XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
2.2.1 Cơ sở định hướng để xây dựng các biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ
Việc xây dựng được các biện pháp thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ. Để xây dựng các biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp, chúng tôi dựa vào: Mục tiêu GDDD cho trẻ mầm non, giáo dục cho trẻ mầm non được tiêp cận theo hướng tích hợp, căn cứ vào thực trạng GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường mầm non.
2.2.1.1. Dựa vào mục tiêu GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non
Mục tiêu giáo dục nói chung là sự phản ánh kết quả mà nhà sư phạm mong muốn đạt được trên trẻ sau một quá trình giáo dục. Đó là mô hình nhân cách, một tổ hợp những giá trị về phẩm chất và năng lực cần được xây dựng, xác định một cái mới nhất định trong toàn bộ quá trình phát triển cá nhân.
Hiện nay, mục tiêu GDDD là tiến tới đáp ứng nhu cầu thể chất, sức khỏe của trẻ phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quy luật phát triển; hình thành ở trẻ một số hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bản thân; trẻ hoạt bát, nhanh nhẹ, phối hợp hoạt động tốt, hạn chế các khuyết tật về cơ thể. Với trẻ mẫu
giáo nói chung, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng là cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn với vấn đề dinh dưỡng, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ chuẩn bị cho trẻ bước vào phổ thông. Vì vậy khi xây dựng biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học làm quen với thế giới thực vật phải dựa trên cơ sở mục tiêu GDDD cho trẻ mầm non là chủ đạo.
2.2.1.2. Dựa trên quan điểm giáo dục dinh dưỡng theo hướng tích hợp trong giáo dục mầm non
Quan điểm tích hợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên - xã hội, con người nói chung và trẻ em nói riêng là một thể thống nhất có tác động qua lại lẫn nhau. Tích hợp không phải là liên kết mà là xâm nhập, đan xen các đối
tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những các giá trị của từng bộ phần được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ các chỉnh thể đó được nhân lên. Tư
tưởng này đi đôi với quan điểm dạy học hướng vào người học nhằm hình thành cho trẻ những năng lực chung và biết ứng dụng chúng vào giải quyết những tình huống cụ thể của cuộc sống.
Trẻ được phát triển qua hoạt động và chỉ thông qua hoạt động. Vì vậy cần cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống một cách tổng thể. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non theo hướng đổi mới được tổ chức theo hệ thống các chủ đề, mỗi chủ đề là nơi hội tụ đầy đủ các mặt giáo dục: Đức – Trí – Thể - Mỹ - Lao. Vì vậy sự phát triển toàn diện đến sự phát triển của trẻ, khi đó các mặt nhận thức, tính cảm, xã hội....của trẻ được lồng ghép trong một chỉnh thể thống nhất, hình thành ở trẻ những năng lực chung, nhằm tới sự hình thành ở trẻ những nền tảng nhân cách ban đầu.
Triển khai tốt công tác GDDD cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, cần lựa chọn các nội dung và hình thức phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này. Trong độ tuổi 5 - 6 tuổi, việc tích hợp GDDD vào hoạt động của các lĩnh vực phát triển khác và các chủ đề. Kết hợp giáo dục trong các thời điểm và tình huống thích hợp hàng ngày. Thông
qua GDDD cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản, hình thành kỹ năng và thái độ tích cực cho trẻ.
Việc phân chia nội dung học của trẻ không thể xuất phát từ lôgic phân chia kiến thức theo các ngành môn học như ở trường phổ thông mà được cấu trúc theo chủ đề.. Chính vì vậy, việc GDDD cho trẻ cần được lồng ghép, đan cài vào các nội dung giáo dục khác trong trường mầm non. Nội dung GDDD không được tổ chức thành một tiết học riêng biệt mà được lồng ghép tích hợp vào tất cả các hoạt động khác nhau như : Hoạt động học tập, lao động, chế độ sinh hoạt hàng ngày, hoạt động LQVMTXQ, hoạt động tạo hình,... Việc kết hợp các hình thức giáo dục khác nhau như: Bé tập nấu ăn, đọc sách, kể chuyện, hát, tạo hình, bản tin cha mẹ,...sẽ làm tăng hiệu quả của GDDD. Trong quá trình hợp tác hoạt động, cô và trẻ cùng tham gia khám phá, cùng trao đổi, cùng giải quyết các vấn đề để đi đến những kết luận cụ thể.
