4. Danh mục bảng biểu
2.1.3. Dựa vào nội dung và hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho
trường mầm non
a, Hoạt động tạo hình bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động tạo hình:
Nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình tập trung vào việc hình thành, bồi dưỡng ở trẻ những khía cạnh tâm lý sau: Các năng lực chuyên biệt, các kiến thức chuyên biệt, các kỹ năng chuyên biệt cho hoạt động tạo hình. Ngoài những khía cạnh chuyên biệt trên nội dung của hoạt động tạo hình còn định hướng vào việc hình thành ở trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: Sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, các xu hướng, hứng thú, động cơ hoạt động, những ham thích cá nhân, lòng say mê lao động, ý chí và các phẩm chất khác.
- Nội dung miêu tả của chương trình hoạt động tạo hình:
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, là con đường để thực hiện các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình.
b, Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
Đứng từ góc độ lý luận dạy học truyền thống, người ta đã phân ra 2 hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là:
- Hoạt động tạo hình trên tiết học:
Tiết học (có thể gọi là giờ hoạt động) là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ thống.
+ Tổ chức hoạt động tạo hình ở các tiết học tạo hình: Ở các tiết học đó hoạt động tạo hình là hoạt động chính, chiếm phần lớn thời gian. Các nhiệm vụ tạo hình là các nhiệm vụ cơ bản của tiết học.
+ Hoạt động tạo hình còn có thể được thực hiện trên các tiết học của các lĩnh vực hoạt động khác: Ở các tiết học này có thể giải quyết bổ sung một số nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, bởi vậy trong các hoạt động của những tiết học đó có xen vào một số yếu tố của hoạt động tạo hình.
- Hoạt động tạo hình ngoài tiết học:
Đây là những dạng hoạt động mang tính tự mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý không theo một quy trình chặt chẽ về giờ giấc.
Hình thức này có hai nhóm:
+ Nhóm thứ nhất, là các hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức thực hiện, được đưa vào kế hoạch chương trình của hoạt động tạo hình.
+ Nhóm thứ hai, là các hình thức hoạt động tạo hình do cá nhân trẻ tự lựa chọn và thực hiện.
2.1.4. Dựa vào thực tiễn quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ tại một số trường mầm non
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy: Hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên đã được tổ chức rất nhiều, tuy nhiên các biện pháp cô đưa ra chưa kích thích được hứng thú cho trẻ bởi các giờ học còn gò bó, khuân mẫu, thiếu sự thoải mái và mang tính áp đặt,… Hơn nữa kết quả của hoạt động tạo hình mà trẻ mang lại chưa thực sự cao.
Ngoài ra, ở một số trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trẻ
được hoạt động với các nguyên vật liệu thiên nhiên, tuy nhiên những nguyên vật liệu thiên nhiên mà trường mầm non sử dụng còn chưa phong phú, thiếu sự mới mẻ để kích thích được sự tò mò hứng thú của trẻ.
Như vậy, tìm ra các biện pháp tác động phù hợp để khắc phục các hạn chế trên chính là giải pháp có hiệu quả nhằm kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình ở trường mầm non cũng như kích thích hứng thú cho trẻ từ đó phát triển khả năng sáng tạo và các quá trình tâm lí của trẻ.
2.2. Một số biện pháp phát kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên
2.2.1. Biện pháp 1: Tích cực cho trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên nhiên
a, Mục đích - ý nghĩa:
Một trong những điều kiện để kích thích hứng thú cho trẻ tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên là trẻ được tích cực tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên. Việc trẻ được tiếp xúc bằng nhiều hình thức khác nhau với các nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức không hề nhỏ đặc điểm về hình dáng, màu sắc, những đặc điểm nổi bật bên ngoài của đối tượng.
Tổ chức cho trẻ được quan sát, tạo hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm giàu những xúc cảm, tình cảm của trẻ đối với các vật liệu. Làm phong phú các biểu tượng cho trẻ, là nền tảng cho sự phát triển những mầm mống sáng tạo, giúp cho sản phẩm của trẻ đa dạng và chất lượng hơn.
Tích cực tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Các đối tượng miêu tả phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau mà trẻ cần thể hiện trong quá trình hoạt động tạo hình sẽ trở nên vô cùng khó khăn để thực hiện nếu như trẻ không được tiếp xúc với các loại vật liệu thường xuyên và tích cực. Việc được tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu hơn về vật liệu từ đó có thể vận dụng sáng tạo vào trong sản phẩm tạo hình của mình.
b, Tiến hành:
Trước khi tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại vật liệu, căn cứ vào nội dung từng bài, từng chủ đề để lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp. Tạo những cảm giác mới lạ, bất ngờ, tò mò về đối tượng và về vật liệu tạo ra nó. Mang đến cho trẻ những hứng khởi hoạt động, giúp trẻ nhận ra sự phong phú, sự hấp dẫn của các vật liệu thiên nhiên.
