Nhận xét về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 26 - 33)

5. Cấu trúc đề tài

1.2. Đặc điểm của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương

1.2.2. Nhận xét về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình

Tiu hc

Bảng thống kê về mặt số lượng, tỉ lệ các tác phẩm truyện dân gian nước

ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.

Lớp Sốlượng Tỉ lệ 1 6/48 13% 2 6/83 7% 3 2/93 2% 4 3/56 5% 5 1/69 1% Tổng 18/349 5%

Căn cứ vào bảng thống kê trên, ta có thể thấy các tác phẩm truyện dân gian

nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngữ liệu cung cấp cho học sinh Tiểu học:

Số lượng các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chiếm sốlượng nhiều nhất

ở lớp 1 (6/48 bài, chiếm 13%) và lớp 2 (6/83 bài, chiếm 7%), các lớp còn lại có phần ít hơn lớp 3 (2/93 bài, chiếm 2%), lớp 4 ( 3/56 bài, chiếm 5%) và lớp 5 (1/69 bài, chiếm 1%). Nhìn chung lại truyện dân gian nước ngoài có 18/349 bài, chiếm 5% tổng số các bài Tập đọc, kể chuyện,… trong toàn bộ hệ thống chương trình

Tiếng Việt Tiểu học.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài tuy không được chiếm phần nhiều

trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nhưng có thể thấy là chúng được trải đều từ

lớp 1 đến lớp 5. Không có lớp nào không được học truyện dân gian nước ngoài, ít nhất là lớp 5 cũng phải có 1 bài. Điều đó cho thấy hệ thống giáo dục Tiếng Việt Tiểu học khá coi trọng việc đưa truyện dân gian nước ngoài vào dạy ở Tiểu học,

25

muốn các em có thểđược học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt lớp 1 và lớp 2 là 2 lớp được dạy nhiều truyện dân gian nước ngoài nhất, mỗi lớp có đến 6 bài.

Điều này thể hiện chương trình Tiếng Việt Tiểu học giáo dục và muốn các em hiểu biết về những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài ngay từđầu, ngay từ khi các em biết đọc, viết, biết suy nghĩ và tư duy để dạy cho các em những bài học tốt nhất. Số lượng tác phẩm truyện dân gian ít không có nghĩa là nó không được coi trọng, hệ

thống giáo dục chỉ để đủ số lượng các tác phẩm mà các em có thể hiểu, biết, rút ra những bài học bổ ích cho mình và có thể giúp các em nhớ và mang theo.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài giúp học sinh hiểu biết hơn về nền

văn hóa của các nước trên thế giới, đem lại cho học sinh một số kiến thức nhất định vừa mới mẻ lại vừa bổ ích, lí thú. Truyện dân gian nước ngoài cũng phần nào giúp các em nâng cao giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong tâm hồn non nớt của các em học sinh Tiểu học.

Đôi khi các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài khá khó tiếp cận vì cần phải thông qua những bản dịch và những tác phẩm ấy cũng viết về một nền văn hóa

hoàn toàn khác và xa lạ đối với các em học sinh. Vì mỗi đất nước, mỗi vùng miền

đều có những phong tục tập quán, nền văn hóa khác nhau nên để các em có thể hiểu và tiếp nhận được hết là điều không dễ dàng, nhất là đối với lứa tuổi như các em.

Mỗi tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đều là một bài học, một triết lí về

cuộc sống (Bông hoa cúc trắng – lớp 1; Điều ước của vua Mi-đát – lớp 4; Thuần phục sư tử - lớp 5;…). Kiến thức mà truyện dân gian nước ngoài mang lại rất rộng lớn: từgia đình đến xã hội, từĐông sang Tây.

Truyện dân gian nước ngoài được dạy ở Tiểu học đều là những tác phẩm hay và xuất sắc nhưng để có thể giúp học sinh hiểu hết được nội dung, ý nghĩa, cái hay

cái đẹp của những tác phẩm ấy thì cần người giáo viên phải đọc nhiều, hiểu rộng và có những phương pháp dạy hiệu quả và phù hợp.

