Những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 33 - 38)

5. Cấu trúc đề tài

1.3. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước

ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đang ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Đối với mỗi phần

văn học hay các môn học khác cũng vậy, đều có những thuận lợi và khó khăn trong

việc giảng dạy, giảng dạy phần truyện dân gian nước ngoài cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những thuận lợi, thành công đạt được thì cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, gặp phải không ít những khó khăn còn tồn tại khi giảng dạy.

1.3.1. Nhng thun li

Trong việc giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài thì phần lớn mọi người đều đã có nhận thức trong việc tiếp nhận. Việc các nhà giáo dục chú trọng vào mảng truyện dân gian nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy có thể dễ dàng truyền đạt được kiến thức truyện dân gian

32

nước ngoài đến với các em. Không chỉ vậy, hệ thống mạng thông tin cùng với những quyển sách nói về toàn bộ thế giới ngày nay ngày càng nhiều và đa dạng. Chúng ta có thể tiếp cận với nhiều thể loại truyện dân gian trên thế giới. Điều này khiến cho việc tìm kiếm thông tin, chọn lọc thông tin để dạy học sinh ngày càng dễ dàng hơn.

Chương trình truyện dân gian nước ngoài được tuyển chọn, chọn lọc khá tiêu biểu, toàn diện, tăng cường giá trị nhân văn, thẩm mĩ, phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh. Chính vì vậy, việc đem lại cảm giác hứng thú, yêu thích các giờ học phần truyện dân gian nước ngoài là điều rất cần thiết, là cơ sở đầu tiên của quá trình dạy học truyện dân gian nước ngoài.

Hầu hết tất cả các giáo viên Tiểu học hiện nay đều tốt nghiệp từ các trường

Cao đẳng, Đại học chuyên ngành sư phạm nên đội ngũ giáo viên đã được đào tạo,

được trang bị đầy đủ các vấn đề truyện dân gian Việt Nam, truyện dân gian nước

ngoài,… để có thể dạy tốt phần truyện dân gian nước ngoài và đem đến cho các em những kiến thức bổ ích và phù hợp nhất.

Xã hội và con người đang ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập và giao lưu

quốc tế ngày càng cần thiết. Chính vì vậy so với những năm trước đây thì sẽlượng các tác phẩm nước được dịch sang Tiếng Việt ngày càng nhiều hơn, phổ biến hơn,

rộng rãi khắp cả nước, đặc biệt là truyện dân gian nước ngoài được in ấn và xuất hiện rất nhiều trong hiệu sách với các loại hình thức đa dạng khác nhau nên việc tìm kiếm truyện dân gian nước ngoài để đọc là khá thuận lợi. Không chỉ tăng số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao đáng kể, mỗi bản dịch đều được kiểm tra chặt chẽ với mong muốn mang lại cho người đọc những kiến thức bổ ích và chuẩn chỉnh nhất về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài.

Các trường Tiểu học ngày nay cũng trang bị cho trường học thư viện dành

cho giáo viên để giáo viên có thể thường xuyên nâng cao và bồi dưỡng tri thức. Không chỉ vậy, các trường học cũng trang bị thư viện dành cho học sinh để các em có thể mở rộng kiến thức, lĩnh hội nền văn hóa của các nước khác nhau.

33

Phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn học nói chung và dạy học truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói riêng đang được đẩy mạnh và nâng cao hơn. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đã và đang khiến cho giáo viên chủđộng hơn trong việc

tìm tòi và suy nghĩ. Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên luôn mong muốn tìm ra những phương pháp dạy học truyện dân gian nước ngoài hiệu quả để không chỉ trong mảng truyện dân gian nước ngoài mà trong mảng truyện dân gian Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học Việt Nam cũng đem đến những thành công, những hiểu quả tốt và nhất định đối với lứa tuổi của học sinh Tiểu học.

Về phía học sinh Tiểu học, các em với lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, tràn đầy cảm xúc, luôn có tâm lí muốn thỏa sức tìm hiểu, mở mang những kiến thức, điều mới lạ. Truyện dân gian nước ngoài đã góp phần mở ra một thế giới mới rộng lớn

để các em có thể thỏa sức tìm hiểu, khám phá. Chính vì vậy, học sinh dễ nhập thân vào các tác phẩm, tưởng tượng sinh động bức tranh tác phẩm, dễ xúc động với sự

kiện, sự việc của tác phẩm và tâm trạng của nhân vật. Cảm thụ của các em mang tính trực tiếp, ngây thơ nhưng rất ít khi nhầm lẫn giữa thiện – ác, không bao giờ đồng tình với những hành động tàn nhẫn, việc làm sai trái, luôn xúc động trước tình

người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm. Trẻ em thường thích tiếp nhận những truyện dân gian nước ngoài có cốt truyện rõ ràng, có thể nhớ và kể lại một cách dễ dàng, hấp dẫn, thú vị và li kì, các nhân vật có sự phân chia rõ ràng về tính

cách, suy nghĩ,…

1.3.2. Những khó khăn

Đối với mỗi mảng văn học đều có những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy. Người giáo viên luôn mong muốn có thể đem đến cho học sinh những bài học hay qua những phương pháp dạy học hiệu quả. Nhưng tâm lí vừa ngại vừa sợ, vừa thích thú khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài là khá phổ biến

trong đội ngũ giáo viên Tiểu học bởi truyện dân gian nước ngoài mới mẻ, xa lạ mặc dù rất hay nhưng lại không dễ tiếp nhận.

