Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 67 - 72)

4. Danh mục bảng biểu

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm

Kết quả của việc áp dụng các biện pháp giáo dục nhằm kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 9 36 11 44 5 20 Nhóm thực nghiệm 14 56 8 32 3 12

Qua bảng số liệu chúng tôi có biểu đồ thể hiện kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm.

Biểu đồ 3.2: Kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Sau thời gian triển khai thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

a, Kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có tiến triển rõ rệt. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ thấp và trung bình giảm đi đáng kể so với trước thực nghiệm. Cụ thể: Mức độ trung bình của nhóm thực nghiệm từ 48% giảm xuống còn 32%, mức độ thấp từ 24% còn 12% và mức độ cao đã tăng lên đạt 56%. Như vậy tất cả các chỉ số cho thấy nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đã có bước tiến triển rõ nét và tích cực.

Qua quá trình quan sát các hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ, chúng tôi đã nhận thấy sự tiến triển rõ nét ở mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ. Các cháu đã có được sự hứng thú, tính chủ động và động cơ khi tham gia vào hoạt động. Trẻ đã biết nêu lên những ý tưởng mới lạ, say sưa hoạt động với những vật liệu mới hấp dẫn nhờ vào những biện pháp gây hứng thú của cô.

Ví dụ: Trong hoạt động “Xếp dán thuyền trên biển bằng rơm khô”, trong 0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

hoạt động này cô cho trẻ được trải nghiệm từ khâu tìm kiếm vật liệu tạo hình. Cô cho trẻ được đi tham quan cánh đồng lúa, đi thu nhặt cây lúa về phơi để tạo thành rơm. Qua quá trình được trải nghiệm trẻ thực sự cảm thấy bị lôi cuốn bởi hoạt động. Trẻ phải tự mình chuẩn bị vật liệu, phải chờ đợi đến lúc rơm khô để có thể tiến hành hoạt động. Trong thời gian trẻ phải chờ đợi đó trẻ phải thường xuyên quan sát vật liệu từ đó các đặc điểm và sự thay đổi về màu sắc của vật liệu làm trẻ thực sự hứng thú. Đồng thời trẻ cũng nắm rất rõ các đặc điểm về màu sắc, hình dạng của vật liệu tạo hình. Nó là cơ sở cho trẻ có thể dễ dàng hoạt động với nó để tạo ra sản phẩm.

Hay trong một hoạt động khác “Xếp hình ô tô bằng sỏi, hột hạt”, trong hoạt động này cô cho trẻ được hoạt động ngoài trời. Cô cũng cho trẻ được tìm kiếm hột hạt ngay trong sân trường. Trẻ thích thú cùng nhau đi tìm kiếm sỏi và hột hạt, tự mình chọn những vật liệu đẹp nhất để mang về. Điều đó đã thể hiện sự nhiệt tình và hứng thú của trẻ đối với hoạt động. Trẻ đã có mong muốn chọn vật liệu thật đẹp để tạo ra những sản phẩm dẹp nhất cho mình.

Trong quá trình hoạt động trẻ tập trung rất cao vào công việc tạo ra sản phẩm của mình, luôn mong muốn tạo ra sản phẩm đẹp nhất. Đó là kết quả của việc cô giáo luôn có những lời động viên, khích lệ trẻ trong suốt quá trình trẻ tạo ra sản phẩm. Các sản phẩm của trẻ tạo ra được sử dụng rộng rãi vào nhiều hoạt động khác như triển lãm nghệ thuật, trưng bày trong góc nghệ thuật, dùng để chơi hay dùng chính sản phẩm do trẻ làm ra để tặng quà cho những người thân thiết.

Sản phẩm của trẻ tạo ra đa dạng về màu sắc, hình dáng, chất liệu. Đặc biệt cách phối hợp các chất liệu, vận dụng những kỹ năng tạo hình tương đối thành thạo và sáng tạo.

Tuy vẫn còn những trẻ đạt ở mức độ trung bình và thấp nhưng các cháu cũng đã có sự tiến triển mặc dù chưa rõ nét.

b, Kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm đối chứng sau thực nghiệm.