26

1.2.3. Đặc điểm ca các tác phm truyện dân gian nước ngoài trong chương

trình Tiu hc

Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học có khá nhiều các tác phẩm truyện

dân gian nước ngoài được trải đều từ lớp 1 đến lớp 5 và được dạy qua phân môn: Tập đọc, Kể chuyện,… Các tác phẩm này bao gồm rất nhiều thể loại như truyện cổ

tích, truyện ngụ ngôn, truyện vui, truyện thần thoại. Những tác phẩm truyện dân

gian nước ngoài đều được viết về người thật, việc thật xảy ra trong đời sống hằng ngày. Truyện dân gian nước ngoài được đưa vào trong chương trình sách giáo khoa

Tiếng Việt dưới hình các dạng bài khác nhau, xen kẽ nhau, nằm trong các chủđiểm khác nhau vô cùng phong phú từ gia đình, nhà trường, bạn bè, loài vật, sông biển, cây cối,… Với mỗi một tác phẩm lại mang đến nội dung và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, đa dạng, bao gồm rất nhiều mặt của cuộc sống. Điều này giúp cho học sinh có thể am hiểu thêm về văn hóa, nền văn minh, cuộc sống, con người trên khắp thế

giới.

Đối với lứa tuổi Tiểu học của các em, chương trình Tiếng Việt cùng các tác phẩm nước ngoài đang dần dần từng bước nâng cao trí tuệ, năng lực và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Mở đầu ở lớp 1, lớp 2 là những câu chuyện ngắn, dễ hiểu, dễ

nhớ, sinh động, đáng yêu, gần gũi với các em. Nhưng những câu chuyện ấy lại mang giá trị thẩm mỹ và có tác dụng rõ rệt đến việc giáo dục con người, nhân cách,

đạo đức và nâng cao kiến thức cho các em. Tùy vào đặc điểm, tâm sinh lí và lứa tuổi của các em mà lựa chọn những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài phù hợp.

Đối với lớp 1, lớp 2 là những câu chuyện ngắn, nhân vật là những con vật đáng yêu,

thuộc thể loại truyện cổ tích để thu hút được sự chú ý, giúp các em nhớ nhanh và

lâu hơn như Cô bé trùm khăn đỏ, Bông hoa cúc trắng, Kho báu,… Những câu chuyện này tuy ngắn, gần gũi, sinh động nhưng mang lại cho các em những bài học vô cùng giá trị về mọi mặt trong cuộc sống (Rùa và Thỏ: dạy chúng ta chớ chủ

quan, kiêu ngạo. Kiên trì, cố gắng, nhẫn nại ắt sẽ thành công; Bông hoa cúc trắng: dạy chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; Kho báu: dạy chúng ta biết làm việc chăm chỉ, nếu lao động chăm chỉ thì sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc;….). Ở

27

lớp 3, lớp 4 và lớp 5 thì nhận thức của các em đã phát triển mạnh mẽ, nhanh hơn

nên sẽ được dạy những truyện dân gian nước ngoài dài hơn, khó hơn và mang nội

dung, ý nghĩa sâu xa hơn (Đất quý, đất yêu: dạy con người phải yêu quý đất đai, Tổ

quốc – thứ thiêng liêng, cao quý nhất; Một nhà thơ chân chính: phải có khí phách, thà chết cũng không chịu cúi đầu trước cường quyền; Thuần phục sư tử: dạy chúng ta kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình;…). Các em có sự nhận thức mới mẻ, có sự hứng thú đối với những điều mới lạ, đa dạng của cuộc sống, các em thích tìm tòi và khám phá nên việc để các em tìm hiểu và học tập về những câu chuyện dân gian

nước ngoài là rất cần thiết. Việc khám phá những chân trời mới lạ, hấp dẫn về nhiều

đất nước, con người sẽ giúp các em thêm yêu quý đất nước mình hơn, xác định

được vai trò của các em – những chủ nhân tương lai của đất nước để mở rộng mối quan hệ với cộng đồng quốc tế.

