4. Danh mục bảng biểu
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.4. So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Trước thực nghiệm 7 28 12 48 6 24 Sau thực nghiệm 14 56 8 32 3 12
Từ kết quả bảng 7 chúng tôi có biểu đồ thể hiện mức độ tính tích cực và hứng thú của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.4: Kết quả biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Kết quả biểu hiện mức độ tính tích cực và hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm. Cụ thể, mức độ cao tăng lên 28% so với trước thực nghiệm. Mức độ trung bình và mức độ thấp đều giảm lần lượt là 16% và 12% so với trước thực nghiệm. Như vậy biểu hiện tính tích cực và hứng thú của trẻ sau thực nghiệm tăng lên đáng kể, điều này thể hiện ở các tiêu trí đánh giá mức độ tích cực và hứng thú của trẻ:
Thứ nhất: Thái độ cảm xúc của trẻ khi được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên mới
Trẻ cực kì thích thú với các nguyên vật liệu mới, trẻ tích cực tham gia hăng say vào quá trình hoạt động hơn khi có những nguyên vật liệu mà có khi trẻ chưa được tiếp xúc bao giờ. Nó được thể hiện rõ nét qua số liệu cho thấy trước thực nghiệm, số trẻ có biểu hiện mức độ tích cực và hứng thú ở mức độ cao chỉ đạt 28% , nhưng sau thực nghiệm áp dụng các biện pháp thì số trẻ có biểu hiện tích cực và hứng thú ở mức độ này đã tăng lên là 56% (tăng gấp đôi so với ban đầu). Cùng với đó thì mức độ trung bình và thấp cũng giảm đáng kể so với trước.
0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Ví dụ: Trong hoạt động “Xếp hình bông hoa từ vỏ sò, vỏ hến”, có thể nói đây là một vật liệu khá mới mẻ và lạ đối với trẻ. Vật liệu là những thứ tưởng chừng như bị bỏ đi và không sử dụng được thì nó lại trở thành vật liệu để tạo ra những bông hoa đẹp mắt, điều này rất thu hút trẻ. Một số cháu thậm chí còn hò reo lên khi nhìn thấy cô mang vật liệu ra như cháu Bảo Long, cháu Trà My, Hồng Ngọc… điều mà trước đây các bạn này chưa thể hiện như vậy bao giờ.
Hay như trong hoạt động “Xếp dán thuyền trên biển bằng rơm khô” thì rơm khô cũng là một nguyên vật liệu khá mới đối với trẻ. Trẻ cũng rất hào hứng với vật liệu cũng như tò mò đối với sản phẩm sắp được tạo ra từ nó. Đã có rất nhiều cháu đặt ra nhiều câu hỏi đa dạng thể hiện sự quan tâm của mình đến hoạt động.
Thứ hai: Trẻ tập trung, chủ động trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên
Qua quá trình quan sát trẻ hoạt động, chúng tôi nhận thấy một điều rất tích cực là trẻ đã tập trung và chủ động hơn rất nhiều. Nhờ vào nguyên liệu đa dạng phong phú về thể loại, hình dáng, màu sắc mà thu hút trẻ vào trong quá trình hoạt động.
Nếu trước thực nghiệm, trẻ thường thờ ơ và chóng chán khi tham gia hoạt động tạo hình. Nhưng sau thực nghiệm thì số lượng này đã giảm đi đáng kể (Từ 24% xuống còn 12%). Như vậy phần lớn trẻ rất hăng hái, tích cực hoạt động khi được tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Việc cho trẻ được tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên khác nhau, đồng thời trẻ lại được cô thường xuyên khuyến khích động viên kịp thời để duy trì hứng thú, nên trẻ rất chủ động trong hoạt động. Chính những tình huống hấp dẫn về nội dung và sự hấp dẫn của vật liệu đã khiến trẻ không thể thờ ơ hay hời hợt được.
Ví dụ: Trong lớp trước đây có một số bạn khá là nhút nhát khi tham gia vào hoạt động. Các cháu thường không có những thái độ tích cực khi được tiếp xúc và tham gia trực tiếp vào hoạt động tạo hình. Nhưng sau khi được cô áp dụng các biện pháp vào trong hoạt động thì đã có những thay đổi rất tích cực. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua cách đặt câu hỏi đối với cô. Nếu như trước đây các câu hỏi thường đơn giản và chung chung thì giờ các câu hỏi đã chi tiết và thiên về việc hỏi các kỹ năng để trẻ có thể tạo ra được sản phẩm.
và lá cây” trẻ đã không hỏi hay hạn chế những câu hỏi vu vơ không liên quan đến hoạt động. Thay vào đó là những câu hỏi có liên quan đến bài và liên quan đến kỹ năng tạo hình như một số câu hỏi sau: “Cô ơi, cái sừng của con huơu thì phải dán ở trên phải không ạ?”, “Cô ơi, sao cháu dán cái lá này nó không dính ạ?”,… có rất nhiều câu hỏi khác nữa điều đó cho thấy thái độ tích cực và tập trung vào hoạt động của trẻ.
