Thực trạng về hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 –6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường Mầm Non Văn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 46 - 54)

XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

2.1.3. Thực trạng về hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 –6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường Mầm Non Văn

Lung thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

2.1.3.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp

2.1.3.2. Mẫu khảo sát

Chúng tôi tiến hành điều tra trên 80 trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở 2 lớp: 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Văn Lung Thị xã Phú Thọ. Các cháu tham gia vào nghiên cứu đều được chăm sóc giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).

2.1.3.3. Nội dung khảo sát

Chúng tôi khảo sát hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua các mặt: Hiểu biết, kỹ năng, thái độ.

2.1.3.4. Cách tiến hành khảo sát

- Quan sát và ghi chép lại những nhận thức của trẻ ở 2 lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trường mầm non Văn Lung về việc thực hiện GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp

- Sử dụng hệ thống bài tập ở phụ lục 2 để đánh giá hiệu quả GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.

Sau khi thu thập được số liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và phân tích kết quả

2.1.3.5. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

a. Tiêu chí đánh giá

Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ ở trường mầm non được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau:

* Tiêu chí 1: Hiểu biết về dinh dưỡng

- Gọi tên, nêu đặc điểm, nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm thông thường.

- Phân biệt được các loại thực phẩm theo nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của chúng.

- Biết gọi tên một số món ăn đơn giản

- Biết lợi ích của ăn uống đối với sức khỏe và sử dụng được một số đồ dùng ăn uống.

- Phân biệt được các bữa ăn trong ngày, các món ăn trong các bữa ăn. * Tiêu chí 2: Kỹ năng về dinh dưỡng

- Biết phối hợp một số thực phẩm đế chế biến các món ăn thông thường. - Biết cách chế biến một số món ăn đơn giản

- Biết phối hợp các loại thực phẩm và các loại thức ăn với nhau. - Biết ăn đầy đủ các bữa ăn trong ngày.

- Có kỹ năng và thói quen văn hóa vệ sinh - văn minh trong khi ăn uống. - Có kỹ năng sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống và một số đồ dùng nấu ăn đơn giản.

* Tiêu chí 3: Thái độ về dinh dưỡng

- Quan tâm đến các loại thực phẩm, các bữa ăn, các món ăn, cách chế biến món ăn.

- Lựa chọn hợp lí trong ăn uống và ý thức ăn hết khẩu phần.

- Tự giác thực hiện các hành vi văn minh trong ăn uống, có ý thức phục vụ và tự phục vụ.

b. Thang đánh giá

Mỗi tiêu chí dược đánh giá theo 4 mức:

Mức độ 1: Tốt – (4 điểm) Mức độ 3: TB – (2 điểm) Mức độ 2: Khá – (3 điểm) Mức độ 4: Yếu – (1 điểm) Cụ thể các tiêu chí thể hiện như sau:

* Tiêu chí 1: Hiểu biết về dinh dưỡng

- Mức độ 1: Gọi tên được 10 – 12 thực phẩm quen thuộc; nêu được đặc

chính xác 4 nhóm thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 4 loại thực phẩm đối với sức khỏe con người; nói được 4 cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt đúng các bữa ăn trong ngày; phân biệt đúng các món ăn trong bữa chính và bữa phụ, nói được cách chế biến 4 món ăn đơn giản.

- Mức độ 2: Gọi được tên của 7 – 8 loại thực phẩm quen thuộc; nêu được đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh dưỡng của 3 loại thực phẩm; phân biệt chính xác 3 nhóm thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 3 loại thực phẩm đối với sức khỏe con người; nói được 3 cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt đúng các bữa ăn trong ngày; phân biệt đúng các món ăn trong bữa chính và bữa phụ, nói được cách chế biến 3 món ăn đơn giản.

Mức độ 3: Gọi được tên của 4 - 6 loại thực phẩm quen thuộc; nêu được đặc

điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh dưỡng của 2 loại thực phẩm; phân biệt chính xác 2 nhóm thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 2 loại thực phẩm đối với sức khỏe con người; nói được 2 cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt được 1 bữa ăn chính trong ngày; phân biệt được một số ít món ăn trong bữa chính và bữa phụ, nói được cách chế biến 2 món ăn đơn giản.

Mức độ 4: Gọi được tên của 2 - 4 loại thực phẩm quen thuộc; nêu được

đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh dưỡng của 1 loại thực phẩm; phân biệt được 1 nhóm thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 1 loại thực phẩm đối với sức khỏe con người; nói được 1 cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản; chưa phân biệt được bữa ăn chính trong ngày và món ăn trong bữa chính và bữa phụ, nói được cách chế biến 1 món ăn đơn giản.

* Tiêu chí 2: Kỹ năng về dinh dưỡng

- Mức độ 1: Biết phối hợp các món ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm trong một

rót nước, tự giác thực hiện tốt các kỹ năng vệ sinh – văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế biến được 4 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các loại thực phẩm thông thường; phối hợp được các món ăn cho 2 bữa chính và một bữa phụ.