Tăng cường tổ chức cho trẻ quan sát các vật liệu tự nhiên ngay trong môi trường tự nhiên như tổ chức tham quan vườn hoa, tổ chức nhặt lá khô, nhặt sỏi, …để tạo hứng thú, tiếp xúc, ghi nhớ, cảm nhận về đặc điểm nổi bật của từng đối tượng mà trẻ quan sát.
Cô chú trọng sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh khi hướng dẫn trẻ quan sát môi trường xung quanh. Cô dùng lời nói sinh động, giàu tính hình tượng để giúp trẻ hình dung và dễ ghi nhớ. Đồng thời giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng đầy hấp dẫn của vật liệu thiên nhiên, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.
Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy của trẻ trong hoạt động, miêu tả đối tượng bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và xúc cảm của trẻ, giúp trẻ gợi sự hồi tưởng – suy nghĩ, so sánh và trả lời, cần kích thích hứng thú bằng cách đặt câu hỏi khi trẻ đang hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tự do hoạt động vận động tích cực với đối tượng sẽ giúp trẻ khám phá, ghi nhớ các mối quan hệ lẫn nhau giữa đối tượng đầy đủ hơn, chính xác hơn.
Ví dụ: Cô cho trẻ tham quan vườn hoa, cô cho các cháu nhặt những cánh hoa khô hay lá khô. Cho trẻ so sánh về màu sắc và các đặc điểm tính chất khác đối với 2 nguyên liệu là lá hoa và cánh hoa. Trẻ được trực tiếp tiếp xúc, trực tiếp cầm, nhìn, so sánh vật liệu đó làm cho ấn tượng của trẻ về đối tượng đó rất sâu sắc và đậm nét. Từ đó giúp trẻ ghi nhớ một cách dễ dàng về đối tượng.
Cũng như vậy cô đặt ra các câu hỏi so sánh giữa các đặc điểm đặc trưng nổi bật của các nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ liên tưởng, ghi nhớ, phân biệt được các nguyên vật liệu thiên nhiên thông qua các đặc trưng riêng đó.
Trong các hoạt động khác nhau, giáo viên cũng tích cực cho trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên để kích thích hứng thú và tình yêu của trẻ với nó.
Chẳng hạn như trong giờ học toán, cô cho trẻ đếm số hạt gấc có trong rổ sau đó cho trẻ so sánh to nhỏ giữa các hạt với nhau. Hoặc cô cho trẻ so sánh độ to - nhỏ, dài - ngắn của 2, 3 loại lá với nhau trong giờ học toán. Như vậy, ngoài việc trẻ được tiếp xúc trực tiếp để so sánh về hình dạng của các vật liệu thiên nhiên trong giờ học toán trẻ còn biết thêm được đặc điểm về màu sắc của các vật liệu thiên nhiên.
Ngoài được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên thông qua các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, cô cũng tích cực cho trẻ được tiếp xúc với chúng thông qua hoạt động góc. Có rất nhiều hoạt động góc mà trẻ được tiếp xúc với các vật liệu thiên nhiên, ví dụ như có thể cho trẻ in hình lá cây lên góc nghệ thuật bằng cách phết màu lên lá và in lên tường. Hay các hoạt động sâu hột hạt làm vòng đeo tay, các hoạt động xếp dán,... từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
c, Điều kiện vận dụng:
Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tích cực sưu tầm những nguyên vật liệu thiên nhiên mới mẻ hấp dẫn với trẻ. … để vận dụng vào việc tạo hình huống hấp dẫn và duy trì hứng thú cho trẻ.
Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ đối với bài tập tạo hình sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ.
Giáo viên phải tôn trọng sở thích cá nhân trẻ, tạo điều kiện để trẻ tự do hoạt động trong quá trình tiếp xúc với nguyên vật liệu thiên nhiên. Động viên, khuyến khích trẻ tự mình đưa ra những lời nhận xét về chất lượng của nguyên nguyên vật liệu thiên nhiên.
Khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên giáo viên cần bao quát, nắm bắt được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ. Giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ hứng thú với thế giới xung quanh trẻ.
2.2.2. Biện pháp 2: Tạo sự đa dạng, phong phú về chất liệu tạo hình
a, Mục đích - Ý nghĩa
Được tạo hình với nhiều nguyên vật liệu khác nhau giúp trẻ hiểu biết thêm về các chất liệu. Đặc biệt với các nguyên vật liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú về tính chất, thể loại, màu sắc,… sẽ tạo cho trẻ rất nhiều những xúc cảm khi thực hiện hoạt động tạo hình. Với sự đa dạng, phong phú của các nguyên vật liệu khi trẻ được tiếp xúc sẽ khơi dậy hứng thú, tò mò muốn khám phá của trẻ. Đây chính là tiền đề để khơi dậy hứng thú và tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Trẻ nhỏ cực kì hưng phấn và hứng thú đối với những điều mới lạ. Chúng có thể quên ăn, quên ngủ để khai phá ra một thứ gì đó mà chúng say mê và muốn tìm hiểu. Trong hoạt động tạo hình giáo viên cũng cần tạo ra một thứ hứng thú như vậy cho trẻ qua việc tạo sự phong phú, mới lạ về các chất liệu tạo hình. Chỉ có khơi dậy được hứng thú cho trẻ thì mới tạo ra được động cơ hoạt động và có được những sản phẩm tạo hình chất lượng.
