Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 31 - 40)

4. Danh mục bảng biểu

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.6. Kết quả điều tra thực trạng

1.2.6.1. Khảo sát hứng thú của trẻ và đánh giá giờ dạy của giáo viên

a, Qua quá trình khảo sát mức độ hứng thú của 120 trẻ 5-6 tuổi trong ba giờ hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non Lương Lỗ – Thanh Ba – Phú Thọ. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Khảo sát thực trạng về mức độ hứng thú của trẻ 5-6 khi tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên ở trường mầm non Lương Lỗ - Thanh Ba - Phú Thọ

Tên hoạt động tạo hình Mức độ sáng tạo Mức độ tích cực Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú Tích cực Ít tích cực Không tích cực ST % ST % ST % ST % ST % ST % Xếp dán con hươu từ hoa, lá 30 25 70 58,3 20 16,7 30 25 75 62,5 15 12,5 Xếp dán con gà trống từ hột hạt 35 29 50 41,7 35 29,3 30 29 70 58,3 20 12,7 Xếp hình đoàn tàu từ sỏi 38 31,7 56 46,7 26 21,6 40 33,3 58 48,3 22 18,4

Từ bảng trên ta có được bảng số liệu sau:

Kết quả bảng 1 cho thấy, mức độ trẻ hứng thú (28,6%) và tích cực (29,1%) của trẻ đạt tỉ lệ không cao.

Mức độ ít hứng thú (45,8%) và không hứng thú (22,5%) chiếm tỉ lệ khá lớn trong hoạt động.

Cũng như tiêu chí về sáng tạo thì tiêu chí về tính tích cực của trẻ có mức độ ít tích cực (56,37%) và không tích cực (14,5%) chiếm tỉ lệ lớn.

tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên trẻ đều được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết. Giáo viên cũng đã sử dụng các phương pháp kích thích hứng thú cho trẻ trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động tạo hình. Có chuẩn bị những vật liệu cần thiết cho trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, tuy nhiên các nguyên vật liệu cô chuẩn bị thì chưa thực sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với trẻ.

Trong suốt quá trình hoạt động, việc duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình tạo hình lại chưa được hiệu quả. Cô chỉ có ít các nguyên vật liệu thiên nhiên nên rất dễ gây nhàm chán cho trẻ. Trong lúc trẻ hoạt động giáo viên chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp như khen ngợi, khích lệ, động viên kịp thời cho trẻ. Dẫn đến trẻ không có động lực và hứng thú trong suốt quá trình hoạt động tạo hình. Đó là nguyên nhân khiến mức độ tích cực và hứng thú trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ không cao và không được duy trì.

b, Qua quá trình đàm thoại với giáo viên và quan sát các tiết dạy của giáo viên trong trường chúng tôi thu được những kết quả sau:

* Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

Cụ thể:

+ 82% giáo viên cho rằng việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên là rất cần thiết .

+ 12% giáo viên cho rằng điều đó là cần thiết.

+ Còn lại 6% giáo viên cho rằng điều đó là tương đối cần thiết.

Qua việc khảo sát trên cho thấy rằng việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên đã được giáo viên trong trường mầm non nhận thức một cách tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động để phát huy tính sáng tạo và các quá trình tâm lý cho trẻ 5-6 tuổi.

* Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

+ 78% số ý kiến cho rằng, cần thiết phải có các biện pháp thích hợp để kích thích hứng thú cho trẻ, vì nếu có biện pháp tổ chức tốt sẽ đem lại kết quả tốt, đem

lại sự phát triển tốt hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt cho trẻ.

+ 22% số ý kiến còn lại cho rằng biện pháp tốt hay không không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ vì vậy không cần thiết sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chuẩn bị nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình của trẻ. Cụ thể:

+ Có 75% ý kiến cho rằng, việc chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên là khâu rất quan trọng trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sự thành công của tiết dạy.

+ 25% số ý kiến còn lại không coi việc chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên là khâu quan trọng, họ chỉ coi đó là công việc không cần thiết và chỉ làm qua loa cho có.

* Nhận thức của giáo viên về những khó khăn thường gặp trong việc tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ ở trường mầm non. Cụ thể:

+ Cơ sở vật chất, đồ dùng còn thiếu thốn, các vật liệu thiên nhiên cho trẻ hoạt động chưa đa dạng và phong phú.

+ Trẻ chưa có các kỹ năng thực thụ trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên như: cắt, xếp, dán,...

+ Do làm quen với chương trình đổi mới nên giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian soạn giáo án các tiết học theo hướng tích hợp chủ đề.

+ Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, giáo viên còn phải tham gia nhiều hoạt động phong trào của nhà trường và địa phương. Do đó, không có nhiều thời gian đầu tư vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và tìm kiếm các nguyên vật liệu thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn, mới mẻ trong các hoạt động tạo hình của trẻ.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, chúng tôi nhận thấy việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cũng có phần hạn chế do chính các cô giáo chưa thực sự đầu tư, tâm huyết, công sức để sưu tầm, tìm hiểu tổ chức hoạt động cho trẻ. Giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp kết hợp để kích thích hứng thú và duy trì được hứng thú của trẻ trong suốt quá trình trẻ hoạt đông. Giáo viên cũng chưa huy

động được những sự giúp đỡ từ bên ngoài để tổ chức hoạt động như kêu gọi sự giúp đỡ của phụ huynh là một ví dụ. Do đó làm hạn chế khả năng hoạt động tối đa của trẻ. Ngoài ra trẻ cũng còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi thực hiện bài tập.

c, Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non.

Chúng tôi tiến hành khảo sát 25 giáo viên trong trường về sự chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành hoạt động và các biện pháp sử dụng trong quá trình tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Sự chuẩn bị của các giáo viên trước khi tiến hành hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

SST Biểu hiện Số phiếu Tỉ lệ (%)

1

Soạn theo chương trình đổi mới: - Soạn bài đầy đủ, chi tiết sáng tạo - Soạn dàn bài 25 11 14 100 44 56 2

Chuẩn bị nguyên vật liệu thiên nhiên cho hoạt động tạo hình:

- Đầy đủ, phong phú, có nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên mới.

- Có chuẩn bị nhưng chưa có các nguyên vật liệu thiên nhiên mới.

25 9 16 100 36 64 3

Xây dựng môi trường tạo hình cho trẻ:

- Thường xuyên thay đổi không gian, môi trường hoạt động cho trẻ.

- Trẻ ít được hoạt động trong những không gian và môi trường khác nhau.

25 7 18 100 28 72

4 Cho trẻ làm quen với đối tượng trước khi dạy: - Cho trẻ làm quen với các đặc điểm của đối tượng trước khi hoạt động tạo hình.

- Đến giờ tạo hình trẻ mới được làm quen với đối tượng 25 10 15 100 40 60

Từ bảng khảo sát sự chuẩn bị giờ dạy của giáo viên cho thấy đa số giáo viên đã chuẩn bị giáo án theo chương trình đổi mới và đã có sự chuẩn bị bài, đồ dùng tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi. Mặc dù vậy số lượng giáo viên đầu tư vào tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ chưa thực sự tâm huyết, còn hời hợt khi chuẩn bị về môi trường hoạt động, về nguyên vật liệu cho các bài tạo hình của trẻ.

Phần lớn giáo viên dựa vào chương trình, tài liệu và đồ dùng có sẵn, ít đầu tư vào giờ dạy. Chủ yếu giáo viên chỉ soạn giáo án có dàn bài, ít sáng tạo (chiếm 56%).

Qua khảo sát chúng tôi thấy hạn chế trong giờ nặn theo đề tài của trẻ 5-6 tuổi là điều kiện cơ sở vật chất, không gian hoạt động còn chật chội, chưa tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự nhiên khi tham gia hoạt động. Ngoài ra, các nguyên vật liệu thiên nhiên chưa phong phú, mới lạ đối với trẻ. Đây là khó khăn lớn nhất làm hạn chế sự hứng thú và tích cực hoạt động của trẻ trong giờ tạo hình.

Bảng 3: Thực trạng các biện pháp giáo viên sử dụng để kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. STT Biện pháp Thường xuyên Không thường xuyên Hiếm khi SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Đàm thoại với trẻ về chủ đề hoạt động, nội dung và cách thực hiện tạo ra sản phẩm.

2

Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình dưới nhiều hình thức khác nhau.

11 44 9 36 5 20

3

Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh.

4 16 10 40 11 44 4 Sử dụng các phương pháp khác để duy trì hứng thú cho trẻ. 8 32 7 28 10 40

- Biện pháp đàm thoại với trẻ về chủ đề hoạt động, nội dung và cách thực hiện tạo ra sản phẩm.

