Các bước phát hiện và xử lý tình huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 41 - 43)

tiểu học

Chúng ta đều biết dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng là hoạt động rất đa dạng, vì vậy không ai có thể thống kê hết các tình huống có thể diễn ra trong quá trình dạy học. Điều này cũng lí giải vì sao có quan niệm cho rằng dạy học là hoạt động có tính sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy ngay từ đầu chúng ta cần thống nhất quan điểm là: Việc tập dượt xử lí một số dạng tình huống đã thiết kế chỉ có ý nghĩa bước đầu, nó sẽ là tiền đề để sinh viên tiếp tục hoàn thiện và thực hành giải quyết tình huống trong thực tiễn giảng dạy về sau. Phương châm là mỗi sinh viên (giáo viên) cố gắng phát hiện đúng vấn đề trong tình huống cần giải quyết, đề xuất phương án xử lí tối ưu theo khả năng và lí giải được cách xử lí, đồng thời phải hiểu rằng có nhiều cách xử lí khác nhau để đạt cùng một mục đích, chúng ta không nên tuyệt đối hóa một cách xử lí cụ thể nào. Để giải quyết các tình huống sư phạm trong dạy học toán, do giải quyết các tình huống sư phạm là một trong các kỹ năng nghề nghiệp nên ta có thể tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1. Nhận diện tình huống sư phạm

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình giải quyết THSP, ở khâu này yêu cầu mỗi cá nhân phải nhận ra được THSP, phân biệt được THSP trong dạy học toán với các tình huống giao tiếp thông thường khác. Trong thực tế nhiều khi THSP bị GV bỏ qua là do họ đã không nhận diện được THSP thuộc dạng nào, nó xảy ra trong điều kiện hoàn cảnh và thời gian nào.

Bước 2. Phát hiện mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống

Sau khi nhận ra được THSP, mỗi cá nhân phải xác định được chính xác các mâu thuẫn chứa đựng trong THSP. Bước này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với toàn bộ quá trình giải quyết THSP. Nếu mỗi cá nhân xác định không chính xác mâu thuẫn cơ bản của THSP có thể dẫn tới những sai lệch trong các khâu tiếp theo.

Mâu thuẫn trong tình huống trên là nhận thức của HS với việc nắm kiến thức về phép chia hết và chia có dư, mẫu thuẫn giữa nội dung và hình thức.

Bước 3. Huy động các tri thức toán học, kinh nghiệm sư phạm và hình thành các phương án giải quyết.

Từ những thông tin có được về THSP và mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết của THSP mỗi cá nhân phải có khả năng huy động các tri thức kinh nghiệm sư phạm và từ đó đưa ra các phương án giải quyết. Bước này có ý nghĩa như việc mỗi cá nhân đang phác thảo một kịch bản về THSP và các phương án giải quyết THSP, trên cơ sở đó để chọn ra được phương án giải quyết tối ưu nhất.

Bước 4. Lựa chọn và thực hiện các phương án giải quyết tối ưu

Từ những hình dung về THSP và cách thức giải quyết đã có được từ những khâu trước, điều quan trọng không chỉ là mỗi cá nhân phải lựa chọn ra được phương án phù hợp nhất mà mỗi cá nhân phải có khả năng thể hiện điều đó ra bằng ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhất để có thể giải quyết được các mâu thuẫn trong THSP, đạt được mục đích giáo dục. Trong ví dụ trên

Bước 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giải quyết tình huống sư phạm

Trong các phương án giải quyết nói trên về phương diện phương pháp dạy học tích cực hóa người học, thì phương án 3 quả là hợp lý và tối ưu hơn.

Ví dụ 2.4. Trong kế hoạch bài học Mười một, mười hai, Toán 1, ( Bài học đầu tiên về số có hai chữ số), một giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để củng cố bài như sau:

- Số 11 là số có mấy chữ số? ( 2 chữ số)

- Đó là những số nào và được viết như thế nào? ( 2 số 1 viết liên tiếp nhau)

- Hai số 1 này có gì khác nhau? ( Số 1 đứng trước có giá trị 1 chúc, số 1 đứng sau có giá trị 1 đơn vị)

- Khi viết số 12 em viết như thế nào? ( Số 1 viết trước rồi đến số thứ 2)

- Trong số 12, số 1 và số 2 số nào có giá trị lớn hơn? Vì sao? ( Số 1 lớn hơn vì số 1 có giá trị là 1 chục, số 2 có giá trị là 2 đơn vị).

Anh chị có đồng ý với cách xử lí của giáo viên trên hay không? Nếu anh chị gặp phải tình huống trên trong dạy học toán thì sẽ giải quyết như thế nào?

- Nhận diện tình huống: Đây là tình huống liên quan đến kiến thức toán cơ bản của giáo viên hiện có của giáo viên.

- Mâu thuẫn: Giáo viên giải thích chưa tốt còn mập mờ không chính xác về số và chữ số trong khi diễn đạt. Đây là tiền đề cho các sai lầm về sau của HS. Cần được chấm dứt.

- Huy động các tri thức và hình thành các phương án giải quyết: Cho học sinh ôn lại hàng chục và hàng đơn vị.

- Cách xử lý: Để phù hợp với trình độ của HS chỉ nên hỏi: số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị (điều này vừa phải về mức độ yêu cầu mà chưa cần nhấn mạnh vào giá trị của chữ)

- Kiểm tra, đánh giá kết quả giải quyết tình huống sư phạm:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 41 - 43)