1.3.4.1. Nhận thức của giáo viên tiểu học về sự cần thiết phải rèn luyện cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học kỹ năng phát hiện và xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học
Thông qua kết quả điều tra giáo viên một số trường tiểu học tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy: 100% giáo viên được điều tra cho rằng việc rèn luyện kỹ năng phát hiện và xử lý các tình huống sư phạm là rất cần thiết, nó giúp sinh viên chủ động hơn trong các giờ học, nâng cao tay nghề cho họ, đồng thời giúp họ cơ hội vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tiễn. 95% cho rằng việc giải quyết các tình huống sư phạm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nội dung, chương trình toán tiểu học. 72% giáo viên cho rằng qua trình giải quyết các tình huống sư phạm trong dạy học toán rèn luyện cho sinh viên vận
dụng Tâm lý học, Giáo dục học, phương pháp dạy học ...vào thực tiễn nghề nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên vẫn còn 11% giáo viên tiểu học cho rằng việc gải quyết các tình huống sư phạm chưa hẳn giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nội dung, chương trình toán tiểu học, 18% giáo viên cho rằng phát hiện và xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán chưa hẳn đã giúp sinh viên vận dụng các khoa học khác như Tâm lý học, Giáo dục vào dạy học Toán tiểu học.
1.3.4.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học về tình huống sư phạm và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học
Khi được điều tra, cho thấy 100% sinh viên nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng phát hiện và xử lý các huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học. 100% sinh viên cho rằng việc tổ chức cho sinh viên thiết kế các tình huống sư phạm trong dạy học toán là rất cần thiết. 80% sinh viên nêu lên đầy đủ và đúng các bước giải quyết một tình huống sư phạm. Tuy nhiên còn 20% sinh viên còn lúng túng và nhầm lẫn về thứ tự các bước giải quyết một tình huống sư phạm, sinh viên cho rằng bước 2 (phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của tình huống sư phạm) sẽ là khâu đầu tiên khi giải quyết tình huống sư phạm.
1.3.4.3. Những khó khăn của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học về tình huống sư phạm và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học
Qua khảo sát, điều tra chúng tôi thấy một số khó khăn trong rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, dạy học toán ở các lớp đầu cấp tiểu học nói riêng:
Môi trường rèn luyện kỹ năng này tốt nhất là được rèn luyện trong các trường tiểu học sau khi được trang bị các kiến thức về tình huống sư phạm ở cơ sở đào tạo. Song thời gian thực tập tại các trường tiểu học chưa nhiều, giáo viên các trưởng tiểu học khi hướng dẫn thực tập chủ yếu hướng dẫn thiết kế giáo án, hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động giáo dục, chưa chú trọng nhiều đến cách
xử lý các tình huống sư phạm. Mặt khác các tình huống dạy học toán ở tiểu học đa dạng, bất ngờ. Thời gian rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của sinh viên còn ít, tính tự giác tích cực của đa số người học chưa cao. Hơn nữa các phương tiện dạy học phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng NVSP còn thiếu thốn.
1.3.4.4 Một số sai lầm của học sinh tiểu học trong giải bài tập tập toán học
Có thể nói việc giải các bài tập toán là một trong những vấn đề quan trọng đối với bất kì học sinh tiểu học nào nói chung, học sinh lớp 1,2,3 nói riêng. Dạy học giải toán là “ Hòn đá thử vàng”, trong giải các bài tập học sinh phải tư duy tích cực, linh hoạt, phải huy động các kiến thức thích hợp, đòi hỏi phải linh hoạt qua đó giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận, khả năng sáng tạo… Tuy nhiên việc giải các bài tập ở học sinh tiểu học do đặc điểm tư duy còn cụ thể họ không tránh khỏi những sai lầm ngoài mong muốn.
Việc phát hiện được các sai lầm của học sinh là một trong những vấn đề mà người GV tiểu học cần quan tâm để có thể dự đoán được những tình huống sư phạm trong quá trình dạy học toán, từ đó nâng cao khả năng giải quyết các tình huống sư phạm, tạo nên sự thành công trong mỗi tiết học toán ở tiểu học.
Qua việc quan sát việc giải các bài tập của học sinh tiểu học ở trường tiểu học Phong Châu thuộc thị xã Phú Thọ chúng tôi có thể nói các sai lầm học sinh ở bậc tiểu học mắc phải hết sức đa dạng. Chẳng hạn chúng ta có thể nêu ra một vài sai lầm:
Không nắm vững kiến thức lựa chọn phép tính sai trong việc giải các bài toán có lời văn, sai lầm trong thực hiện phép chia có dư, chia số thập phân, không nắm được bản chất kiến thức lựa chọn phương án giải quyết không đúng, như học sinh đã căn cứ vào từ chìa khóa: Nhiều hơn, ít hơn để lựa chọn phép tính giải, tuy nhiên HS đã dựa vào kinh nghiệm GV truyền đạt một cách máy móc cứ nhiều hơn thì cộng, ít hơn thì trừ mà dẫn đến sai lầm lựa chọn phép tính sai.v.v...
dẫn đến kết quả tính toán không đúng các cạnh của một số hình, lựa chọn đơn vị đo không hợp lý, hoặc sai lầm do phép tương tự một hình chữ nhật chia thành hai hình chữ nhật không có điểm trong chung) thì diện tích hình lớn bằng tổng các diện tích hình nhỏ. Từ đó chu vi hình lớn bằng tổng chu vi hai hình chữ nhật nhỏ...Sai lầm trong đọc sai hoặc diễn tả sai các số liệu trong thống kê...Chẳng hạn qua quan sát học sinh trường tiểu học Phong Châu thuộc thị xã Phú Thọ giải toán:
Với lớp 2 khi giải bài tập: Nhà An nuôi dược 16 con gà. Như vậy nhà An nuôi được nhiều hơn nhà Hùng 4 con gà. Hỏi nhà Hùng nuôi được bao nhiêu con gà? Sau khi giải bài toán chúng tôi nhận thấy hơn 10% học sinh lựa chọn phép tính cộng để tìm ra kết quả số gà nhà Hùng nuôi là: 16 + 4 = 20 con. Đây là sai lầm đáng tiếc, mà khi dạy GV cần quan tâm giúp người học vượt qua.
Với lớp 3 giải bài toán sau:
Trên hình vẽ có bao nhiêu hình tam giác?
Do khả năng năng phân tích tổng hợp còn yếu nên có hơn 5% HS trả lời chỉ có 4 hình tam giác trên hình vẽ.
Trên đây chúng tôi chỉ dề cập một số sai lầm của học sinh lớp 1,2 va lớp 3 trong giải toán với mục đích làm cơ sở để sinh viên khi trường trở thành giáo viên với hy vọng trong thiết kế kế hoạch bài dạy có thể dự đoán được một số tình huống sư phạm trong dạy học toán có thể xảy ra.