Truyện dân gian Nga

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc đề tài

1.4. Giới thiệu một vài tác phẩm truyện dân gian nước ngoài

1.4.1. Truyện dân gian Nga

Truyện dân gian Nga gắn với hiện thực đời sống, dung nạp, đồng hóa nhiều yếu tố của các thể loại văn học đặc trưng khác: buwlina, xatutxca, sự tích các

Thánh,…Truyện dân gian Nga đã trở thành “hình mẫu cổ điển” của văn học dân gian Nga.

Nội dung mang đậm tính chất giáo huấn thấm vào toàn bộ cấu trúc truyện, thể hiện qua những xung đột nghệ thuật: giữa thiện - ác, cái thật - cái giả, cái sống - cái chết; qua tưởng tượng rõ ràng và triệt để về sự tất thắng của chính nghĩa xã hội

và đạo lí nhân dân; qua niềm khát vọng về một cuộc sống tựdo trong lao động, sáng tạo, trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc.

Truyện dân gian Nga đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, được chia thành 3 loại lớn:

a) Truyện về các loài vật:

Có khoảng 50 cốt truyện về các loài vật, các truyện này thường hướng tới lí giải nguồn gốc, đặc điểm các loài vật, quan hệ giữa chúng và với con người. Hình

ảnh con vật mang ý nghĩa biểu trưng: con cáo - sự tinh ranh, con sói - thói tham lam, con hổ - tính hung bạo, con thỏ - sự khôn ngoan…Chủ đề: sự đối lập giữa trí tuệ và sức mạnh thô bạo. Trí tuệ được đề cao và chiến thắng luôn thuộc về trí tuệ. Cốt truyện thường không phức tạp, ít biến cố. Khai thác theo môtíp “gặp gỡ”.

b) Truyện cổ tích thần kì:

Các môtíp của truyện cổ tích thần kì hết sức đa dạng: Thuộc môtíp thần thoại

có môtíp người đội lốt vật (Nàng công chúa ếch, nàng công chúa rắn), môtíp tìm vợ

37

có môtíp chia gia tài, xử kiện đã tạo thành đường viền cốt truyện, biến đổi theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Nhân vật chia làm 2 loại: chính diện và phản diện.

Nhân vật chính diện: là những con người hoàn hảo mang phẩm chất tốt đẹp

như hoàng tử Ivan trẻ đẹp, dũng cảm, thông minh. Hay nàng Vacvara xinh đẹp, dịu hiền, đức hạnh… Nhân vật phản diện: Là những lực lượng siêu nhiên hắc ám, tàn bạo, quỷ quyệt, thù địch với con người như phù thủy già Baba Iaga hay thù oán, ăn

thịt người, hay là lão Cô sây bất tử keo kiệt, nham hiểm…

Cuộc chiến đấu kéo dài nhưng chiến thắng bao giờ cũng thuộc về chính

nghĩa. Cốt truyện chồng chất những biến cố, kết thúc thường có hậu, xung đột được giải quyết do các nhân vật được sự trợ giúp của các phương tiện thần kì.

c) Truyện kể về sinh hoạt gia đình và xã hội

Truyện mang tính hiện thực rõ nét. Xung đột được triển khai trên bình diện xã hội. Truyện ít biến cố. Hành động phát triển nhanh. Truyện thường ngắn gọn. Chủđề: ngợi ca trí thông minh, sựkhôn ngoan, lòng dũng cảm, sự tài hoa của con

người lao động. Đồng thời phê phán thói hư tật xấu của con người, tố cáo sự bất công trong xã hội. Nhân vật có tính tích cực chủđộng: người nông dân, người lính

bình thường…Truyện cổ tích sinh hoạt dân gian Nga giàu yếu tố phiêu lưu, hài hước, châm biếm. Tạo ra tiếng cười vui vẻ sảng khoái, kích thích trí tưởng tượng ở người đọc.

* Một số tác phẩm truyện dân gian Nga:

Ông già Tuyết: là một nhân vật trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc Slav, đóng một vai trò tương tự như Ông già Noel trong văn hóa phương Tây

(dựa trên nguyên mẫu Thánh Nicolaus). Khác Ông già Noel thường tặng quà cách bí mật, Ông già Tuyết lại tặng quà trực tiếp cho trẻ em. Ông có người cháu gái đồng

hành để trợ giúp trong việc tặng quà là Công chúa Tuyết. Ông được Giáo hội Chính thống giáo Nga miêu tả như một nhân vật tốt bụng đem niềm vui ấm áp tới giữa

mùa đông. Gần đây, đôi khi ông già Tuyết cũng được biết đến giống với Ông già Noel với bộáo khoác đỏvà đem quà đến đặt dưới cây thông trước khi năm mới đến.

38

Nhổ củ cải: Ngày xửa ngày xưa, có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và một chú Chuột Nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng,

ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà cháu và cháu gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già: Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái: Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn

thua gì. Cháu gái gọi Chó con. Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ. Chó con gọi mèo con. Mèo con chạy lại cắn đuôi Chó con, Chó con

ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt: Chuột nhắt chạy lại bắm

đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba… Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt

đất. Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh cây cải: “Nhổ cải lên! Nhổ cải lên!

Ái chà chà! Ái chà chà! Lên được rồi!”.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)