XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
2.3.1.6. Kiển tra, đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ * Ý nghĩa và nội dung
* Ý nghĩa và nội dung
Kiển trẻ, đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ nhằm xác định được hiệu quả giáo dục mà biện pháp mang lại. Trên cơ sở đó phát hiện những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức tiết học LQVMTXQ có nội dung GDDD. Từ đó có những điều chỉnh nhằm khắc phục, hạn chế và đưa ra những dự kiến cho tương lai, hướng đến một kết quả tốt hơn ở những lần sau.
Đánh giá có vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và tiết học LQVMTXQ có nội dung GDDD nói riêng. Việc đánh giá sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sư phạm, giúp giáo viên xác định được chất lượng và kết quả giáo dục đã đạt được. Đồng thời là khâu đầu tiên của quá trình sư phạm tiếp theo. Việc đánh giá giúp giáo viên có cơ sở thực tế để điều chỉnh các quá trình tổ chức tiết học LQVMTXQ nhằm GDDD cho phù hợp với nhu cầu, khả năng thực tế cũng như sự tiến bộ của trẻ trong một quá trình sư phạm.
Đánh giá sản phẩm của bản thân và của bạn khác là một trong những hoạt động rất quan trọng trong các tiết học nói chung và tiết học LQVMTXQ nói riêng. Thông qua việc đánh giá trẻ sẽ củng cố vốn hiểu biết, hình thành thái độ đúng đắn trong việc tiếp cận các nội dung GDDD. Đồng thời, trẻ sẽ tự điều chỉnh những nội dung chưa đúng hoặc các kỹ năng, thái độ chưa phù hợp. Đánh giá là cơ hội trẻ tự khẳng định năng lực của mình trước tập thể. Đánh giá là cơ
hội nâng cao lòng tự tin ở trẻ, kích thích trẻ nhằm lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, thái độ GDDD.
Việc đánh giá sản phẩm giáo viên không chỉ hướng trẻ nhận xét, đánh giá hình thức thể hiện của sản phẩm mà cần khuyến khích trẻ đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bạn của bạn cũng như thái độ của mình được thể hiện trong sản phẩm hoạt động đó bằng hệ thống các câu hỏi định hướng.
* Cách tiến hành
Hoạt động kiểm tra, đánh giá diễn ra ở cuối tiết học LQVMTXQ, cần tiến hành thường xuyên, cô cần tạo điều kiện về mặt thời gian vfa khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình đánh giá sản phẩm của bạn và của trẻ.
- Trước tiên, giáo viên cần nhấn mạnh nội dung kiến thức của bài một cách rõ ràng để trẻ nhớ lại tiết học vừa rồi, trẻ cần phải làm gì và bản thân trẻ cũng như các bạn đã làm được những gì? Câu hỏi cô đưa ra không nên chung chung như: Ví dụ: Trong giờ tô mùa các loại quả: Cô không nên hỏi: Con thích bài nào? Vì sao?... mà hệ thông câu hỏi phải rõ ràng, mang tính định hướng như: Con có nhận xét gì về bài của bạn? Bài tô màu của con thể hiện nội dung gì?,…
- Tiếp theo, đánh giá cần được đưa vào tiết học như một nhiệm vụ. Cô cần giải thích để trẻ hiểu rằng trong tiết học không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà phải biết nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn xem có phù hợp với nội dung bài dạy hay không. Điều này sẽ giúp trẻ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình.
- Cuối cùng, giáo viên đánh giá sản phẩm của trẻ, việc đánh giá của cô phải dựa trên những quan sát trong cả quá trình trẻ hoạt động trong tiết học LQVMTXQ, phải dựa vào đánh giá của trẻ, của tập thể trẻ để có những đánh giá khách quan. Đánh giá của giáo viên nhằm động viên, khen ngợi những cố gắng và thành tích mà trẻ đạt được trong quá trình học. Đánh giá không nhằm phê phán trẻ hay xem trẻ có hoàn thành sản phẩm của mình hay không mà chủ yếu hướng vào việc động viên, khuyến khích trẻ đã cố gắng để tạo được tâm thế phấn khởi và hứng thú cho trẻ ở những tiết học sau.
Do đó, để nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ rất cần phải đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ trong tiết học LQVMTXQ có nội dung GDDD.
* Các điều kiện nhằm đảm bảo tính khả thi của biện pháp
- Trẻ phải có một số kĩ năng hoạt động như: so sánh, khái quát, phân tích – tổng hợp, khái quát, suy luận,…
- Trẻ có kiến thức, những hiểu biết nhất định về nội dung GDDD
- Giáo viên phải có kỹ năng đánh giá (biết quan sát, ghi chép, phân tích,…). Cô cần phải nắm được đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ để đặt ra những tình huống cho phù hợp. Đồng thời cô cần chuẩn bị trước một số câu hỏi liên quan đến nội dung GDDD sẽ được thể hiện trong sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Số lượng lớp không quá đông để giáo viên có thể bao quát, trẻ có thể đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ khi tổ chức, đánh giá sản phẩm tranh gây không khí căng thẳng, quá nghiêm túc gây tâm lí lo lắng, sợ hãi ở trẻ.
- Sự đánh giá cần công bằng, công khai, khách quan với mọi trẻ. Việc đánh giá giúp trẻ tự tin với bản thân mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp có hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường mầm non.
Qua quá trình khảo sát thực trạng GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường mầm non Văn Lung thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy rằng:
Chương trình giáo dục mầm non hiện hành có đề cấp đến lĩnh vực GDDD cho trẻ. Tuy nhiên, chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non được phát triển cao hơn, cập nhật thêm nhiều nội dung mới. Nhưng nói chung, nội dung GDDD còn chưa rõ ràng, biện pháp GDDD chưa được đề cập một cách cụ thể nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp chưa cao.
Căn cứ vào cở sở lí luận và thực tiễn của GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ
Dựa vào đặc điểm của tiết học làm quen với môi trường xung quanh hướng vào nội dung GDDD và những thành tựu nghiên cứu về phương pháp, biện pháp tổ chức GDDD cho trẻ trên thế giới và Việt Nam.
Biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn có sự kế thừa, bổ sung những thành tựu nghiên cứu về phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động LQVMTXQ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Các biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ được chúng tôi xây dựng và đề xuất như sau:
Biện pháp 1: Chọn đề tài phù hợp với nội dung GDDD
Biện pháp 3: Sử dụng mẫu vật thật phù hợp với chủ đề LQVMTXQ hướng vào nội dung GDDD
Biện pháp 4: Sưu tầm và sử dụng trò chơi GDDD trong hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
Biện pháp 5:. Sử dụng các tình huống có vấn đề hướng trẻ vào nội dung GDDD trong hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
Biện pháp 6: Kiển tra, đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ
Các biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ. Thông qua các biện pháp này giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ về dinh dưỡng một cách hợp lý, chủ động và có hệ thống. Các biện pháp trên có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau, được vận dụng một cách đồng bộ trong quá trình tổ chức tiết học LQVMTXQ hướng vào nội dung GDDD. Vì vậy, để thực hiện tốt các biện pháp này giáo viên cần áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tiết học LQVMTXQ.
CHƯƠNG 3