XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
2.1.2. Thực trạng về việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo
( 5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo hướng tích hợp
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng tổ chức GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.
2.1.2.2. Mẫu khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra 20 giáo viên mầm non đang giảng dạy tại trường mầm non Văn Lung thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ. Các cô được khảo sát điều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (từ trình độ trung cấp trở lên)
Các giáo viên có ít nhất 3 năm công tác trong ngành nên có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, yêu nghề nghiệp, mếm trẻ đặc biệt là đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì thế hệ tương lai. Những giáo viên này đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại các lớp mẫu giáo. Hiện nay, 100% giáo viên đang dạy tại lớp mẫu giáo thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.
2.1.2.3. Nội dung khảo sát
Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp bao gồm:
- Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của GDDD đối với sự phát triển của trẻ. - Thực trạng việc tổ chức GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.
- Các khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.
- Các kinh nghiệm của giáo viên đối với việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.
2.1.2.4. Cách tiến hành khảo sát
Thông qua phiếu điều tra giáo viên.
Thông qua đàm thoại trực tiếp với giáo viên kết hợp ghi chép làm cơ sở đánh giá thực trạng.
Thông qua quan sát trực tiếp cách tổ chức trên lớp của giáo viên ở trường mầm non thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp: Chúng tôi tiến hành quan sát quá trình GDDD thông qua tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp ở 3 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, mỗi lớp quan sát 3 lần, ghi chép làm cơ sở đánh giá quá trình tổ chức GDDD cho trẻ.
2.1.2.5. Kết quả khảo sát
Qua quá trình đánh giá phiếu Anket, chúng tôi thu được kết quả như sau : a. Kết quả tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của GDDD đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Khi điều tra về nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm Non Văn Lung chúng tôi thu được bảng số liệu dưới đây:
STT Vai trò Số lượng (20 GV) Tỉ lệ (%)
1 Rất quan trọng 10 50
2 Quan trọng 9 45
3 Bình thường 1 5
4 Không quan trọng 0 0
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên trường Mầm non Văn Lung về tầm quan trọng của việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Từ kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết giáo viên tham gia nghiên cứu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDDD của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
trong đó có 19/20 ý kiến lựa chọn (chiếm 95%) đánh giá rất cao tầm quan trọng này. Không có giáo viên nào phủ nhận vai trò của việc GDDD đối với sự phát triển của trẻ. Điều này chứng tỏ việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi ) cũng đã được giáo viên nhận thức đúng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng các biện pháp nhằm GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) của giáo viên.
b. Kết quả giáo viên thực hiện việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trường Mầm Non Văn Lung.
Thực trạng việc thực hiện GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trường Mầm Non Văn Lung được chúng tôi thể hiện trong bảng số liệu 2.2
STT Mức độ thực hiện Số lượng (20 GV) Tỉ lệ (%)
1 Thường xuyên thực hiện 18 90
2 Thỉnh thoảng 2 10
3 Không thực hiện 0 0
Bảng 2.2: Thực trạng việc thực hiện GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trường Mầm Non Văn Lung
Do nhận thức đúng đắn về vai trò của việc GDDD cho trẻ ở lứa tuổi mầm non cho nên hầu hết giáo viên 18/20 (chiếm 90%) thực hiện việc GDDD trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
c. Thực trạng sử dụng các nội dung GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm Non Văn Lung
Khi điều tra việc thực hiện các nội dung GDDD trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của giáo viên trường Mầm Non Văn Lung chúng tôi thu được bảng sau:
STT Nội dung Số lượng (20 GV)
Tỉ lệ (%)
1 Dạy trẻ biết ăn no, ăn ngon miệng, hết suất
hàng ngày. 18 90
2 Dạy trẻ nhận biết một số thực phẩm và lợi ích
của chúng theo ba nhóm thực phẩm. 20 100 3 Dạy trẻ biết ăn đủ chất để có sức khỏe 17 85 4 Dạy trẻ có thói quen, nề nếp ăn uống sạch sẽ,
văn minh lịch sự. 15 75
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng các nội dung GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của giáo viên trường Mần Non Văn Lung
Qua bảng thống kê cho thấy, về cơ bản giáo viên đã thực hiện các nội dung GDDD cho trẻ. Có 100% giáo viên tổ chức dạy trẻ biết một số thực phẩm và lợi ích của chúng theo ba nhóm thực phẩm; có 18/20 giáo viên (chiếm 90%) giáo viên thực hiện nội dung dạy trẻ biết ăn no, ăn ngon miệng, hết suất hàng ngày; Bên cạnh đó, 85% giáo viên dạy trẻ biết ăn đủ chất để có sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ có 15/20 (chiếm 75%) giáo viên dạy trẻ nội dung dạy trẻ có thói quen, nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh lịch sự. Trên thực tế chúng tôi nhận thấy rằng, việc GDDD cho trẻ ở trường mầm non còn mang tính khái quát chưa cụ thể, nội dung chưa sâu, trẻ không được thực hành nhiều nên làm hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng của trẻ.
