Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giải quyết THSP trong dạy học toán tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 38 - 41)

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giải quyết THSP trong dạy học toán tiểu học tiểu học

2.2.3.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của GV về THSP và kỹ năng giải quyết THSP trong dạy học nói chung dạy học toán ở tiểu học nói riêng

Có thể nói khâu đầu tiên ảnh hưởng tới khả năng làm việc của mỗi người chính là yếu tố nhận thức, nếu nhận thức rõ ràng, đầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện cho quá trình vận dụng và thực hành công việc chắc chắn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ đó, nếu nhận thức thiếu đầy đủ có thể dẫn tới những sai sót khi vận dụng và thực hành làm hiệu quả của quá trình thực hiện công việc giảm. Dưới góc độ nhìn nhận việc giải quyết THSP trong dạy học toán ở tiểu học như một quá trình tư duy có thể thấy những sai lầm trong nhận thức dưới đây có thể coi như là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực quá trình hình thành kỹ năng giải quyết

THSP và làm cho hiệu quả giải quyết các THSP trong quá trình dạy học nói chung dạy học toán ở tiểu học nói riêng.

- GV có nhận thức chưa đầy đủ về chúng, có thể không nhận ra THSP hoặc có thể nhầm lẫn THSP trong dạy học toán với các tình huống thông thường khác. Do vậy rất có thể trong thực tế khi những THSP nảy sinh đòi hỏi người GV phải có sự nỗ lự tư duy, vận dụng các kinh nghiệm và kiến thức về toán của mình để tìm ra cách giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.

- GV chưa lường hết được về điều kiện hoàn cảnh nảy sinh THSP

Có thể nói điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh THSP chính là nói về bối cảnh diễn ra THSP, hay cụ thể đó chính là việc GV xác định được đặc thù về mặt thời gian, không gian diễn ra THSP, THSP diễn ra vào đầu của tiết học hay cuối của tiết học, vào lúc giáo viên đang giảng bài hay học sinh đang trả bài, THSP diễn ra với những điều kiện cụ thể về trình độ nhận thức của học sinh, phong tục tập quán, văn hóa nơi học sinh sống, điều kiện, quy định của nhà trường, lớp học ảnh hưởng tới việc học tập chung…

Việc nhận thức được đầy đủ, chính xác, rõ ràng về điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh THSP sẽ giúp cho mỗi chủ thể xác đinh được hướng tác động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục. Việc xác định sai những nhân tố này có thể dẫn tới những cách giải quyết sai lầm hoặc mang tính phản giáo dục.

Chẳng hạn, sau khi trả bài kiểm tra toán định kì bỗng nhiên một học sinh đứng lên hỏi giáo viên tại sao bài làm của em và bạ A giống nhau hoàn toàn mà em được 8 điểm, bạn lại được 9 điểm? nếu giáo viên không xác định được hướng xử lý hợp lý công bằng chắc chắn sẽ gây cho HS cũng như phụ huynh những phản ứng tiêu cực đáng tiếc.

- Trên thực tế, các THSP trong dạy học toán diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, có nhiều tình huống với những biểu hiện giống nhau nhưng vấn đề cơ bản ẩn náu trong mỗi tình huống thì có thể khác nhau rất nhiều, chẳng hạn: cùng là một biểu hiện là lớp học ồn ào mất trật

tự, nhưng nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó không phải lúc nào cũng giống nhau. Do vậy GV có thể chưa nhận thấy những mâu thuẫn trong quá trình dạy học dẫn đến những sai lầm khi thực hiện các biện pháp tác động.

Như vậy, việc giải quyết THSP trong dạy học toán tiểu học không đơn giản là để thoát ra khỏi tình huống gây bị động và khó chịu cho người giáo viên, cũng không phải để thể hiện uy quyền của người giáo viên và càng không phải là lúc để giáo viên dùng uy quyền của mình để lập lại thế cân bằng cho bản thân, cho lớp học theo những hình thức mang tính cưỡng chế như trách phạt, quát mắng, trừng phạt học sinh về thể chất và tinh thần.

2.2.3.2. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện, phương tiện của nhà trường phục vụ cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP

Việc hình thành bất cứ một kỹ năng nghề nghiệp nào cũng có những yêu cầu riêng về các điều kiện, phương tiện cụ thể… các phương tiện hỗ trợ cho việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là những vật vô tri vô giác mà nó có khả năng rút ngắn quá trình hình thành các kỹ năng, hoặc giúp kỹ năng được hình thành thuần thục và ổn định hơn… Trên thực tế nhiều trường sư phạm chưa có những đầu tư cụ thể, thiết thực về các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP nói chung và hoạt động rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP trong dạy học toán nói riêng …

- Nhận thức của HS còn cụ thể, các em còn thiếu tập trung trong giờ học

Các em HS tiểu học tư duy còn mang tính cụ thể, trực quan trong khi đó kiến thức toán lại có tính trừu tượng cao, nhiều người còn cho là " khô khan" nên trong giờ học không tránh khỏi việc các em thiếu chú ý, không tập trung, giải bài tập có thể mắc sai lầm. Hơn thế để 35 phút các em luôn luôn tập trung cao độ vào giờ dạy của thầy cô giáo cũng là rất khó vì ở tuổi này các em rất hiếu động rất ham chơi nên việc xảy ra khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình dạy học toán là thường gặp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 38 - 41)