1.2.3.1. Về thể loại

Truyện dân gian nước ngoài được dạy trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học bao gồm nhiều thể loại như truyện dân gian, truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện vui. Hai thể loại phổ biến nhất là truyện dân gian (Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a: Đất quý, đất yêu; Truyện dân gian Nga: Một nhà thơ chân

chính; Truyện dân gian A-rập: Thuần phục sư tử,…) và truyện cổ tích (Truyện cổ

tích Nhật Bản: Bông hoa cúc trắng; Rùa và Thỏ; Cô bé trùm khăn đỏ,…). Điều này là dễ hiểu vì những câu chuyện dân gian của các nước trên thế giới sẽ giúp các em thông qua bài học hiểu được con người, cuộc sống, văn hóa của các nước, thấy

được sự mới lạ, sự khác nhau giữa nước ta và nước bạn. Còn những câu chuyện cổ

tích thì luôn thần kì, bay bổng, sinh động, gần gũi với tâm sinh lí lứa tuổi của các em, phù hợp với đầu óc hay tưởng tượng, mơ mộng một cách đầy phong phú ở trẻ. Niềm tin ở công lí, ở việc thiện, lẽ phải được hình thành vững chắc trong suy nghĩ

và tâm hồn của các em. Suy nghĩ con người phải làm việc thiện, phải đứng về bên

28

hạnh phúc, vui vẻ. Những suy nghĩ đó của các em được xây dựng và phát triển từ

những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, thú vị mà lại rất chân thực, quen thuộc.

Những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như Cô bé trùm khăn đỏ,… có nội dung, kết cấu vô cùng ngắn gọn và đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trí tưởng tượng

ngây thơ, mơ mộng, phong phú, đa dạng của trẻ em. Những câu chuyện đó không

chỉ giúp các em có thêm những bài học trong cuộc sống mà còn giúp các em mở

rộng vốn từ vựng, ngôn ngữ. Truyện cổ tích của tác giả La-phông-ten và Lép-tôn-

xtôi luôn luôn thu hút được sự chú ý và yêu thích của trẻ em. Trẻ thơ thường yêu quý những con vật, quan tâm và dành nhiều thời gian chơi, quan sát con vật, xem nó

như là những người bạn của mình. Chính vì vậy, những câu chuyện có liên quan

đến những con vật như rùa, thỏ, chuột nhắt, sư tử,… sẽ có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ. Các nhà văn đã rất khéo léo bằng việc lồng ghép những con vật đó vào

những câu chuyện mang tính giáo dục nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc, ý nghĩa phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của các em. Kết thúc mỗi câu chuyện đều là kết thúc có hậu luôn gần gũi với ước mơ, mong muốn, suy nghĩ của nhân dân để mọi người có thể tin và làm những việc thiện, việc tốt. Và kết thúc có hậu cũng làm cho các em có niềm tin

hơn cuộc sống, với những điều mình đã được dạy.

Những câu chuyện ngụ ngôn, truyện thần thoại đã đem lại những bài học giá trị, khuyên dạy con người ta không nên tham lam, tiền bạc không phải là thứ đem

lại hạnh phúc cho chúng ta mà đôi khi nó còn mang đến cho ta những rắc rối, khó

khăn (Điều ước của vua Mi-đát: Truyện thần thoại Hi Lạp) hay bài học khuyên con

người ta phải biết chăm chỉ lao động, chỉ có tự mình lao động mới đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc đủ đầy (Kho báu: Truyện ngụ ngôn Ê – dốp).

Những câu chuyện vui tuy đem lại cho chúng ta tiếng cười, những giây phút thoải mái, thư giãn nhưng ẩn sâu bên trong đó vẫn là một bài học mang tính triết lí, khuyên con người ta những điều cần thiết, bổ ích trong cuộc sống xã hội. Những bài học được đem đến các em thông qua hình thức truyện vui giúp trẻ em có được những kiến thức bổ ích bằng cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễđi sâu.

29

Mỗi thể loại truyện nằm trong truyện dân gian nước ngoài đều có những

điểm đặc biệt, thú vịvà đưa các em đến với nội dung truyện bằng những cách riêng.

Nhưng tất cảđều có chung một mục đích là mang người đọc đến với những điều tốt

đẹp, những bài học bổ ích và nâng cao tri thức cho con người.