- Mức độ 2: Chưa ăn phối hợp các món ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm trong

một bữa ăn; sử dụng được các đồ dùng trong ăn uống: Thìa, bát, ca, cốc, chén, bình rót nước. Thực hiện tốt các kỹ năng vệ sinh – văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế biến được 3 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các loại thực phẩm thông thường; phối hợp được các món ăn cho 1 bữa chính và 1 bữa phụ.

- Mức độ 3: Thường xuyên chỉ ăn 2 món ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn; sử dụng được các đồ dùng trong ăn uống: Thìa, bát, ca, cốc. Có kỹ năng vệ sinh – văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế biến được 2 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các loại thực phẩm thông thường; phối hợp được các món ăn cho 1 bữa chính hoặc 1 bữa phụ.

- Mức độ 4: Thường xuyên chỉ ăn 1 món ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn; sử dụng được các đồ dùng trong ăn uống: Thìa, bát. Chưa có kỹ năng vệ sinh – văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế biến được 1 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các loại thực phẩm thông thường; không biết phối hợp được các món ăn cho bữa chính và bữa phụ.

* Tiêu chí 3: Thái độ về dinh dưỡng

- Mức độ 1: Rất thích thú tìm hiểu các loại thực phẩm, các bữa ăn, các món ăn; rất thích được tham gia chế biến các món ăn; rất hứng thú với vấn đề ăn uống; thích ăn uống sạch sẽ; thích ăn nhiều món khác nhau và ý thức ăn hết khẩu phần; rất thích được chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.

- Mức độ 2: Thích tìm hiểu các loại thực phẩm, các bữa ăn, các món ăn;

thích được tham gia chế biến các món ăn; hứng thú với vấn đề ăn uống; có quan tâm đến ăn uống sạch sẽ; không thích thay đổi các món khác nhau và ý thức ăn hết khẩu phần; thích được chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.

- Mức độ 3: Chưa quan tâm đến việc tìm hiểu các loại thực phẩm, các bữa ăn,

món ăn; ít hứng thú với vấn đề ăn uống; chỉ thích ăn một số món ăn ưa thích và chưa chú ý ăn hết khẩu phần; ít chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.

- Mức độ 4: Không quan tâm tìm hiểu các loại thực phẩm, các bữa ăn, các

món ăn; không quan tâm đến vấn đề vệ sinh ăn uống và chế biến các món ăn; không hứng thú với vấn đề ăn uống; chỉ thích ăn theo sở thích và chưa ý thức ăn hết khẩu phần; không muốn sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.

Đánh giá hiệu quả của GDDD ở trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trong trường mầm non:

Dựa vào tổng số điểm trẻ đạt ở 3 tiêu chí trên, chúng tôi xây dựng thang đanh giá hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường mầm non theo 4 loại sau:

Loại giỏi: Trẻ đạt từ 11 – 12 điểm Loại khá: Trẻ đạt được từ 8 – 10 điểm Loại trung bình: Trẻ đạt được từ 5 - 7 điểm Loại yếu: Trẻ đạt dưới 5 điểm

2.1.3.6. Kết quả của thực trạng

a. Hiệu quả việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường Mầm Non Văn Lung

Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động tạo hình ở 2 lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Văn Lung.

Xếp loại Tiêu chí

Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu

X

SL % SL % SL % SL %

Lớp 5 tuổi A1 2 5 5 12.5 24 60 9 25.5 6.1

Lớp 5 tuổi A2 3 7.5 9 22.5 21 52.5 7 17.5 6.7

Bảng 2.6. Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở hai lớp

Qua phân tích thực trạng GDDD cho trẻ mẫu giáo ở 2 lớp chúng tôi thấy hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ chưa cao, trung bình số lượng trẻ đạt loại khá và tốt chỉ có 19 trẻ (chiếm 23.75%), trong khi đó, sô trẻ đạt loại trung bình và yếu còn chiếm tỉ lệ cao là 61 trẻ (chiếm 76.25%). Cụ thể ở lớp 5 tuổi A1 hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ số lượng trẻ đạt loại khá và loại tốt là 7/40 (chiếm 17.5%). Số trẻ đạt trung bình và yếu 33/40 trẻ (chiếm 82.5%).

Qua số liệu trong bảng cho thấy, hiệu quả GDDD ở lớp 5 tuổi A2 cao hơn lớp 5 tuổi A1. Số lượng trẻ đạt loại khá và tốt có tới 12/40 trẻ (chiếm 30%). Trong khi đó số trẻ đạt loại trung bình và yếu chỉ có 28/40 trẻ (chiếm 70%) b. Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQNMTXQ trên từng tiêu chí

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Xếp loại

Tiêu chí

Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu

X

SL % SL % SL % SL %

Hiểu biết 3 7.5 10 25 20 50 7 17.5 6.77

Kỹ năng 2 5 9 22.5 19 47.5 10 25 6.42

Thái độ 3 7.5 11 27.5 15 37.5 11 27.5 6.65

Bảng 2.7. Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thồng qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp

Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ qua từng tiêu chí có sự chênh lệch nhau rất lớn:

Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ còn thấp, số trẻ đạt loại tốt, khá đạt (32,5%), số trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao hơn (67.5%).