d. Kết quả giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên trường Mầm Non Văn Lung
Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức GDĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên trường Mầm Non Văn Lung được thể hiện cụ thể ở bảng 2.4
STT Hình thức Số lượng (20 GV)
Tỷ lệ (%)
1 Hoạt động học tập 16 80
2 Hoạt động vui chơi 12 60
3 Hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh 18 90
4 Hoạt động lao động 5 25
5 Chế độ sinh hoạt hàng ngày 15 75
6 Các ngày lễ, ngày hội 4 20
7 Các hoạt động khác 2 10
Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của giáo viên trường Mầm Non Văn Lung
Qua bảng thống kê cho thấy, phần lớn giáo viên đã tổ chức GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ. Trong tổng số 20 giáo viên được hỏi thì có 18/20 (chiếm 90%) giáo viên thường tổ chức GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ; có 16/20 giáo viên (chiếm 80%) giáo viên dùng hoạt động học tập nhằm tổ chức GDDD cho trẻ; Việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng được giáo viên lựa chọn để GDDD cho trẻ với tỷ lệ tương đối cao 15/20 giáo viên (chiếm 75%). Bên cạnh các hoạt động trên, hoạt động vui chơi cũng là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể thông qua đó GDDD cho trẻ nên hoạt động này có 12/20 giáo viên (chiếm 60%) giáo viên lựa chọn. Tuy nhiên một số hoạt động khác như hoạt động lao động 5/20 (chiếm 25%); các ngày lễ, ngày hội 4/20 (chiếm 20%) không được nhiều giáo viên lựa chọn để GDDD cho trẻ. Khi được hỏi, có sử dụng các hoạt động khác ngoài các hoạt động trên không thì có 2/20 (chiếm 10%) cho rằng họ đã sử dụng: hoạt động thể chất, mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi nhằm GDDD cho trẻ.
e. Kết quả giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp nhằm GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ
Trong quá trình tổ chức GDDD cho trẻ giáo viên thường sử dụng các phương pháp như: tổ chức cho trẻ quan sát (19/20 - 95%) đây là phương pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất ở mỗi tiết học. Đa số giáo viên cũng nhận định được rằng quá trình tri giác có chủ định về một đối tượng nào đó để thu thập thông tin về đối tượng đó ví dụ như: các loại rau, củ, quả, các loại thực phẩm,…Trong GDDD quan sát là quá trình tổ chức cho trẻ quan sát trực tiếp những sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên có liên quan đến dinh dưỡng một cách có mục đích, có kế hoạch trong một thời gian nhất định nhằm cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ.
Phương pháp luyện tập có (17/20 - 85%) giáo viên lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên đã sử dụng cả hai phương pháp giao nhiệm vụ tùy vào khả năng trẻ và các nhiệm vụ là khác nhau. Tuy nhiên, cô thường cho trẻ lặp đi lặp lại một động tác hay việc làm đơn điệu nào đó lâu nên làm cho trẻ mệt mỏi và chán nản.
Phương pháp trò chuyện (12/20 - 60%) giáo viên lựa chọn. Phương pháp này rất linh hoạt có thể tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi, cô giáo có thể tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ. Trong hoạt động LQVMTXQ phương pháp này phát huy tác dụng tối đa khi giáo viên vận dụng để cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ trước khi hoạt động bắt đầu và kết thúc hoạt động. Nhưng bản thân giáo viên chưa thực sự chú ý cung cấp cho trẻ kiến thức về dinh dưỡng mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức về cấu tạo.
Phương pháp trình bày trực quan là sử dụng các phương tiên trực quan như: mô hình, tranh ảnh, đèn chiếu và các phương tiện kỹ thuật khác thay cho việc giới thiệu sự vật và hiện tượng có thật về lĩnh vực dinh dưỡng trong cuộc sống xã hội nhằm củng cố và cụ thể hóa biểu tượng, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức hình thành khả năng tri giác về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng ở trẻ để trẻ vận dụng vào hoạt động LQVMTXQ một cách linh hoạt. Tuy nhiên do điều kiện, phương tiên chưa đảm bảo nên chỉ có 8/20 giáo viên chiếm 40% sử dụng phương pháp này.