Như vậy, việc tiếp cận quan điểm tích hợp trong nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo là con đường đúng đắn giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức nói chung và kiến thức về dinh dưỡng nói riêng diễn ra nhanh hơn, sâu sắc hơn, hiệu quả cao hơn. Nên xây dựng các biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) dựa trên quan điểm tích hợp là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
2.2.1.3. Dựa vào cách thức tổ chức hoạt động GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
Đặc trưng nổi bật của hoạt động LQVMTXQ là rất phù hợp với trẻ mầm non, hoạt động LQVMTXQ được tổ chức để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, những kỹ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp nhận về giá trị của mình đồng thời trẻ tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộng đồng, xã hội. Vì vậy thông qua hoạt động LQVMTXQ trẻ sẽ lĩnh hội những kiến thức cần thiết - đây là tri thức tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ.
Khi đưa hoạt động LQVMTXQ vào trong quá trình GDDD tức là giáo viên đã tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết của bản
thân một cách trung thực nhất. Việc tổ chức GDDD cho trẻ mầm non đóng một vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hình thành các kỹ năng để trẻ tự chăm lo sức khỏe, ăn uống của bản thân. Nội dung GDDD cho trẻ đã xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm - sinh lí và cấu trúc tư duy của trẻ.
Có thể nói rằng, tiết học được tổ chức theo thời gian nhất định phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng lứa tuổi. Tiết học được tiến hành dưới sự hướng dẫn hoạt động của giáo viên - là người tổ chức quá trình học tập và truyền thụ những tri thức cho trẻ theo chương trình. Đồng thời, cô là người rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo khác nhau và củng cố các tri thức đã học. Với trẻ mầm non có thể hiểu là hình thức dạy học cơ bản, đóng vai trò chủ chốt. Ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một chương trình có hệ thống. Giờ học giúp trẻ phát huy tinh thần tập thể, ý thức, trách nhiệm và trẻ biết tỏ thái độ của mình trước vấn đề được giáo dục trong giờ LQVMTXQ ở trường mầm non, giáo viên hướng dẫn trẻ để trẻ thể hiện sự hiểu biết và ấn tượng của mình về những gì đã học đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng cần thiết thông qua các biện pháp giáo dục của mình.
Thông qua tiết học LQVMTXQ, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có sự hiểu biết, sự hình dung về đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng về các nội dung GDDD. Khi thực hiện nhiệm vụ của tiết học LQVMTXQ, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, biểu tượng đã tích lũy để “nhào nặn” thành các hình tượng mới. Như vậy, chính nhờ hoạt động LQVMTXQ mà vốn hiểu biết của trẻ về dinh dưỡng tăng lên.
Như vậy, tiết học LQVMTXQ đã tác động đến nhu cầu, hứng thú và nhận thức của trẻ, giúp trẻ có được những hiểu biết, kỹ năng và thái độ đúng đắn về GDDD một cách tự nhiên và nhanh chóng. Do đó, đây chính là một phương tiện hữu hiệu để GDDD cho trẻ có hiệu quả.
2.2.1.4. Dựa vào thực tiễn của việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở trường mầm non
Hiện nay, ở các trường mầm non mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng giáo viên đã rất cố gắng trong việc GDDD cho trẻ. Hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc GDDD đã tổ chức các hoạt động GDDD cho trẻ. Nội dung GDDD được lồng ghép qua các tiết học, các hoạt động khác nhau.
Tuy nhiên, giáo viên chưa có hệ thống phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm GDDD cho trẻ một cách hiệu quả. Các phương pháp, biện pháp mà giáo viên sử dụng thường là những biện pháp truyền thống còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa được hệ thống. Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm những phương pháp, biện pháp mới nhằm GDDD cho trẻ. Việc sử dụng các biện pháp còn máy móc, áp đặt, hình thức tổ chức còn nghèo nàn vì vậy không tạo được hứng thú cho trẻ, không phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, điều kiện sơ sở vật chất, số lượng trẻ, tài liệu hướng dẫn,… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện của giáo viên vì thế hiệu quả giáo dục còn thấp.
Như vậy, hiệu quả GDDD thông qua tiết học LQVMTXQ ở trường mầm non hiện nay chưa cao do giáo viên chưa có hệ thống các phương pháp và biện pháp phù hợp. Do đó, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc xây dựng các biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ nhằm giúp đỡ giáo viên là việc làm cần thiết và quan trọng.
2.2.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp