THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thử nghiệm
3.7. Phương pháp tiến hành thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước TN
Chúng tôi tiến hành đo đầu vào trước TN về hiệu quả GDDD cho trẻ ở cả 2 nhón TN và ĐC thông qua hoạt động LQVMTXQ bằng cách sử dụng hệ thống
bài tập đánh giá sự hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, kết hợp với dự giờ và quan sát trẻ trong quá trình hoạt động
Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai các biện pháp
Đối với nhóm ĐC: Tổ chức các hoạt động GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ với những nội dung và các biện pháp cũ trong điều kiện bình thường.
Đối với nhóm TN: Chúng tôi cùng 2 giáo viên phụ trách 2 lớp TN vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào xây dựng kế hoạch tổ chức GDDD cho trẻ nhóm TN thông qua hoạt động LQVMTXQ. Kế hoạch tổ chức hoạt động LQVMTXQ được tiến hành như sau:
* Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động LQVMTXQ
- Xác định mục tiêu giáo dục:
+ Xác định những kiến thức GDDD cần cung cấp cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ.
+ Xác định những kỹ năng thực hành dinh dưỡng cần hình thành cho trẻ. + Xác định những tình cảm, thái độ về dinh dưỡng cần hình thành cho trẻ - Lựa chọn đề tài LQVMTXQ phù hợp với nội dung GDDD.
- Chuẩn bị môi trường phù hợp với trẻ hướng vào nội dung GDDD - Phương pháp tiến hành: Xác định cụ thể hoạt động của giáo viên và
của trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động LQVMTXQ * Bước 2: Tổ chức hoạt động LQVMTXQ nhằm GDDD cho trẻ
Đây là bước rất quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả của GDDD cho trẻ. Trong quá trình hoạt động trẻ được lĩnh hội và tự mình thực hiện những kiến thức mà trẻ đã họ được vào trong bài học.
* Bước 3: Đánh giá hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động LQVMTXQ
Trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động của trẻ, giáo viên nắm được hiệu quả GDDD của từng trẻ. Thông qua đó biết được kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ đối với vấn đề dinh dưỡng để thông qua đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVMTXQ
Giai đoạn 3: Đo đầu ra sau thử nghiệm
Tiến hành đo đầu ra hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động LQVMTXQ trên cơ sở 2 nhóm ĐC và TN, thu thập, xử lí kết quả thu được bằng các công thức của toán thống kê và rút ra số liệu.