Mục đích, ý nghĩa GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 26 - 28)

1.3.4.1. Mục đích

Dựa vào mục đích giáo dục trẻ mầm non, khái niệm làm quen với môi trường xung quanh, đặc điểm phát triển của trẻ mầm non, việc GDDD qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ mầm non gồm các mục đích sau:

- Trang bị cho trẻ tri thức về dinh dưỡng, một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn cho bản thân

- Hình thành thái độ tích cực đối với việc ăn uống: tự giác, đúng cách, đảm bảo vệ sinh góp phần phát triển thể chất cho trẻ

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng cần thiết như: tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

1.3.4.2. Ý nghĩa

- Phát triển nhận thức:

Hoạt động cho trẻ LQVMTXQ là một hoạt động mới được đưa vào chương trình giáo dục mầm non mới. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Mục đích chính của hoạt động cho trẻ LQVMTXQ ở trường mầm non không phải là cung cấp những kiến thức khoa học mà là cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu. Đối với trẻ mầm non, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của khoa học. Điều quan trọng là giáo viên phải giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán... về các sự vật và hiện tương xung quanh trẻ.

GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ giúp trẻ nhận thức được: Việc ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe. Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Trẻ biết được bốn nhóm thực phẩm cơ bản cung cấp sự cân bằng các chất trong cơ thể.

- Phát triển thể chất

GDDD là một trong những nọi dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ tuổi mẫu giáo. Sức khỏe và thể hình của trẻ phải thực sự mạnh khỏe từ những năm tháng đầu đời. Trẻ khỏe mạnh sẽ có sức khỏe để học tập vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.

GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ sẽ giúp trẻ biết được cơ thể trẻ cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khỏe, có sức lực để vui chơi và học tập. Trẻ biết giữ gìn thân thể giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật, cơ thể sẽ khỏe mạnh.

- Phát triển thẩm mỹ:

GDDD thông qua tiết học LQVMTXQ trẻ biết được cái hay, cái đẹp của món ăn. Một món ăn ngon ngoài ăn ngon ra còn phải biết trang trí đẹp mắt, màu sắc đẹp. Trẻ biết cách trang trí một món ăn, biết nhìn màu sắc để chọn được thực phẩm ngon.

- Phát triển ngôn ngữ:

GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ trẻ phát triển ngôn ngũ mạch lạc thông qua trả lời các câu hỏi cô giáo đặt ra, các câu hỏi thắc mắc của trẻ. Qua các hoạt động góc nấu ăn trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ nhận xét hoặc trình bày ý tưởng của mình.

Vậy thông qua hoạt động LQVMTXQ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) chuẩn bị vào lớp 1

- Phát riển tình cảm và kỹ năng xã hội:

Thông qua việc dạo chơi quan sát môi trường xung quanh như vườn rau, hoa quả trường mình giúp trẻ yêu quý các loài rau, quả biết giữ gìn và bảo vệ chúng.

Qua hoạt động LQVMTXQ trẻ biết được những kỹ năng cơ bản nhất trước khi ăn uống phải vệ sinh chân tay sạch sẽ, khi ăn phải biết mời cô giáo, mời bạn bè, trong khi ăn không được làm rơi vãi thức ăn ra bàn, khi ăn không được nói chuyện sẽ mất lịch sự. Khi ăn xong phải biết lau mồn và rửa tay sạch sẽ.

Như vậy, GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động LQVMTXQ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành nhân cách cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ trẻ được cung cấp các kiến thức tiền đề khoa học như đặc điểm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và lợi ích của các loại thực phẩm đối với con người. Tổ chức tốt việc GDDD cho trẻ không những góp phần trang bị cho trẻ những hiểu biết mà thông qua đó còn làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và vận dụng những điều trẻ biết vào cuộc sống giúp trẻ mở mang tri thức, phát triển các quá trình như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác...Trên cơ sở đó hình thành thái độ đúng đắn đối với vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân mình, trẻ hứng thú trong ăn uống, tự giác, đúng cách, đảm bảo vệ sinh góp phần phát triển thể chất cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)