Có đến 48% giáo viên trả lời là có thường xuyên sử dụng phương đàm thoại với trẻ về chủ đề hoạt động, nội dung và cách thực hiện tạo ra sản phẩm, 32% ý kiến là không thường xuyên và 20% số ý kiến là hiếm khi sử dụng. Trong thực tế mặc dù giáo viên có sử dụng biện pháp này nhưng với mức độ vẫn còn thấp và hiệu quả đem lại chưa cao. Phần lớn giáo viên hay vào bài trực tiếp và bỏ qua bước đàm thoại về chủ đề hoạt động. Qua quan sát chúng tôi cũng nhận thấy việc hỏi và cách trả lời của cô cũng như của trẻ không có sự khác biệt qua những chủ đề khác nhau. Điều này sẽ gây nhàm chán cho trẻ, một số trẻ có thể không chú ý đến nội dung cuộc đàm thoại từ đó sẽ không thu hút được sự chú ý và hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động. Vì vậy, để kích thích hứng thú cho trẻ cần thường xuyên đàm thoại với trẻ về chủ đề, nội dung và cách thực hiện tạo ra sản phẩm.

- Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình dưới nhiều hình thức khác nhau.

Biện pháp này với 44% giáo viên thường xuyên sử dụng, 36% không thường xuyên và có 20% hiếm khi sử dụng. Việc cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình dưới nhiều hình thức như thông qua các trò chơi, thông qua việc gây hứng thú cho trẻ khi bước vào một tiết học nào đó hay dùng để củng cố kiến thức cho trẻ sau tiết học. Tuy nhiên trong quá trình tạo hình trẻ không sôi nổi như là học hát hay chơi trò chơi vận động,… Do đó mà giáo viên không hay sử dụng hoạt động tạo hình trong các hoạt động khác ngoài hoạt động tạo hình ra.

- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh.

16% giáo viên thường xuyên sử dụng, 40% không thường xuyên, 44% hiếm khi. Đây là một biện pháp hay, việc cho trẻ được tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh giúp cho vốn biểu tượng về các sự vật hiện tượng của trẻ ngày càng phong phú. Nó giúp cho quá trình hoạt động tạo hình trẻ liên tưởng và tưởng tượng một cách dễ dàng, sáng tạo nhất và nhanh nhất. Tỉ lệ không thường xuyên sử dụng và hiếm khi sử dụng biện pháp này là khá cao mặc dù biện pháp này rất quan trọng trong việc kích thích hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Do vậy cần tăng tỉ lệ thường xuyên sử dụng biện pháp này trong hoạt động tạo hình của giáo viên là điều cần thiết.

Qua việc khảo sát và đã thu được những kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cũng đã được các giáo viên trong trường quan tâm hơn nhưng chưa thực sự thường xuyên. Các giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ và đúng về các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ, do đó kết quả thu được thông qua hoạt động đạt kết quả chưa được như mong muốn.

- Sử dụng các phương pháp khác để duy trì hứng thú cho trẻ.

Có 32% giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp khác nhau trong quá trình tạo hình của trẻ để nhằm duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình hoạt động. 28% giáo viên không thường xuyên sử dụng và có tới 40% hiếm khi sử dụng. Đa số giáo viên không hay trò chuyện, gợi mở,… cho trẻ trong suốt quá trình hoạt động. Điều này làm giảm sự hứng thú của trẻ rất nhiều, trẻ cứ hoạt động và không được giáo viên động viên hay khích lệ đã dẫn đến trẻ nhàm chán và không muốn hoạt động nữa trong khi chưa hoàn thành được sản phẩm của mình. Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình hoạt động. Do đó mà chất lượng sản phẩm tạo hình của trẻ không đạt được kết quả cao như mong muốn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình không chỉ ảnh hưởng to lớn đến ý nghĩa của hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hệ thống cơ sở lý luận mà đề tài đã đề cập đến thì vấn đề kích thích hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên là một mục tiêu hàng đầu đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học tích cực.

Kết quả tìm hiểu thực trạng ở trường mầm non nói trên đã cho thấy các biện pháp tổ chức, kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên đã có hiệu quả nhất định, tuy nhiên chưa thực sự hấp dẫn được trẻ, chưa thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình một cách tích cực vì vậy không phát huy được các quá trình tâm lí của trẻ. Tìm ra các biện pháp tác động phù hợp để khắc phục những hạn chế trên chính là giải pháp có hiệu quả nhằm kích thích hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên để từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động ở trường mầm non cũng như phát triển các quá trình tâm lý cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)