34

Giáo viên Tiểu học đã được học Tiếng Anh chuyên ngành khi còn trong

trường nhưng chỉđủđể giao tiếp hay dạy những tiết học đơn giản cho học sinh Tiểu học. Chính vì vậy trình độ ngoại ngữ của giáo viên vẫn còn rất nhiều hạn chếnên để

có thể hiểu hết được những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài là điều không dễ. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đã được dịch, các nguồn tài liệu tham khảo rất thiếu thốn, nghèo nàn. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết vềvăn học nhất định.

Giáo viên chưa có khảnăng đọc nguyên bản những quyển sách về truyện dân

gian nước ngoài bằng tiếng nước ngoài. Hiện nay, khi dạy các bài Tập đọc là một tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, các giáo viên thường dạy theo cách dạy cũ, phương pháp không đổi mới, vẫn là những phương pháp dạy cũ như dạy các tác phẩm văn học Việt Nam. Người giáo viên chưa nắm rõ được hết các đặc trưng riêng

của truyện dân gian nước ngoài nên khi trong các tiết học dạy những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chưa thực sự gây được hứng thú, thú hút cho học sinh. Các em học sinh với lứa tuổi còn nhỏ nên nhiều em chưa đọc tốt mà các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài lại được phân bố dạy nhiều nhất ở lớp 1 và lớp 2 nên việc các em chưa nhớ hết tên các nhân vật, các địa danh nước ngoài là điều bình

thường.

Sự phân bố giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chưa được phù hợp. Lớp 1 các em mới bắt đầu học viết và đọc chữ nên việc xếp các truyện dân

gian nước ngoài nhiều ở lớp 1 là chưa hợp lí. Với lứa tuổi lớp 1 các em chỉ có thể đọc được hết các truyện dân gian nước ngoài nhưng các em chưa có nhiều suy nghĩ,

cảm nhận nên không thể thấy hết được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm. Trong khi

đó, lớp 4 và lớp 5 là các em đang ở lứa tuổi đang phát triển rất nhiều vềsuy nghĩ,

cảm nhận, nhận thức. Đây là lúc phù hợp để các em có thể tiếp nhận những kiến thức khó, có thể hiểu biết gần như trọn vẹn các tác phẩm. Nhưng các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được dạy ở lớp 4 và lớp 5 là rất ít, đặc biệt là lớp 5 chỉ

35

Phần lớn tên các tác giả nước ngoài được trích dẫn đều được phiên âm ra tiếng Việt. Điều này tạo sự thuận lợi để các em học sinh có thể dễ đọc, dễ viết

nhưng lại gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong việc tìm lại đúng tên gốc của tác giả.

Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận các tác phẩm văn học bằng thể hiện cá nhân,

chưa biết lí giải các cung bậc, trạng thái tình cảm của mình. Đầy mơ ước, mơ mộng,

tưởng tượng phong phú nên nhiều em học sinh dễtin tưởng những điều xảy ra trong tác phẩm là có thật. Vì vậy các em sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa thế giới trong truyện với thế giới đời thực. Việc nhầm lẫn này sẽlàm cho các em hay mơ mộng, tưởng tượng nhiều điều, tin rằng trong cuộc sống hiện tại có những vị thần tiên sẽ luôn bên cạnh và bảo vệ các em. Sự yêu thích, hứng thú của trẻ đối với các tác phẩm truyện dân

gian nước ngoài thường xuất phát từ những con người, sự việc tốt đẹp, các loài vật có nhiều tình tiết li kì, nhiều yếu tốgây cười, nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh.

Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức tạp, giàu

suy tư. Các em ít đánh giá với sự phê phán tác phẩm và tác giả, thường chỉ nhận xét về nhân vật. Những truyện kết thúc với cách để ngỏ, kết mở thì cũng không được

các em ưa thích vì các em luôn mong muốn mọi chuyện phải đi đến cái kết rõ ràng, kết thúc có hậu với những người tốt để các em có thêm niềm tin vào việc làm việc tốt, việc thiện sẽ nhận lại được nhiều tốt đẹp, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn những người xấu thì phải bị trừng phạt thích đáng để làm bài học răn đe cho những

người khác.

Hiện tại, ởcác trường Tiểu học, các giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế đó chỉ hình thức bên ngoài. Người giáo viên vẫn thực hiện dạy học theo hình thức lấy người dạy làm trung tâm chính vì

người giáo viên vẫn chưa biết cách tạo ra nhiều hoạt động để học sinh tham gia và tự nói lên những suy nghĩ của mình . Điều này đang hạn chếđi sự phát triển, tư duy, sáng tạo của học sinh. Ngày nay, thế giới xung quanh chúng ta ngày càng phát triển,

các em được tiếp xúc với những thông tin, công nghệ rất tốt nên các em có thêm nhiều những ý tưởng, sáng tạo và suy nghĩ riêng. Chính vì vậy các trường Tiểu học

36

cũng như giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm để

các em có thể thỏa sức sáng tạo và phát triển mà vẫn đạt được những mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)