Biện pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 33 - 34)

Các nhà lí luận dạy học thường phân chia phạm trù phương pháp thành các cấp độ từ chung đến cụ thể:

- PPDH ở cấp độ biểu tượng lí thuyết

- PPDH ở cấp độ môn học hay cấp độ cụ thể, bộ phận

- PPDH ở cấp độ biện pháp, thủ thuật, hành vi, hành động, thao tác

Theo Phan Trọng Ngọ, mỗi PPDH là một cơ cấu nhiều tầng bao gồm các yếu tố có quan hệ nhân quả với nhau:

+ Thành phần thứ nhất: Nội dung lý luận của PPDH. Đây chính là sự mô tả toàn bộ nội dung của PPDH , được xem như cơ sở lý luận của phương pháp; + Thành phần thứ hai: Hệ thống biện pháp kỹ thuật DH của phương pháp. Đây là hệ thống các cách thức tác động thực tiễn của người dạy và người học lên đối tượng dạy và học;

+ Thành phần thứ hai: Hệ thống biện pháp kỹ thuật DH của phương pháp. Đây là hệ thống các cách thức tác động thực tiễn của người dạy và người học lên đối tượng dạy và học;

+ Thành phần thứ ba: Các thủ pháp nghệ thuật dạy học. Nếu như hệ thống biện pháp kỹ thuật của PPDH là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động DH có kết quả thì thủ pháp nghệ thuật DH giúp cho người GV không những tổ chức tốt các biện pháp DH mà còn nâng các biện pháp đó lên mức nghệ thuật DH. Trong ba thành phần trên, ở thành phần thứ hai thì biện pháp được hiểu là hiện thực hoá sức mạnh của phương pháp, là cơ cấu kỹ thuật của phương pháp để thực hiện mục đích DH.Nếu không có biện pháp thì phương pháp trở nên trống rỗng, không có nội dung.Nếu biện pháp tốt, hiệu quả của ương pháp sẽ cao và ngược lại.

- Theo từ điển giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (Nguyễn Như Ý chủ biên), biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành.

- Biện pháp dạy học là cách thức sử dụng hay áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp các yếu tố khác nhau trong DH như phương pháp, phương tiện, công cụ, tài liệu, tình huống, môi trường, thời gian, công nghệ, hành chính, quản lý, quan hệ giáo dục, các nhân tố tâm lý xã hội của quá trình học tập và người học để tiến hành DH, giải quyết các nhiệm vụ DH.

Giữa phương pháp và biện pháp có một số tiêu chí phân biệt chủ yếu sau: Phương pháp có bản chất khoa học và khách quan cao hơn biện pháp, còn biện pháp có tính kinh nghiệm và chủ quan hơn phương pháp. Phương pháp là cái chung còn biện pháp là cái riêng. Phương pháp có tính khái quát cao, có tầm ứng dụng rộng, có thể phát triển ở hình thái lý luận. Trong biện pháp có sự phản ánh các phương pháp nào đó. Nhìn chung, biện pháp có tính tình huống, là cách thức mà chủ thể dùng để ứng phó, xoay sở, xử lý, giải quyết trong những nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể. Sự phân biệt phương pháp và biện pháp chỉ là tương đối vì xét đến cùng chúng có chung nguồn gốc. Hầu hết các phương pháp DH có nguồn góc từ những biện pháp DH cá nhân. Các phương pháp DH thường là kết quả của việc tổng kết, khái quát hóa những yếu tố chung nhất từ rất nhiều các biện pháp DH khác nhau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 33 - 34)