XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
2.2.2. xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) qua hoạt động LQVMTXQ theo hướng tích hợp
2.2.2.1. Chọn đề tài phù hợp với nội dung GDDD
* Ý nghĩa và nội dung
Việc lựa chọn đề tài phù hợp với nội dung GDDD có nhiệm vụ quan trọng, nó giúp cho việc định hướng đúng đắn cho bài dạy, đồng thời nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Muốn cho tiết học LQVMTXQ theo hướng tích hợp đạt hiệu quả, thực sự phát huy tích cực
trong GDDD thì giáo viên cần giúp trẻ lựa chọn những chủ đề phù hợp với nội dung GDDD, phù hợp với vốn sống, vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức của trẻ. Ngược lại nếu chủ đề LQVMTXQ xa với thực tế, không gắn với nội dung GDDD sẽ kiến trẻ chán nản, không gây sự chú ý tập trung của trẻ.
Với trẻ 5 - 6 tuổi, sự hiểu biết của trẻ khá phong phú nhưng nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ vẫn rất lớn. Nên việc tìm và xác định đề tài của tiết học phải phụ thuộc vào cuộc sống thực của trẻ, trẻ có nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá, phù hợp với kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ. Đề tài LQVMTXQ gắn với mảng hiên thực có liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng mà trẻ có nhiều cơ hội hoạt động trải nghiệm để tác động đồng thời đến tất cả các lĩnh vực phát triển như trí tuệ, tình cảm, thể lực của trẻ.
Căn cứ vào nội dung, mục tiêu GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), lựa chọn các đề tài LQVMTXQ có nội dung gần gũi, phù hợp với hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ, phù hợp với nội dung GDDD cho trẻ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, sắp xếp các chủ đề theo hệ thống để tổ chức thực hiện tiết học LQVMTXQ có nội dung GDDD có hiệu quả.
* Tiến hành
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình GDDD trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non” ở các độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ trên cơ sở đó thấy được sự kế thừa, phát triển, mở rộng nội dung cho phù hợp với trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Cần xác định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung GDDD cho trẻ ở lứa tuổi này.
- Để thực hiện được biện pháp này giáo viên cần phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ. Căn cứ vào đó xác định nội dung GDDD cần truyền đạt đến trẻ thông qua việc sưu tầm và lựa chọn các đề tài LQVMTXQ phù hợp với nội dung đã xác định. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch theo chủ đề, kế hoạch ngày và kế hoạch hoạt động cần được sắp xếp hợp lí để quá trình thực hiện tích hợp GDDD được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ví dụ: Đối với chủ đề “Bản thân” với chủ đề nhánh “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?” có thể chọn những chủ đề phù hợp với nội dung GDDD như: “Món ăn ưa thích”, “Một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe”, “Các nhóm thực phẩm”,...để trẻ có những hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng, sự cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, căn cứ vào nhận thức, nhu cầu, vốn kinh nghiệm của trẻ và nội dung của các chủ đề giáo dục, xác định nội dung GDDD cần lựa chọn. Sau đó tiến hành lựa chọn các đề tài LQVMTXQ có nội dung phù hợp và được sắp xếp có hệ thống. Trong quá trình lựa chọn cần bổ sung vào chủ đề LQVMTXQ của trẻ những chủ đề về thực phẩm sẵn có ở địa phương, cơ sở của mình để giúp trẻ khám phá, tìm hiểu những gì gần gũi, quen thuộc với chính bản thân trẻ. Giáo viên cần lựa chọn những nội dung có ý nghĩa đối với trẻ để tạo được hứng thú và tích tích cực của trẻ.
- Đề tài LQVMTXQ có nội dung GDDD đã được lựa chọn thực sự phong phú, gần gũi với cuộc sống của trẻ, giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được tìm hiểu, khám phá xung quanh. Sự sắp xếp các đề tài của tiết học LQVMTXQ cho trẻ từ dễ đến khó, từ những chủ điểm quen thuộc đến những chủ đề ít quen thuộc hơn nhưng phải đảm bảo đúng với nội dung GDDD, có tính hệ thống và liên hoàn.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ làm quen với nhóm chủ đề “Các nhóm thực phẩm” cần tổ chức đàm thoại, quan sát các hình ảnh đại diện của bốn nhóm. Từ đó trẻ sẽ dần dần phân biệt được sự khác nhau của các nhóm và mỗi nhóm có những loại gì.
*Các điều kiện đảm bảo tính khả thi của biện pháp
- Giáo viên cần nắm vững được nội dung, chương trình GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Đề tài được lựa chọn phải mang tính kế thừa các lứa tuổi trước nhưng được mở rộng một cách hợp lí.
- Có nhiều nguồn thông tin về GDDD để có thể lựa chọn chủ đề LQVMTXQ một cách phong phú. Đề tài phải theo hướng mở để có thể thay đổi
một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với mục tiêu GDDD, vốn kinh nghiệm và đặc điểm nhận thức của trẻ.