Ở trường, trẻ lứa tuối này đã biết gọi tên một số thực phẩm quen thuộc, kể cách ăn của một số món ăn ở trường mầm non và gia đình. Trẻ đã phân biệt được các bữa ăn trong ngày và phân biệt được các món ăn trong các bữa ăn,…Tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi, hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đã đạt ra trong chương trình. Sự hiểu biết về dinh dưỡng chưa đầy đủ, kiến thức của trẻ chưa tạo thành một trật tự logic nhất định. Khi được hỏi về 4 nhóm thực phẩm cơ bản, chỉ một số ít trẻ kể tên đấy dủ các thực phẩm theo yêu cầu. Sự phân biệt các thực phẩm theo nguồn gốc hay theo giá trị dinh dưỡng còn chưa chính xác. Trẻ hay nhầm lần giữa các nhóm thực phẩm với nhau giữa thực phẩm và món ăn. Ví dụ: Khi được hỏi về các món ăn, cháu Thùy Linh lại nêu tên các thực phẩm (cá, rau, gạo,…). Hoặc hỏi trẻ về lợi ích của các loại thực phẩm trẻ chỉ nêu được đó là cung cấp vitamin cho cơ thể ngoài ra không nêu được các lợi ích khác. Hầu hết trẻ không nói được cách chế biến một số loại thực phẩm thông thường thành các món ăn khác nhau; chỉ một số ít trẻ nêu được lợi ích của thực phẩm, cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm đơn giản nhưng nội dung chưa nêu đầy đủ và rất ít cháu nói được cách chế biến các món ăn.

* Kỹ năng:

Số trẻ đạt loại khá, tốt rất thấp chiếm (27.5%), số trẻ đạy loại trung bình và yếu chiếm tỉ lệ rất cao (chiếm 72.5%).

Xét về mặt kỹ năng trẻ đã biết ăn phối hợp các món ăn khác nhau trong mọt bữa ăn tuy nhiên phần lớn trẻ chỉ ăn những món ăn mà trẻ thích. Sử dụng được thìa, bát, cốc, ca, chén, bình rót nước. Trẻ biết và có thực hiện kĩ năng vệ sinh – văn minh trong ăn uống như vệ sinh, biết chào mời trước khi ăn. Tuy nhiên, thực tế kĩ năng của trẻ chưa tốt. Trẻ phân loại một số thực phẩm thông thường theo nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng còn chậm, nhiều trẻ nhầm lẫn giữa

các nhóm thực phẩm với nhau. Trong bữa ăn com trẻ còn nói chuyện nhiều, làm rơi vãi cơm và thức ăn, khả năng phối hợp các loại thực phẩm để chế biến món ăn và xây dựng thực đơn còn rất kém; khả năng sử dụng một số đồ dùng để chế biến món ăn dù đã có sự giúp đỡ của người lớn nhưng trẻ vẫn chưa thực hiện được. Trẻ đã biết những nơi, vật dụng gây nguy hiểm nhưng do bản tính hiếu động của trẻ nên trẻ vẫn sử dụng và chơi đùa cạnh đó.

Ví dụ: Khi hỏi trẻ, cháu dùng cốc uống nước của mình như nào? Thì trẻ đã trả lời cháu lấy cốc uống xong và để lại chỗ cũ. Trẻ chưa nêu các kỹ năng như phải úp cốc xuống cho khô và đóng cửa trạm để cốc lại.

* Thái độ

Số trẻ đạt loại khá và giỏi rất thấp (chiếm 35%), số trẻ đạt loại trung bình và yếu cao (chiếm 65%).

Trẻ thích tìm hiểu đến các loại thực phẩm, các bữa ăn, món ăn nhưng ít quan tâm đến cách chế biến các loại thực phẩm. Trẻ chưa có ý thức lựa chọn hợp lý trong ăn uống mà thường ăn theo ý thích , theo cô giáo có những cháu chỉ thích ăn một món ăn nhất định như cháu Khuyên chỉ ăn nguyên sườn xào chua ngọt, muối vừng, cháu Thương chỉ ăn thịt băm và canh chua vì vậy nhiều gia đình phải làm thức ăn mang theo cho cháu còn nếu không gần như trẻ không ăn cơm. Trẻ cũng chưa tự giác thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, chỉ có một ít trẻ thích được chia sẽ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.

Ví dụ: khi hỏi cháu Hường lúc ăn trưa: Cháu có muốn chia thức ăn cho các bạn không? Cháu Hường trả lời không, vì chia thức ăn rất mệt, chứng tỏ cháu Hường không có ý thức tự phụ vụ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)