f. Kết quả giáo viên trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ thông qua tiết học LQVMTXQ
STT Biện pháp Mức độ sử dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
1 Đàm thoại với trẻ về yêu cầu, nội dung trong
các hoạt động giáo dục dinh dưỡng 75 25 0
2 Sưu tầm và lựa chọn hoạt động phù hợp với nội
dung GDDD phù hợp 25 10 65
3 Tạo hứng thú cho trẻ trong khi tham gia hoạt
động GDDD 80 20 0
4 Sử dụng các yếu tố thi đua trong hoạt động
GDDD 90 10 0
5 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lý 75 15 10
6 Tạo các tình huống có vấn đề hướng trẻ vào nội
dung GDDD 25 20 55
7 Luôn ủng hộ những sáng kiến của trẻ 50 15 35 8 Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả trẻ tham
gia hoạt động GDDD 20 30 50
Bảng 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
Như vậy, đa số giáo viên đều đã áp dụng những biện pháp mà chúng tôi điều tra. Điều đó chứng tỏ rằng họ đã đánh giá đây là những biện pháp quan trọng để GDDD trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên khi trả lời về mức độ sử dụng các biện pháp trên trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì các ý kiến đưa ra có sự khác nhau:
Các biện pháp mà giáo viên sử dụng thường xuyên để nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ là: Đàm thoại với trẻ về yêu cầu, nội dung trong các hoạt động giáo dục dinh dưỡng (75%); tạo hứng thú cho trẻ trong khi tham gia hoạt động
giáo dục dinh dưỡng (80%); sử dụng các yếu tố thi đua trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng (90%); sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lý (75%).
Các biện pháp mà giáo viên ít sử dụng để nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ lớn (5 – 6 tuổi ở) trường MN là các biện pháp: Sưu tầm và lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chiếm (25%), tạo các tình huống có vấn đề hướng trẻ vào nội dung GDDD (25%); luôn ủng hộ những sáng kiến của trẻ (50%); Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả trẻ tham gia hoạt động GDDD (20%)
Tóm lại: Với các biện pháp giáo viên đã lựa chọn chúng tôi thấy rằng: Về cơ bản giáo viên MN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ. Đồng thời giáo viên cũng đã cố gắng lựa chọn và sử dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp này còn chưa có sự linh hoạt, chưa phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với nhau. Khi sử dụng còn đơn điệu rời rạc, thiếu hệ thống và còn rất máy móc. Do đó hiệu quả GDDD của trẻ trong quá trình hoạt động còn thấp, trẻ luôn thụ động chờ sự gợi ý, giúp đỡ của giáo viên.
g. Kết quả những khó khăn của giáo viên khi sử dụng biện pháp nhằm GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ
Qua quá trình tổng hợp phiếu điều tra và trò chuyện với giáo viên, chúng tôi nhận thấy một trong những khó khăn của giáo viên là thiếu tài liệu hướng dẫn có tới 19/20 (chiếm 95%) giáo viên lựa chọn nội dung này nguyên nhân một phần do tài liệu tham khảo cho giáo viên hay giới hạn kinh phí, bên cạnh đó thời gian đầu tư, tìm kiếm chưa có.
Khó khăn thứ hai mà 15/20 giáo viên (chiếm 75%) giáo viên lựa chọn là hiện nay trong các cơ sở giáo dục là số lượng trẻ quá đông, thực tế các lớp hiện nay từ 55 - 60 trẻ nên việc giáo viên rất khó trong việc truyền đạt kiến thức và
giúp trẻ thực hành. Tiếp đến có 6/20 giáo viên (chiếm 30%) giáo viên lựa chọn khó khăn chưa biết cách tiếp cận nội dung GDDD cho trẻ thông qua tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp. Tuy trình độ giáo viên đều đã đạt chuẩn nhưng đa số giáo viên tự nhận thấy rất khó khăn cho các cô khi tổ chức hoạt động GDDD cho trẻ, không có khả năng xây dựng các biện pháp mới có 5/20 (chiếm 25%) nhận định điều này. Bên cạnh đó giáo viên khó lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động có 4/20 (chiếm 20%). Một số ít giáo viên 2/20 (chiếm 10%) cho rằng nội dung chương trình chưa phù hợp. 1/20 (chiếm 5%) nêu khó khăn của mình là giáo viên cần có khả năng sư phạm mầm non trong quá trình GDDD cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động LQVMTXQ. Thực tế cho thấy, các giáo viên chưa thực sự sáng tạo, còn quá máy móc và rập khuôn trong công việc, ngại áp dụng cái mới.
h. Kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Tuy nhiên, có 20/20 (chiếm 100%) giáo viên lựa chọn cơ sở vật chất là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ vì các đồ dùng, trang thiết bị trẻ thực hành còn thiếu nhiều. Yếu tố về lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động có 16/20 (chiếm 80%) giáo viên lựa chọn họ mong muốn được tham gia các dự án giáo dục, các lớp bồi dưỡng xây dựng biện pháp GDDD hay các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm giữa giáo viên trong và ngoài trường. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ giáo viên và từ phía trẻ cũng được đánh giá cao, có 14/20 (chiếm 70%) giáo viên lựa chọn. Bên cạnh các yếu tố trên giáo viên cũng nêu thêm một vài yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ, cụ thể là: Nhận thức của phụ huynh học sinh về dinh dưỡng, thói quen nuôi dưỡng