4. Danh mục bảng biểu
3.4. Các tiêu chí và thang đánh giá
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên như sau:
3.4.1. Các tiêu chí
Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá về thái độ cảm xúc của trẻ khi được tiếp xúc với một nguyên liệu thiên nhiên mới
* Mức độ đánh giá:
- Mức độ 1(1 điểm): Mức độ thấp
Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến vật liệu mới và không có hứng thú để tham gia vào hoạt động. Sản phẩm tạo ra chưa hoàn chỉnh và không đạt yêu cầu.
- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình
Trẻ có tò mò về vật liệu mới nhưng không tỏ ra quá hưng phấn về nó. Trẻ chỉ đặt một vài câu hỏi chung chung về vật liệu mà không muốn tìm hiểu sâu hơn về nó. Sản phẩm tạo ra chỉ dừng lại ở mức đạt yêu cầu.
- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao
Trẻ rất hào hứng về vật liệu và sẵn sàng tham gia vào hoạt động để khám phá nó. Trẻ thể hiện sự tò mò qua việc đặt nhiều câu hỏi xoay quanh vật liệu với nội
dung đa dạng và sâu về vật liệu. Sản phẩm tạo ra có sáng tạo và đột phá về sử dụng phối hợp các vật liệu.
Tiêu chí 2: Tiêu chí đánh giá về mức độ tập trung, chủ động trong hoạt động tạo hình của trẻ
* Mức độ đánh giá:
- Mức độ 1(1 điểm): Mức độ thấp
Trẻ thờ ơ, không muốn tham gia vào hoạt động. Trẻ chỉ hoạt động khi có sự nhắc nhở thúc giục của giáo viên. Thậm chí dù có bị nhắc nhở nhưng trẻ vẫn không để tâm đến hoạt động. Hầu như những trẻ này không trao đổi với cô hay với bạn bè về nội dung của hoạt động tạo hình.
- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình
Trẻ chỉ hoạt động với những đối tượng mà trẻ thích, thỉnh thoảng đặt câu hỏi trong quá trình hoạt động. Trẻ chỉ tập trung vào một khoảng thời gian nhất định và không duy trì được lâu.
- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao
Trẻ hoạt động với tất cả các đối tượng, trẻ chủ động trong việc thắc mắc với cô về những đối tượng mới. Trẻ duy trì hứng thú trong suốt cả quá trình hoạt động và chủ động trong trao đổi với các bạn, với cô về cách thức tạo ra sản phẩm.
Tiêu chí 3: Tiêu chí đánh giá về khả năng phối hợp và kỹ năng tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên
- Mức độ 1(1 điểm): Mức độ thấp
Các kỹ năng tạo hình và cách phối hợp còn kém, sản phẩm tạo ra còn chưa đạt yêu cầu. Hầu như trẻ dựa vào sự hướng dẫn trực tiếp của cô thì mới hoạt động được mà không tự mình sử dụng các kỹ năng để tự thực hiện được.
- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình
Trẻ còn lúng túng trong hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, cách phối hợp các kỹ năng còn đơn giản và sản phẩm tạo hình chưa ấn tượng, đơn điệu. Trẻ mới chỉ sử dụng được các kĩ năng tạo hình dơn giản để tạo hình mà chưa thực hiện được những thao tác phức tạp.
- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao
Trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình tương đối thành thạo và biết phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên khác nhau để tạo ra những sản phẩm đa dạng về màu
sắc và chất liệu. Trẻ có thể áp dụng vào sản phẩm của mình những kỹ năng phức tạp một cách khéo léo và phù hợp.
Tiêu chí 4: Tiêu chí đánh giá về sản phẩm được tạo ra
- Mức độ 1(1 điểm): Mức độ thấp
Sản phẩm tạo ra còn sơ sài, màu sắc, hình dáng và cách kết hợp vật liệu trong sản phẩm chưa đạt yêu cầu về chất lượng.
- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình
Sản phẩm chưa được đa dạng về màu sắc, chất liệu, cách kết phối hợp các vật liệu trong sản phẩm chưa phong phú và còn đơn điệu. Sản phẩm tạo ra chỉ dừng lại ở mức đạt yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà chưa có sự sáng tạo và chưa thể hiện nhiều kĩ năng của trẻ trong đó.
- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao
Sản phẩm tạo ra đạt yêu cầu, có sự đa dạng về màu sắc, chất liệu, hình dạng. Sản phẩm đảm bảo được các yêu cầu mà cô đề ra, hơn nữa nó còn thể hiện được những nét độc đáo riêng mà trẻ đem vào trong đó.
3.4.2. Thang đánh giá - Mức độ thấp: ≤ 5 điểm - Mức độ thấp: ≤ 5 điểm - Mức độ trung bình: Từ 6 - 9 điểm - Mức độ cao: Từ 10 - 12 điểm 3.5. Tổ chức tiến hành thực nghiệm 3.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở 2 lớp:
- Nhóm thực nghiệm: 25 cháu lớp 5 tuổi A1 - Nhóm đối chứng: 25 cháu lớp 5 tuổi A2
Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 26/02/2018 đến ngày 30/03/2018
Nhìn chung trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đối đồng đều về kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và có nề nếp học tập.
Với nhóm đối chứng hình thức và phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên vẫn diễn ra hàng ngày do cô giáo tổ chức, không thay đổi thực trạng trong lớp với nhóm thực nghiệm.
chơi thoáng, đồ dùng dạy học phong phú đảm bảo khoa học. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, trình độ chuyên môn vững vàng.
Trường đã thực hiện chương trình đổi mới của Bộ Giáo Dục đề ra.
3.5.2. Đo trước thực nghiệm
Dựa trên tiêu chí tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm kích thích hứng thú cho trẻ tiến hành đo trước thực nghiệm ở cả hai nhóm (thực nghiệm, đối chứng) trên 50 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Lương Lỗ bằng 3 chủ đề với cách tổ chức thông thường theo 5 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu chương trình Bước 2: Quan sát mẫu
Bước 3: Cho trẻ nêu ý tưởng Bước 4: Trẻ thực hiện
Bước 5: Nhận xét, đánh giá
3.5.3. Tổ chức thực nghiệm
Để kết quả thực nghiệm có kết quả cao, chúng tôi dựa vào các cơ sở, nguyên tắc xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ 5-6 tuổi.
- Đảm bảo tri thức và tăng cường tri giác.
- Đảm bảo vai trò chỉ đạo của giáo viên và tính độc lập hoạt động của trẻ.
- Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch chung của nhà trường, của lớp trong thời gian thực nghiệm.
- Tính đến điều kiện tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, có tính đến độ phát huy sáng tạo và kích thích hứng thú cho trẻ.
Việc xây dựng nội dung thực nghiệm được sắp xếp, bổ xung cho nhau, phức tạp dâng về cấu trúc của đối tượng miêu tả nhằm tạo điều kiện cho trẻ tích lũy các ấn tượng, cảm xúc, rèn luyện các kỹ năng tạo hình giúp trẻ hình thành củng cố hình ảnh, hình tượng mang tính sáng tạo nghệ thuật.
Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường, hầu hết giáo viên đã trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi từ 2-3 năm liên tục. Trẻ được phân vào các nhóm ngẫu nhiên. Trình độ cả 2 nhóm đều dạy theo chương trình đổi mới.
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả đo đầu thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chứng
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đánh giá mức độ tích cực và hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Kết quả thu được như sau:
Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 6 24 13 52 6 24 Nhóm thực nghiệm 7 28 12 48 6 24
Bảng 4: Kết quả của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm
Từ bảng số liệu trên chúng tôi có biểu đồ thể hiện kết quả biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm:
Biểu đồ 3.1: Kết quả mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.
Nhận xét:
Thông qua số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm còn thấp, chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp, tính tích cực và hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ ở cả hai nhóm có sự chênh lệch ít và không đáng kể. Cụ thể:
a, Kết quả của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Tính tích cực và hứng thú của trẻ tập trung ở mức độ trung bình (chiếm 48%) chiếm tỉ lệ gần một nửa lớp, mức độ cao đạt tỉ lệ khá thấp (chiếm 28%), còn mức độ thấp cũng chiếm tới 24%. Qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy phần lớn trẻ tỏ ra bình thường đối với các nguyên vật liệu thiên nhiên, do chúng đã được hoạt động nhiều lần với các vật liệu đó rồi. Còn đối với các nguyên vật liệu thiên nhiên mới khi giới thiệu đến trẻ thì một số trẻ tò mò muốn khám phá nhưng số lượng là không nhiều. Trẻ chưa thực sự được kích thích nhiều để tạo ra động cơ hoạt động muốn khám phá nó. Chưa có những tình huống mới mẻ để lôi cuốn trẻ mà chỉ đơn giản một hoạt động đơn thuần trẻ cần hoàn thành.
Đa số trẻ nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm chưa nêu lên được những ý tưởng độc đáo, mới lạ đối với những vật liệu thiên nhiên. Trẻ chủ yếu là làm theo
0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
mẫu có sẵn của cô và chưa biết “thêm thắt” vào sản phẩm của mình những ý tưởng riêng biệt của bản thân.
Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ trang trí thiệp từ hoa lá, trẻ lúc đầu cũng cảm thấy tò mò với đề tài này nhưng hứng thú của trẻ chưa thực sự sâu. Một số trẻ cũng có những ý tưởng riêng nhưng đa phần chỉ làm theo mẫu cô cho với những kiểu đơn giản và dập khuân. Trẻ chỉ nhìn thấy mẫu như thế nào thì làm như thế đó và việc làm giống mẫu nhiều trẻ cũng chưa đạt yêu cầu mà cô đề ra. Trẻ chưa biết ngoài gắn hoa lá lên thiệp chúng có thể sáng tạo thêm những thứ gì để làm cho tấm thiệp trở nên độc đáo theo cách riêng của mình.
Mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động cũng được thể hiện ở mức độ thấp như trẻ chỉ đặt những câu hỏi khá chung chung và sơ sài. Những câu hỏi trẻ thường đặt như: “Cô ơi, đây là cái gì?, Cô ơi hoa gì đây ạ? Cô ơi cái này để làm gì ạ?... các câu hỏi này xuất hiện với tần suất thấp, chưa biểu lộ được sự hứng thú và tích cực của trẻ.
Bên cạnh những trẻ chưa chủ động tích cực và hứng thú trong hoạt động thì cũng có một số trẻ rất tích cực sáng tạo trong sản phẩm của mình. Những trẻ này có kỹ năng tạo hình tương đối thành thạo, biết đưa ra những ý tưởng riêng biệt của bản thân vào trong sản phẩm tạo hình và biết làm cho những sản phẩm của mình trở nên sinh động nhất. Tuy nhiên số lượng trẻ có khả năng như vậy chiếm tỉ lệ khá thấp.
Mặc dù mức độ biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ chỉ đạt ở mức độ trung bình và thấp nhưng trẻ ở nhóm thực nghiệm cũng đã có những hứng thú và mong muốn được tạo ra sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cho riêng mình.
b, Kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Cũng giống như trẻ ở nhóm thực nghiệm thì biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú của trẻ nhóm đối chứng còn ở mức thấp. Mức độ trung bình đạt tỉ lệ cao nhất (chiếm 52%), mức độ cao chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 24%), còn lại là mức độ thấp (chiếm 24%).
Phần lớn trẻ đạt ở mức độ thấp trong việc nêu ra ý tưởng mới lạ, độc đáo, chưa nắm bắt thành thạo các kỹ năng tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phối hợp các vật liệu thiên nhiên khác nhau để tạo ra sản phẩm.
đơn giản như cho một hạt to ở giữa làm nhụy còn xếp 4, 5 hạt xung quanh làm cánh hoa. Trẻ chưa chịu sáng tạo thể hiện những họa tiết có nhiều chi tiết phức tạp hơn như xếp xen kẽ hột hạt để tạo những họa tiết xen kẽ nhau, xếp chồng lên nhau,…
Bên cạnh những trẻ thờ ơ với hoạt động, không tích cực thì cũng có một số trẻ rất ham thích hoạt động, chịu khó tạo ra những sản phẩm mới lạ, cái sau không giống với cái trước. Như cháu Thu Hà, cháu Thùy Trang, khi cô giáo nói ra tên chủ đề ngay lập tức cháu đã nói lên ý tưởng mình sẽ phải làm những gì, các bộ phận với hình dáng và màu sắc như thế nào và thể hiện vào trong sản phẩm của mình. Các cháu hứng thú và tích cực trong suốt cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên số lượng trẻ có ý tưởng như hai cháu trên chiếm tỉ lệ rất ít.
c, So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
Qua quan sát biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy, biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm có cao hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Ở mức độ cao, nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 4%. Như vậy khi tiến hành thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và đối chiếu với nhóm đối chứng sẽ thu được kết quả thể hiện rõ nét sự chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng tượng này một cách tương đối chính xác.
3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm
Kết quả của việc áp dụng các biện pháp giáo dục nhằm kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 9 36 11 44 5 20 Nhóm thực nghiệm 14 56 8 32 3 12
Qua bảng số liệu chúng tôi có biểu đồ thể hiện kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2: Kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Sau thời gian triển khai thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
a, Kết quả biểu hiện tính tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có tiến triển rõ rệt. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ thấp và trung bình giảm đi đáng kể so với trước thực nghiệm. Cụ thể: Mức độ trung bình của nhóm thực nghiệm từ 48% giảm xuống còn 32%, mức độ thấp từ 24% còn 12%