Mỗi một nguyên vật liệu lại có đặc điểm về màu sắc, về hình dạng khác nhau và có các kỹ năng tạo hình khác nhau để tạo ra được sản phẩm. Do đó giúp giáo viên giới thiệu đến trẻ những kỹ năng tạo hình mới mẻ và phù hợp với chất liệu làm sao để tạo ra được những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất.
b, Tiến hành:
Trước khi cho trẻ được tạo hình với một nguyên vật liệu mới giáo viên cần phải giới thiệu về nguồn gốc của vật liệu được lấy từ đâu, các đặc điểm về màu sắc, hình dạng của vật liệu đó như thế nào. Các đặc điểm đó thì liên quan gì đến sản phẩm trẻ sẽ tạo ra sau đó.
Ví dụ: Trong hoạt động chắp ghép con bướm, trẻ thường được tạo hình bằng giấy màu thì nay cô cho trẻ chắp ghép con bướm từ cánh hoa phượng - một nguyên vật liệu thiên nhiên mới mẻ đối với trẻ. Khi bắt đầu tham gia vào hoạt động này, đầu tiên cô sẽ hỏi trẻ về nguồn gốc của nguyên liệu, sau đó hỏi trẻ về màu sắc của cánh hoa và đặc điểm hình dạng của cánh hoa phượng có nét tương đồng gì với một bộ phận nào của con bướm rồi sau đó đi đến tiến hành hoạt động.
Hay trong hoạt động “Chắp ghép bông hoa”, bình thường trẻ thường tạo hình bông hoa bằng việc xé dán hay vẽ tranh. Vẫn là tạo ra bông hoa nhưng nay cô sử dụng một nguyên vật liệu mới đó là vỏ sò, vỏ hến. Vỏ sò, vỏ hến có bề mặt rất giống với hình cánh hoa rồi, thêm việc cô đã tạo ra những vỏ sò, vỏ hến với rất nhiều màu sắc bằng sơn, bột màu. Trẻ chỉ việc xếp vỏ sò, vỏ hến thành hình bông hoa ba cánh, 4 cánh,.. tùy thích rất đơn giản mà sản phẩm tạo ra cực kì sinh động và lạ mắt. Điều này làm trẻ rất thích thú và hứng khởi khi được tham gia vào hoạt động để tạo ra được những sản phẩm như vậy.
Khi hướng dẫn trẻ thực hiện tạo hình với một vật liệu tạo hình mới, giáo viên cũng cần hướng dẫn kỹ năng tạo hình tương ứng phù hợp với chất liệu. Chẳng hạn khi sử dụng một số lá cây tươi hay lá khô làm vật liệu thì khi gấp lá hay cắt lá thì cần có kỹ thuật như thế nào để lá không bị rách vì độ đàn hồi, độ dai và dòn của các loại lá là khác nhau.
Hay như trong hoạt động “Chắp ghép con thỏ từ củ quả”, bình thường thì trẻ hay dùng keo, hồ, hay băng dính để dán các vật liệu với nhau. Nhưng để chắp ghép con thỏ từ các nguyên vật liệu củ quả tách rời nhau thì những thứ đó khó có thể mà kết dính các bộ phận với nhau được, mà chúng phải dùng những cái que nhỏ để cắm nối giữa các bộ phận. Như vậy, trẻ đã biết thêm một nguyên liệu tạo hình mới và một kỹ năng tạo hình mới.
Trong quá trình tạo hình với một vật liệu mới mẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ những hứng thú mới để làm sao trẻ muốn được khám phá nó, muốn được thỏa sức
sáng tạo với nó trên đôi tay của mình. Muốn vậy cô cần có hiểu biết sâu sắc về chất liệu tạo hình, có cách kích thích hứng thú và sự tò mò của trẻ đối với chất liệu để từ đó trẻ muốn được tham gia vào hoạt động và tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
c, Điều kiện vận dụng:
Giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những vật liệu tạo hình thiên nhiên khác nhau giúp cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc và sáng tạo ra nhiều sản phẩm trên nhiều vật liệu.
Trong quá trình hoạt động cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ hoạt động với nguyên vật liệu mới. Đồng thời cô cũng cần lưu ý, nhắc nhở các cháu không được cho các vật liệu lên miệng để ăn hay không được vò, xé vật liệu khi chưa được sự cho phép của cô. Cô cần đảm bảo các nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mĩ và giáo dục.
Các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ tạo hình cần tuyệt đối an toàn cho trẻ. Cô tuyệt đối không sử dụng các loại vật liệu có thể làm trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc và