4. Danh mục bảng biểu
2.2. Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo
2.2.2. Biện pháp 2: Tạo sự đa dạng, phong phú về chất liệu tạo hình
a, Mục đích - Ý nghĩa
Được tạo hình với nhiều nguyên vật liệu khác nhau giúp trẻ hiểu biết thêm về các chất liệu. Đặc biệt với các nguyên vật liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú về tính chất, thể loại, màu sắc,… sẽ tạo cho trẻ rất nhiều những xúc cảm khi thực hiện hoạt động tạo hình. Với sự đa dạng, phong phú của các nguyên vật liệu khi trẻ được tiếp xúc sẽ khơi dậy hứng thú, tò mò muốn khám phá của trẻ. Đây chính là tiền đề để khơi dậy hứng thú và tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Trẻ nhỏ cực kì hưng phấn và hứng thú đối với những điều mới lạ. Chúng có thể quên ăn, quên ngủ để khai phá ra một thứ gì đó mà chúng say mê và muốn tìm hiểu. Trong hoạt động tạo hình giáo viên cũng cần tạo ra một thứ hứng thú như vậy cho trẻ qua việc tạo sự phong phú, mới lạ về các chất liệu tạo hình. Chỉ có khơi dậy được hứng thú cho trẻ thì mới tạo ra được động cơ hoạt động và có được những sản phẩm tạo hình chất lượng.
Mỗi một nguyên vật liệu lại có đặc điểm về màu sắc, về hình dạng khác nhau và có các kỹ năng tạo hình khác nhau để tạo ra được sản phẩm. Do đó giúp giáo viên giới thiệu đến trẻ những kỹ năng tạo hình mới mẻ và phù hợp với chất liệu làm sao để tạo ra được những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất.
b, Tiến hành:
Trước khi cho trẻ được tạo hình với một nguyên vật liệu mới giáo viên cần phải giới thiệu về nguồn gốc của vật liệu được lấy từ đâu, các đặc điểm về màu sắc, hình dạng của vật liệu đó như thế nào. Các đặc điểm đó thì liên quan gì đến sản phẩm trẻ sẽ tạo ra sau đó.
Ví dụ: Trong hoạt động chắp ghép con bướm, trẻ thường được tạo hình bằng giấy màu thì nay cô cho trẻ chắp ghép con bướm từ cánh hoa phượng - một nguyên vật liệu thiên nhiên mới mẻ đối với trẻ. Khi bắt đầu tham gia vào hoạt động này, đầu tiên cô sẽ hỏi trẻ về nguồn gốc của nguyên liệu, sau đó hỏi trẻ về màu sắc của cánh hoa và đặc điểm hình dạng của cánh hoa phượng có nét tương đồng gì với một bộ phận nào của con bướm rồi sau đó đi đến tiến hành hoạt động.
Hay trong hoạt động “Chắp ghép bông hoa”, bình thường trẻ thường tạo hình bông hoa bằng việc xé dán hay vẽ tranh. Vẫn là tạo ra bông hoa nhưng nay cô sử dụng một nguyên vật liệu mới đó là vỏ sò, vỏ hến. Vỏ sò, vỏ hến có bề mặt rất giống với hình cánh hoa rồi, thêm việc cô đã tạo ra những vỏ sò, vỏ hến với rất nhiều màu sắc bằng sơn, bột màu. Trẻ chỉ việc xếp vỏ sò, vỏ hến thành hình bông hoa ba cánh, 4 cánh,.. tùy thích rất đơn giản mà sản phẩm tạo ra cực kì sinh động và lạ mắt. Điều này làm trẻ rất thích thú và hứng khởi khi được tham gia vào hoạt động để tạo ra được những sản phẩm như vậy.
Khi hướng dẫn trẻ thực hiện tạo hình với một vật liệu tạo hình mới, giáo viên cũng cần hướng dẫn kỹ năng tạo hình tương ứng phù hợp với chất liệu. Chẳng hạn khi sử dụng một số lá cây tươi hay lá khô làm vật liệu thì khi gấp lá hay cắt lá thì cần có kỹ thuật như thế nào để lá không bị rách vì độ đàn hồi, độ dai và dòn của các loại lá là khác nhau.
Hay như trong hoạt động “Chắp ghép con thỏ từ củ quả”, bình thường thì trẻ hay dùng keo, hồ, hay băng dính để dán các vật liệu với nhau. Nhưng để chắp ghép con thỏ từ các nguyên vật liệu củ quả tách rời nhau thì những thứ đó khó có thể mà kết dính các bộ phận với nhau được, mà chúng phải dùng những cái que nhỏ để cắm nối giữa các bộ phận. Như vậy, trẻ đã biết thêm một nguyên liệu tạo hình mới và một kỹ năng tạo hình mới.
Trong quá trình tạo hình với một vật liệu mới mẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ những hứng thú mới để làm sao trẻ muốn được khám phá nó, muốn được thỏa sức
sáng tạo với nó trên đôi tay của mình. Muốn vậy cô cần có hiểu biết sâu sắc về chất liệu tạo hình, có cách kích thích hứng thú và sự tò mò của trẻ đối với chất liệu để từ đó trẻ muốn được tham gia vào hoạt động và tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
c, Điều kiện vận dụng:
Giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những vật liệu tạo hình thiên nhiên khác nhau giúp cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc và sáng tạo ra nhiều sản phẩm trên nhiều vật liệu.
Trong quá trình hoạt động cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ hoạt động với nguyên vật liệu mới. Đồng thời cô cũng cần lưu ý, nhắc nhở các cháu không được cho các vật liệu lên miệng để ăn hay không được vò, xé vật liệu khi chưa được sự cho phép của cô. Cô cần đảm bảo các nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mĩ và giáo dục.
Các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ tạo hình cần tuyệt đối an toàn cho trẻ. Cô tuyệt đối không sử dụng các loại vật liệu có thể làm trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc và các loại vật liệu không an toàn khi cơ thể trẻ tiếp xúc với nó.