NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng việt, NXB Từ điển Bách khoa.

8. Hoàng Thị Phương (2007), Đổi mới phương pháp dạy học phần “Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”, khoa GDMN, Đại học sư phạm Hà Nội, Sản phẩm đề tài khoa học cấp bộ, mã số B2005 – 161, Hà Nội.

9. Hoàng Thị Phương (2008), Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

10. Hoàng Thị Phương "Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích cực" Tạp chí giáo dục số 87 tháng 5/2004.

11.Trần Thị Thanh (1999) "Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh" NXB Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2004), Khám phá và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Lết (2009), Giáo án mầm non khám phá môi trường xung quanh, NXB Hà Nội.

14. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

15. Đào Như Trang (1999), Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non, NXB giáo dục, Hà Nội.

16.Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2011), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

18.Tomislav Sencanski (2007), Những thí nghiệm đơn giản bạn có thể làm ở nhà,

NXB Kim Đồng.

19.Lê Thị Ánh Tuyết, Đặng Thu Quỳnh (2006), Bé chuẩn bị vào lớp 1, NXB

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 102 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)