1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: GDDD cần tiến hành cho tất cả mọi người, mọi đối tượng và đặc biệt đối với trẻ mầm non để từ đó có những hiểu biết đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng. GDDD cho trẻ được tiến hành trên cơ sở lồng ghép, tích hợp vào các nội dung hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Trong đó có hoạt động LQVMTXQ là phương tiện hữu hiệu để tiến hành GDDD cho trẻ.
Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp là vô cùng cần thiết và cấp bách. Sáng tạo ra hệ thống các biện pháp theo mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu, phương pháp,…nhất định, với mục đích hình thành nhu cầu, hứng thú góp phần nâng cao nhận thức và hình thành các kỹ năng, thái độ cần thiết cho trẻ mầm non. GDDD đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng.
Thực trạng biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tiết học LQVMTXQ ở các trường mầm non hiện nay có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả GDDD ở trường mầm non chưa cao, số lượng trẻ đạt trung bình, yếu còn chiếm tỷ lệ lớn. Trẻ chưa thực sự hứng thú và chủ động trong quá trình tiếp nhận tri thức. Thực trạng trên, theo chúng tôi do một số nguyên nhân sau:
Chương trình GDDD cho trẻ chưa thực sự rõ ràng về mặt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDDD cho trẻ.
Tuy trình độ giáo viên đều đã đạt chuẩn nhưng đa số giáo viên tự nhận thấy bản thân không có khả năng xây dựng các biện pháp mới. Bên cạnh đó, ít giáo viên được tham gia các dự án giáo dục hay ít được bồi dưỡng về cách xây dựng các biện pháp GDDD nên họ chưa có nhận thức và kỹ năng đầy đủ. Thực
tế cũng cho thấy, các giáo viên còn quá máy móc và dập khuôn trong công việc ngại áp dụng cái mới nên trẻ chưa thực sự hứng thú khi tiếp nhận kiến thức.
Tài liệu tham khảo cho giáo viên giới hạn về kinh phí, thời gian đầu tư tìm kiếm chưa có cũng gây không ít khó khăn. Số lượng trẻ đông giáo viên không có khả năng bao quát và hướng dẫn chi tiết cho từng trẻ.
Vì vậy, xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp là một việc làm cần thiết để phần nào khắc phục những hạn chế trên.
Trên cơ sở lí luận và thực trạng GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ thông qua hoạt độngLQVMTXQ theo hướng tích hợp như sau:
1.Chọn đề tài phù hợp với nội dung GDDD
2. Tạo môi trường hoạt động hướng vào nội dung GDDD
3. Sử dụng mẫu vật thật phù hợp với chủ đề LQVMTXQ hướng vào nội dung GDDD 4. Sưu tầm và sử dụng trò chơi GDDD trong hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
5. Sử dụng các tình huống có vấn đề hướng trẻ vào nội dung GDDD trong hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
6. Kiển tra, đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ
Kết quả thử nghiệm đã chứng minh hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) được nâng lên rất nhiều. Trong đó hiệu quả GDDD của nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm trước thử nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả đó đã chứng minh tính khả thi của hệ thống các biện pháp này và giả thuyết khoa học đưa ra là đúng
Các biện pháp này chỉ có thể phát huy được khi có các điều kiện về phía nhà trường, gia đình, sự kết hợp đồng bộ giữa giáo viên - phụ huynh - nhà trường.