So với kết quả trước thực nghiệm thì kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm cũng có thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi chưa rõ nét, chủ yếu vẫn tập trung phần lớn ở mức độ trung bình và thấp (Trung bình: 44%, thấp: 20%) và mức độ cao đạt 36%.

thường nên mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ còn thấp, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của trẻ. Trẻ có thể nêu lên ý tưởng của mình và thực hiện ý tưởng đó, tuy nhiên những ý tưởng trẻ nêu ra không có gì mới lạ và đặc biệt hơn so với trước thực nghiệm. Trẻ cũng có những hứng thú hơn, tập trung hơn, tuy nhiên còn nhiều hạn chế do sự tác động của giáo viên đến trẻ còn chưa thực sự gây cảm hứng sáng tạo. Giáo viên chưa mang đến cho trẻ những hoạt động thú vị để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách tự giác, tự nguyện. Đồng thời, các sản phẩm trẻ tạo ra chưa được ứng dụng nhiều vào trong các hoạt động khác và nếu có sử dụng thì chỉ sử dụng rất ít.

c, So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng lên rõ rệt so với kết quả khảo sát trước thực nghiệm. Giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể: Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nhóm đối chứng là 20%, còn ở mức độ trung bình và thấp nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng lần lượt là 12% và 8%. Tuy nhiên, điều đáng nói là kết quả trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch rất ít và không đáng kể. Cụ thể: Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chỉ chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm đối chứng là 4%. Nhưng sau khi thực nghiệm thì kết quả này đã có sự chênh lệch rõ nét. Điều này cho thấy rằng các biện pháp tác động trong nội dung thực nghiệm vào nhóm thực nghiệm đã có tác dụng, đem lại hiệu quả tương đối khả quan trong việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

Quan sát và so sánh trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm sẽ nhận thấy rõ là trẻ ở nhóm đối chứng có cách thực hiện hoạt động, thái độ khi tham gia vào hoạt động và hiệu quả sáng tạo của trẻ vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Ngược lại, ở nhóm thực nghiệm lại có sự thay đổi rõ nét đặc biệt là về tinh thần của trẻ khi tham gia vào hoạt động, cách thức tạo ra và hoàn thiện sản phẩm. Trẻ linh hoạt, vui vẻ, tập trung hơn, chủ động hơn rất nhiều trong suốt quá trình hoạt động.

vật liệu tạo hình mới với các cách hoạt động mới lạ, hấp dẫn và chưa bao giờ là cũ đối với trẻ. Hay với các vật liệu cũ nhưng được thể hiện trong các đề tài mới mẻ với những tình huống hấp dẫn và cách tổ chức linh hoạt của giáo viên. Chính điều này kích thích tinh thần ham học hỏi, tính hứng thú, tích cực hoạt động cũng như gây nên nhiều sự tò mò đối với trẻ. Các cháu cực kỳ phấn khích, chăm chú với các vật liệu thiên nhiên mới trên tay. Một số cháu như Nhật Long, Ngọc Mai, Thế Thuận,…trước thực nghiệm cháu chỉ được tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên thông thường nên các cháu thực hiện hoạt động khá thờ ơ, hời hợt. Nhưng sau khi chúng tôi cho vật liệu thiên nhiên mới vào thì thái độ của các cháu đối với họat động rất háo hức, tò mò. Đầu tiên cháu sờ và cảm nhận chất liệu, sau đó thì bẻ, xé vật liệu để khám phá mọi thứ về nó xem nó là thứ gì.

Còn với những vật liệu đã quen thuộc với trẻ nhưng được giáo viên cho vào những đề tài tạo hình mới cũng mang đến cho trẻ những sự tò mò và hứng thú không kém. Tò mò và hứng thú vì nó được đặt trong những tình huống hấp dẫn và mới lạ, nó được làm lại theo một phong cách mới hơn không giống như những đề tài trước. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất phù hợp, hữu hiệu để kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

Cùng so với nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng sau thực nghiệm lại có sự thay đổi không đáng kể, mức độ chênh lệch trước và sau là không nhiều. Trẻ vẫn sử dụng các vật liệu cũ với các đề tài đơn giản, trẻ cũng không được thường xuyên động viên, khích lệ kịp thời để duy trì hứng thú trong suốt quá trình hoạt động nên sản phẩm của trẻ tạo ra không có gì mới lạ, hấp dẫn, sáng tạo.

Trong khi lúc trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng có mức độ biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú là tương đương nhau, có chênh lệch nhưng không đáng kể. Sau thực nghiệm, mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt, tạo nên sự chênh lệch rõ rệt đối với kết quả của nhóm đối chứng.

Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng một số biện pháp phát kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên thực sự đã có tác dụng. Nó giúp trẻ không chỉ say mê, thích thú với hoạt động tạo hình mà còn mang đến cho các em tính chủ động, tính tích cực sáng tạo,

tìm tòi và đưa ra ý tưởng mới lạ, độc đáo mà trước kia chúng chưa nghĩ đến.

Xem xét một cách cụ thể kết quả của trẻ ở nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm sẽ thấy rõ hơn sự thay đổi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 67 - 72)