c, Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi xây dựng xây dựng đề kiểm tra định kì của giáo viên trong dạy học môn Toán ở trường
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀKIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 4 THEO THÔNG TƯ SỐ
MÔN TOÁN LỚP 4 THEO THÔNG TƯ SỐ 22
MÔN TOÁN LỚP 4 THEO THÔNG TƯ SỐ 22
2.1.1. Đảm bảo chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán lớp 4.
Việc xây dựng hệ thống các câu hỏi, đề thi định kì nhằm tạo thêm những tình huống, những pha DH để góp phần giúp HS nắm vững kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản; rèn luyện cho HS khả năng vận dụng Toán học vào đời sống thực tiễn, rèn luyện các phẩm chất, phong cách con người đáp ứng yêu cầu mới, góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dajy học. Vì vậy, việc thiết kế các câu hỏi, các đề thi kiểm tra cần phải được xem xét và đặt trong hoàn cảnh của quá trình dạy học toán ở nhà trường phổ thông trên cơ sở tôn trọng chương trình và SGK hiện hành. Đề kiểm tra định kì phải đảm bảo đúng chương trình môn toán lớp 4 nghĩa là đề kiểm tra phải chính xác và nằm trong phạm vi kiến thức mục tiêu chương trình cần đạt.Đề kiểm tra đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học tức là đề thi đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏị Đảm bảo phát huy đầy đủ kĩ năng, kiến thức chuẩn.
2.1.2. Đảm bảo tính đúng đắn theo ma trận kiến thức, kĩ năng, mạch kiến thức đã xác định. thức đã xác định.
Đảm bảo lý luận về các câu hỏi đề thi kiểm tra đánh giá ở các dạng câu hỏị Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở lớp 4, phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá.
Xây dựng câu hỏi/bài tập:
- Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.