Kết quả kiểm tra đầu ra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 65 - 70)

Sau khi kiểm tra đầu vào, nhóm thực nghiệm được hướng dẫn sửa chữa các sai lầm thường gặp và cách xử lí, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra đầu ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (lớp 2) Trường Nhóm Tổng Số HS Xếp loại Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Tiểu học Phong Châu Thực nghiệm 35 15 43 17 49 3 8 Đối chứng 35 7 20 10 29 18 51

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả đầu ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (lớp 2)

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra đầu ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (lớp 3) Trường Nhóm Tổng số HS Xếp loại Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Tiểu học Phong Châu Thực nghiệm 35 13 37 18 51 4 12 Đối chứng 35 9 26 12 34 14 40 0 10 20 30 40 50 60 Hoàn thành

tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh kết quả đầu ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (lớp 3)

Nhận xét: Từ các kết quả kiểm tra đầu ra chúng tôi nhận thấy: Ở nhóm

thực nghiệm sau khi được hướng dẫn cách phát hiện và xử lí các sai lầm thường gặp trong dạy học toán tiểu học, chúng tôi nhận thấy HS nhóm thực nghiệm các phát hiện sai lầm tốt hơn so với trước khi được hướng dẫn cách phát hiện và xử lí các sai lầm trong dạy học toán tiểu học. Có sự chênh lệch giữa số HS hoàn thành tốt; hoàn thành và chưa hoàn thành ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:

Lớp 2A: Hoàn thành tốt : 43% ; Hoàn thành: 49%; Chưa hoàn thành: 8% Lớp 2B: Hoàn thành tốt : 20% ; Hoàn thành: 29%; Chưa hoàn thành: 51% Lớp 3A: Hoàn thành tốt : 37% ; Hoàn thành: 51%; Chưa hoàn thành: 12% Lớp 3B: Hoàn thành tốt : 26% ; Hoàn thành: 34%; Chưa hoàn thành: 40% Ở nhóm đối chứng chúng tôi không cung cấp về cách phát hiện và xử lí các sai lầm thường gặp trong dạy học toán tiểu học mà nhóm này chỉ được học tập thông thường không được khắc sâu các tình huống sai thường gặp thì chúng

0 10 20 30 40 50 60 Hoàn thành

tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

Thực nghiệm Đối chứng

tôi nhận thấy khả năng phát hiện và xử lí sai lầm của các em thấp hơn trước vì các tình huống ở đề 2 kiểm tra đầu ra rõ ràng là đã có sự khó hơn nên nếu không được hướng dẫn thì học sinh cũng không biết giải quyết như thế nào.

Nhóm thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt cho thấy là việc được hướng dẫn lý luận về phát hiện và xử lí các sai lầm trong dạy học toán tiểu học là rất cần thiết cho học sinh.

* Đối với sinh viên thực tập tại trường chúng tôi tiến hành sử dụng camera

quay lại việc xử lý tình huống lần 1, rút kinh nghiệm quay lần 2.

Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong phát hiện và xử lí THSP trong dạy học môn Toán ở lớp 1, 2, 3.

Cách sử dụng: Sử dụng camera để ghi hình, ghi âm lại quá trình dạy học môn Toán ở lớp 2, 3.

Sinh viên thứ nhất:

Sau khi học xong bài: “Một phần ba” (Toán 2, trang 114), GV yêu cầu học sinh gạch chéo 1/3 số ô vuông ở hình bên dưới.

Một số học sinh làm như hình A; trong khi đó có một số HS làm như hình B.

Hình A

GV nhận xét như sau: Các em nào tô được như hình 1 là đúng,, còn tô được như hình 2 là chưa thật chính xác. Các em cần xem lại bài tập số 2 trang 114 SGK để hiểu và lần sau làm cho tốt hơn.

Cách xử lí:

Lần 1: SV mắng HS vì đã không chú ý vào bài giảng và bắt về xem lại bài tập số 2 trang 114 SGK.

Lần 2: SV nêu đưa ra câu hỏi để học sinh tự nhận thấy cách vẽ hình 1 sẽ giúp các em dễ hình dung: Chúng ta cùng nhận xét cách vẽ của các bạn ở hình 1 và cách vẽ của các bạn ở hình 2. Cả 2 hình các em đều tô chính xác 1/3 của số ô vuông. Tuy nhiên ở hình 2 các bạn tô các ô vuông không nằm trên một hàng khiến chúng ta khó quan sát. Chúng ta phải đếm thật kĩ số ô vuông được tô màu rồi đếm tổng số ô vuông thì mới biết được đã tô 1/3 số ô vuông. Nhưng với hình 1 chúng ta dễ dang nhận thấy đã tô màu 1/3 số ô vuông. Vậy lần sau khi được thực hiện bài tập như thế này các em sẽ tô màu theo hình nào. Từ đó HS tự nhận ra và lần sau sẽ làm theo hình 1.

Sinh viên thứ hai:

Khi ôn tập cuối năm cho học sinh lớp 3, GV yêu cầu nêu tên một số đại lượng đã học. Một HS phát biểu: “ lít, ki-lô-gam và gam, xem đồng hồ, ngày – tháng, tháng năm; Đê-xi-mét; Xăng-ti-mét; Mét, …”

GV khen: “ Rất tốt”

Một HS khác đứng lên phát biểu: “Thưa cô! Câu trả lời của bạn chưa phải là tên một số đại lượng đã học.”

Cách xử lí:

Lần 1: SV mắng HS là không chú ý. Cô đã bảo đúng rồi mà và chuyển bài khác.

Lần 2: SV mời 1 HS trả lời lại câu hỏi. Cho học sinh nêu từng đại lượng trong các đại lượng đã học bao gồm: độ dài, khối lương, thời gian, dung tích (sức

chứa), tiền Việt Nam và lưu ý HS cả lớp chú ý về xem lại bài để trả lời đúng câu hỏi của cô.

* Nhận xét:

Ở nhóm đối chứng chúng tôi không cung cấp về cách phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm trong dạy học toán tiểu học mà nhóm này chỉ được học tập thông thường không được khắc sâu các tình huống sai thường gặpthì chúng tôi nhận thấy khả năng xử lí tình huống của các em thấp hơn trước vì các tình huống ở đề 2 kiểm tra đầu ra rõ ràng là đã có sự khó hơn nên nếu không được hướng dẫn thì học sinh cũng không biết giải quyết như thế nào.

Nhóm thực nghiệm có sự tăng rõ rệt cho thấy là việc được hướng dẫn lý luận về phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm (sai lầm) trong dạy học toán tiểu học là rất cần thiết cho học sinh.

Đối với sinh viên thực tập tại trường chúng tôi tiến hành sử dụng camera

quay lại việc xử lý tình huống lần 1, rút kinh nghiệm quay lần 2.

Qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin vào trong giờ dạy học toán tiểu học đã giúp SV phát hiện các sai lầm trong việc xử lí THSP. Qua đó khắc phục được những hạn chế thiếu sót trong giải quyết THSP ở các lần tiếp theo. Điều đó chắc chắc nâng cao hiệu quả xử lí các THSP trong quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học toán ở lớp 1, 2, 3 (Trang 65 - 70)