Thứ ba: Khả năng phối hợp và kỹ năng tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên
Tỉ lệ trẻ có kỹ năng tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên tương đối thành thạo trước thực nghiệm cũng đạt ở mức cao hơn so với các tiêu chí khác. Sau thực nghiệm thì tỉ lệ này lại càng tăng cao hơn nữa. Tuy vậy, việc phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên làm sao cho hài hòa về màu sắc, cân đối về bố cục và hình dạng của trẻ đạt tỉ lệ chưa cao mặc dù tiêu chí này cũng tăng lên đáng kể.
Qua quan sát trẻ thao tác với các nguyên vật liệu thiên nhiên, trẻ không những thích thú mà còn tỏ ra khá thành thạo về các kỹ năng tạo hình. Trẻ thích ứng khá nhanh với những vật liệu thiên nhiên mới, trẻ có thể sử dụng các kỹ năng đã có hoặc có thể phát hiện ra những kỹ thuật mới trong quá trình tạo ra các sản phẩm sáng tạo có chất lượng và phù hợp với vật liệu tạo hình.
Ví dụ: Trong hầu hết các hoạt động trẻ đã nắm được thành thạo các kĩ năng cơ bản như cắt, xé, dán,… Một số cháu có kĩ năng tương đối thành thạo và khéo léo như cháu Mạnh Hà, Duy Khánh, Phương Ly, các bạn này ngoài có kĩ năng tốt ra thì khả năng phối hợp vật liệu trong bài tạo hình cũng rất sáng tạo. Các cháu đã biết tận dụng tối đa các vật liệu mà cô cung cấp để làm cho sản phẩm của mình thêm sinh động và hấp dẫn.
Thứ tư: Sản phẩm tạo hình được tạo ra
Sau thực nghiệm, các sản phẩm tạo hình mà trẻ tạo ra ngoài việc đáp ứng được yêu cầu của cô thì nó còn mang tính nghệ thuật cao. Các sản phẩm đã có sự kết hợp hài hòa về màu sắc, chất liệu, hình dáng. Trẻ đã biết vận dụng tối đa các kỹ năng tạo hình vào trong quá trình hoạt động, cùng với đó là kinh nghiệm của trẻ đã tạo ra các sản phẩm trước đó.
Ví dụ: Cháu Nhất Anh trước thực nghiệm rất thờ ơ với hoạt động, cháu thực hiện hoạt động một cách chểnh mảng, không mong muốn tạo ra những sản phẩm
đẹp nhất. Nhưng sau thực nghiệm, nhờ vào những biện pháp kích thích hứng thú, sự hấp dẫn của những vật liệu thiên nhiên mới lạ hay sự động viên khuyến khích thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động mà cháu đã tạo ra được những sản phẩm đẹp nhất đối với mình. Cháu hăng hái, say mê với món vật liệu mới lạ trên tay đã kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá nó, mong muốn được tiếp xúc và hoạt động để tạo ra được sản phẩm tạo hình. Sau khi tạo ra được những sản phẩm tạo hình của mình bằng cả “tâm trí” trong suốt quá trình hoạt động, cháu muốn sản phẩm đó được trưng bày, được tặng cho người mà cháu yêu quý nhất. Trong khi đó, trước thực nghiệm cháu lại không muốn làm những điều vừa rồi vì sản phẩm cháu tạo ra không đẹp và hay bỏ dở giữa chừng.
Như vậy, trẻ không những sáng tạo, mong muốn làm ra những sản phẩm đẹp trong hoạt động mà còn muốn sản phẩm của mình được liên kết trong nhiều hoạt động khác nữa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua kết quả thực nghiệm một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non Lương Lỗ - Thanh Ba - Phú Thọ, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: - Tính hứng thú của trẻ 5-6 tuổi đã được kích thích hơn so với trước thực nghiệm và so với nhóm đối chứng. Không những số trẻ đạt ở mức độ cao hơn so với trước thực nghiệm đã tăng lên và trẻ ở mức độ thấp đã giảm đi.
- Trẻ cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo quản đồ dùng đồ chơi, biết giúp đỡ lẫn nhau, có mong muốn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng nhau khi đạt được mục đích hoặc chưa đạt được mục đích hoạt động.