- Giáo viên là người có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phải nắm được đặc điểm và trình độ phát triển chung của lứa tuổi cũng như trình độ phát triển riêng của từng trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên phải biết phân hóa về mức độ hoạt động của trẻ để phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, kích thích tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được hoạt động phù hợp với khả năng và nhận thức của mình.
Như vậy, việc lựa chọn những đề tài phù hợp với nội dung GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả GDDD. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn những đề tài phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với hứng thú, kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của trẻ, đồng thời chứa đựng những điều lôi cuốn, hấp dẫn, mới mẻ nhằm kích thích sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá của trẻ.
2.2.2.2. Tạo môi trường hoạt động hướng vào nội dung GDDD
* Ý nghĩa và nội dung
Bên cạnh sự phát triển tư duy trực quan hành động, trẻ 5 - 6 tuổi còn phát triển tư duy trực quan hình tượng. Sự tăng cường tiếp xúc với môi trường xung quanh giúp trẻ củng cố, mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ và hình thành cho trẻ những biểu tượng phong phú về đối tượng. Trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận kiến thức đồng thời phát triển kỹ năng tư duy. Môi trường hoạt động là môi trường trong đó đối tượng hoạt động chứa đùng tiềm năng trở thành động cơ bên trong của chủ thể. Yếu tố cốt lõi của môi trường hoạt động là các đối tượng hoạt động, là những giá trị, những kinh nghiệm được lựa chọn mà trẻ cần chiếm lĩnh trong quá trình hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường hoạt động giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy trẻ học tốt nhất qua sự tương tác với các đối tượng trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất phong phú, hấp dẫn, không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, khảo sát, khám phá của trẻ. Sự hứng thú, sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các đối tượng của môi trường. Các đối tượng mà phong phú, luôn mới mẻ sẽ có sức hấp dẫn và duy trì hứng thú của trẻ, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo ở trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá, thử nghiệm. Tuy nhiên môi trường hoạt động của trẻ phải được xây dựng theo hướng “mở”, có nghĩa là mọi thứ được sắp xếp trong môi trường có thể thay đổi theo nội dung giáo dục, theo mức độ phát triển của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, đảm bảo sự giáo dục phù hợp với trẻ.
Trong mỗi tiết học cho trẻ LQVMTXQ, việc tạo môi trường phù hợp với chủ đề LQVMTXQ hướng vào nội dung GDDD là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trẻ mẫu giáo có cái nhìn trực giác, tổng thể với mọi vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy, khi nhận thức một sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, trẻ không phân biệt rạch ròi từng chi tiết đơn lẻ mà có cái nhìn bao quát toàn bộ sự vật hiện tượng trong một chủ thể toàn vẹn. Vì vậy, việc tạo môi trường (sắp xếp và trang trí không gian lớp học) cho trẻ đảm bảo sự phù hợp (thuận lơi, hợp lí, hài hòa) trong một tổng thể thống nhất là vô cùng cần thiết khi tổ chức tiết học LQVMTXQ nhằm GDDD cho trẻ.
Để tạo môi trường phù hợp, hấp dẫn với trẻ cần lựa chọn không gian trong lớp học để trang trí, phân chia lớp một cách hợp lí, trang trí xung quanh lớp bằng các loại tranh ảnh, mô hình, vật thật tạo nên sự hài hòa, hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ.
* Tiến hành
- Xác định nội dung và lập sơ đồ
- Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu
+ Lựa chọn không gian phù hợp để tổ chức hoạt động
+ Chọn đề tài gần gũi, phù hợp với điều kiện địa phương, kích thích sử dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho từng chủ đề.
+ Trang trí lớp và trưng bày sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi của trẻ và các vật mẫu thật cẩn thận tiện cho việc sử dụng của trẻ. Bên cạnh đó cần đa dạng, đẹp, thay đổi phù hợp với nội dung của các chủ đề, tiết học khác nhau.
+ Các học liệu, đồ dùng, đồ chơi cần chuẩn bị có tính “mở”, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ cũng như luyện tập các kỹ năng.
+ Cung cấp các đồ dùng, học liệu trang trí lớp học cần theo trình tự phân phối kế hoạch hoạt động trong tuần, với số lượng vừa đủ và nên thay đổi sau mỗi ngày để trẻ luôn có cảm giác mới mẻ sẽ khơi gợi ở trẻ sự tập trung, chú ý, kích thích hứng thú của trẻ.
- Cách bố trí, sắp xếp các đối tượng
Để phát huy được hiệu quả trong hoạt động của trẻ, chúng ta cần phải biết sắp xếp, bố trí các đối tượng sao cho khoa học, hợp lý, kích thích được trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá, tìm tòi và thử nghiệm. Có thể bố trí như sau:
+ Trang trí xung quanh phòng, các mảng tường phù hợp với nội dung của chủ đề LQVMTXQ để gây sự chú ý cho trẻ.
+ Sắp xếp đồ dùng và nguyên vật liệu có mục đích gợi ý tưởng hoạt động của trẻ. + Bố trí, sắp xếp các đối tượng trong hoạt động chung có mục đích học tập: Giáo viên cần phải biết bố trí các đối tượng sao cho thận tiện, đẹp mắt, kích thích được các hoạt động của trẻ và phục vụ tốt nhất cho trẻ trong quá trình hoạt động.
* Các điều kiện nhằm đảm bảo tính khả thi của biện pháp
- Trang trí lớp học đảm bảo yêu cầu chung của ngành học, môn học, giờ học và chủ đề học.
- Giáo viên là người chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, tận dụng được những đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, cở sở của mình.
- Cô cần có khiếu thẩm mỹ nhất định, có năng lực tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học.
- Giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và có kỹ năng tổ chức hoạt động, vận dụng linh hoạt mọi lúc, mọi nơi để mở rộng sự hiểu biết của trẻ.
Như vậy, việc tạo môi trường hoạt động phù hợp, hấp dẫn sẽ kích thích và duy trì được hứng thú của trẻ trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong mỗi tiết học. Thông qua đó, giúp trẻ dẽ dàng hơn trong việc lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn với việc GDDD. Do đó, để nâng cao hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua tiết học LQVMTXQ cần phải tổ chức tốt môi trường hoạt động phù hợp với chủ đề, hướng vào nội dung GDDD.
2.2.2.3. Sử dụng mẫu vật thật phù hợp với chủ đề LQNMTXQ hướng vào nội dung GDDD
* Ý nghĩa và nội dụng
Việc sử dụng mẫu vật thật chính là cách thức cụ thể cho trẻ quan sát, tiếp xúc, trải nghiệm đối với các đồ vật thật. Biện pháp này không chỉ giúp trẻ làm quen sự vật bằng mắt mà còn cả cảm giác của đôi tay. Nhờ đó mà hoạt động nhận cảm của trẻ được phát triển và đây là cơ sở để hình thành và phát triển tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
Muốn kích thích trẻ hoạt động trong khi khám phá thì đối tượng để khám phá phải phản ánh thích đáng vào óc trẻ, lúc đó nó sẽ biến thành nhu cầu, hứng thú muốn khám phá của trẻ. Giáo viên không nên ép buộc trẻ phải thực hiện theo mình hoặc buộc trẻ phải thực hiện chủ đề mà bản thân trẻ không muốn. Vì vậy, khi sử dụng mẫu vật thật nhằm tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ với chủ đề đã chọn của tiết học là điều kiện cần thiết cho sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ của quá trình GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Những ấn tượng mạnh mẽ bên ngoài, từ việc trẻ được tri giác, trải nghiệm những gì mà trẻ thấy từ việc quan sát mẫu vật thật sẽ giúp trẻ lĩnh hội các kỹ năng, kinh nghiệm làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu được thể hiện hiểu biết của mình qua những bài học.
Phương pháp trực quan là phương pháp huy động các giác quan của trẻ tham gia vào quá trình nhận biết, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và ghi nhớ trở nên bền vững, chính xác. Khi tiếp thu với vật thật trẻ không chỉ được tri giác nà còn được cầm, nắm, sờ, ngửi, ăn,... từ đó trẻ có cảm giác về một vật một cách chính xác nhất. Đồng thời giúp trẻ so sánh, đối chiếu các bộ phận của chúng, tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng, từ đó nhận ra hình dáng bên ngoài của vật.
Tạo điều kiện giúp trẻ chủ động lựa chọn, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy biểu tượng, ấn tượng, các kinh nghiệm, khả năng khám phá sự vật một cách tích cực về nội dung GDDD.
* Tiến hành
- Tổ chức cho trẻ hoạt động với vật thật giáo viên cần có kế hoạch từ trước và chuẩn bị chu đáo các nội dung.
- Vật thật mà trẻ tri giác, giáo viên cần lựa chọn cẩn thận, phải đảm bảo về nội dung, mang tính thẩm mỹ, kích thước phù hợp.
Ví dụ : Cô dạy chủ đề “Các loại hoa quả” cần lựa chọn các loại hoa quả với nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ của quả hồng, màu vàng của cảm, màu xanh của dưa,...kích thước vừa phải, đẹp mắt, quả còn tươi sẽ kích thích được trẻ.
- Trong GDDD quan sát là quá trình tổ chức cho trẻ tri giác trực tiếp những sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên có liên quan đến dinh dưỡng một cách có mục đích, có kế hoạch trong một thời gian nhất định nhằm cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ. Đối tượng cho trẻ quan sát vô cùng phong phú có thể là các loại rau, củ, quả, các loại thực phẩm, cách bảo quản các loại thực phẩm, các món ăn, cách chế biến món ăn của