1.2.3.2. Về nhân vật

Không chỉ chú trọng vào thể loại, hình thức của tác phẩm văn học nước ngoài mà về các nhân vật trong các tác phẩm cũng được biên soạn vô cùng kĩ lưỡng. Hệ thống các nhân vật trong truyện dân gian nước ngoài trong chương trình

Tiếng Việt Tiểu học đã được các nhà giáo dục biên soạn lựa chọn một cách kĩ càng

và chọn lọc. Lứa tuổi học sinh Tiểu học như những trang giấy trắng, vậy nên bất cứ

hình ảnh nào cũng đều có tác động nhất định đến nhận thức của trẻ. Thế giới vốn luôn rất phong phú và đa dạng. Để có đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ, hai tuyến nhân vật thiện – ác, tốt – xấu. Ngoài ra còn chú trọng vào hệ thống các nhân vật với những vẻ đẹp cao cả, gương người tốt việc tốt để hướng tới việc giáo dục nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Hệ thống các nhân vật thường gắn liền với hình ảnh ông già nhân đức (trong chuyện Bông hoa cúc trắng); ông Mạnh

đại diện cho những con người mạnh mẽ, dám chiến đấu vì cuộc sống của chính mình (trong truyện Ông Mạnh thắng Thần Gió); hình ảnh ông lão đánh cá thông

minh nhanh trí (trong truyện Ông lão đánh cá và gã hung thần);… Tồn tại song song với hệ thống các nhân vật thiện là hệ thống nhân vật ác như lão Sói gian ác (trong truyện Cô bé trùm khăn đỏ; truyện Bác sĩ Sói);… Hệ thống các nhân vật

được chú trọng lựa chọn làm những bài học nêu gương tốt, những bài học quý giá, hay những bài học phản diện, nhắc nhở, răn đe, thể hiện ngay từcác tiêu đề truyện giúp trẻ có thể dễ dàng nhận biết những bài học mà câu chuyện muốn hướng người

đọc tới: Rùa và Thỏ, Bác đánh cá và gã hung thần, Cô chủ không biết quý trọng tình bạn,…

Trong các truyện dân gian nước ngoài có rất nhiều tuyến nhân vật. Nhân vật hiện thực người lớn trong gia đình như bà, mẹ,… Có những nhân vật hiện thực trẻ em như cô bé trùm khăn đỏ, cô chủ nhỏ, cậu bé. Có nhân vật siêu nhiên như hung

30

thần, bà tiên, thần gió. Hay có những nhân vật vua chúa như vua Mi-đát. Và cũng

có những nhân vật là người lao động như bác đánh cá. Các nhân vật đặc biệt thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của các tác giả nổi tiếng là những loài vật quen thuộc, gần gũi với các em như rùa, thỏ, chuột nhắt, sư tử,… Một thế giới vừa kì ảo vừa lung linh cho trẻ có thể thỏa sức tự do khám phá, tưởng tượng, suy nghĩ.

Những câu chuyện dân gian nước ngoài vừa có sự xuất hiện của những nhân vật hiện thực lại vừa có những nhân vật siêu nhiên khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Không những vậy, nó còn giúp học sinh có thể mở rộng sự hiểu biết, thu hút sự hứng thú của các em về thế giới đa dạng, đa màu sắc này. Truyện

dân gian nước ngoài có cả nhân vật là con người và các loài động vật làm cho các em biết được con người và các con vật có thể sống với nhau, hình thành cho các em tình cảm đối với con vật, biết yêu thương, chăm sóc và gần gũi các loài vật. Các loài

động vật này giúp trẻ con có thểbước vào thế giới tự nhiên xã hội xung quanh một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí, tình cảm của trẻ.

Tất cả các tuyến nhân vật đã tạo nên những câu chuyện sâu sắc, có ý nghĩa

giá trị cao đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Qua mỗi nhân vật, từng câu chuyện đã

phần nào hình thành những phẩm chất cần thiết cho lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nhân vật đối với mỗi câu chuyện đều rất quan trọng và không thể thiếu. Chính các nhân vật đã xây dựng nên câu chuyện, đưa người học đến với nội dung mà các nhà giáo dục muốn thể hiện. Nhân vật cũng làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

1.2.3.3. Về ngôn ngữ

Ngôn ngữđược các tác giả sử dụng trong truyện dân gian nước ngoài thường là những từ rất đơn giản, gần gũi, ngắn gọn, súc tích, không cầu kì, phù hợp với bậc Tiểu học. Những ngôn từđơn giản, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng bài dạy bộc lộ đầy đủ ý nghĩa, nội dung, truyền tải được đúng bài học mà các tác giả muốn nói

đến.

Đối với những đoạn văn miêu tả, ngôn ngữđược sử dụng kết hợp khá nhuần nhuyễn, tự nhiên, đặc sắc. Nó đang tái hiện và như vẽ ra trước mắt người học hình

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)