Như vậy, với kết quả thu được sau quá trình thử nghiệm chúng tôi kết luận rằng: “Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên” mà chúng tôi đưa ra là có tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tính hứng thú có ảnh hưởng to lớn và có vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu quả của tất cả các hoạt động. Có hứng thú thì con người mới có được động cơ hoạt động, sự chủ động, độc lập trong công việc và có điều kiện để bộc lộ hết những phẩm chất, năng lực cá nhân.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, cùng với khả năng bộc lộ cái tôi, tính độc lập, tích cực, chủ động trong nhân cách thì đồng thời trẻ cũng thể hiện khả năng làm việc tích cực và sáng tạo. Trong các hoạt động thì sự hứng thú có vai trò quan trọng tạo cho trẻ nhu cầu và động cơ hoạt động, chuẩn bị đầy đủ những phẩm chất, năng lực cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy, cần có những biện pháp phát kích thích hứng thú cho trẻ ngay từ nhỏ, giáo dục trẻ biết làm việc tích cực, hiệu quả đó sẽ là tiền đề hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên nói riêng có vai trò và ý nghĩa lớn đối với việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Đó là hoạt động mang tính sáng tạo đặc biệt, trong đó con người không thể nhận thức cái đẹp của thế giới khách quan mà còn cải tạo theo quy luật của cái đẹp, đồng thời bồi dưỡng cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ - một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách toàn diện.
Qua khảo sát giáo viên và trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non hiện nay cho thấy: Chất lượng hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ được nâng cao, giáo viên đã biết áp dụng những phương pháp, hình thức tổ chức đổi mới trong quá trình hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho trẻ. Nhưng kết quả tìm hiểu thực trạng cho thấy các biện pháp tổ chức đó chưa thực sự phát huy tính chủ động, tính tích cực và động cơ của trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên bằng những biện pháp kích thích hứng thú của trẻ với chính hoạt động này.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận thực tiễn về hoạt động tạo hình từ các nguyên vật
liệu thiên nhiên cho trẻ 5-6 tuổi cho phép chúng tôi đề xuất một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động này. Các biện pháp này được
xây dựng trên quan điểm tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Bao gồm các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tích cực cho trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên
Biện pháp 2: Tạo sự đa dạng, phong phú về chất liệu tạo hình Biện pháp 3: Xây dựng môi trường tạo hình lôi cuốn, hấp dẫn trẻ
Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời trong suốt quá trình hoạt động
Biện pháp 5: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ
Biện pháp 6: Giao nhiệm vụ tạo hình về nhà cho trẻ nhằm phối hợp với gia đình trong việc tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ Biện pháp 7: Trẻ được chơi với chính sản phẩm tạo hình của mình trong các hoạt động khác nhau
Thực nghiệm sư phạm của chúng tôi đã bước đầu thành công, điều đó chứng tỏ rằng những biện pháp phát kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên đã đưa ra ở trên có tính khả thi, cần được áp dụng vì mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo ở trẻ.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sư phạm như sau:
Một là: Cần quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên những kiến thức cơ sở cũng như các phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên nói riêng.
Hai là: Thường xuyên tổ chức kiến tập, dự giờ, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên dạy giỏi, tổ chuyên môn.
Ba là: Lên kế hoạch cụ thể, hợp lý cho chương trình tạo hình, các nội dung phong phú, phù hợp với chủ điểm giáo dục và khả năng thực hiện của trẻ. Bên cạnh đó cần phải cân nhắc tới sự kết hợp đồng bộ của các hoạt động khác như: Làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung quanh,… Sử dụng các biện pháp thật linh hoạt và mềm dẻo giúp trẻ thực hiện hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên một cách linh hoạt và tích cực, phát huy khả năng sáng tạo của
trẻ.
Bốn là: Có sự đầu tư thích đáng về đồ dùng, vật liệu nhất là có sự đầu tư vào các nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng cho hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên tổ chức các hội thi nhằm kích thích hứng thú của trẻ và giúp trẻ tích cực bộc lộ khả năng của mình.
Năm là: Động viên kịp thời những sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo động lực cho giáo viên phát huy tiềm năng của mình, toàn tâm, toàn ý với công việc.
Sáu là: Cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình để thống nhất nội dung, phương pháp, biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ làm cho giáo dục trở nên thống nhất. Nhờ đó sẽ giảm bớt được khó khăn của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng của việc kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (2003), Giáo dục mầm non 1, 2, 3, Đại học sư phạm Hà Nội. 2. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa (1994), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn
hoạt động tạo hình, Trung tâm nghiên cứu đào tạo cán bộ giáo viên.
3. Bộ giáo Dục và Đào tạo (2003- 2004), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm