5. Cấu trúc đề tài
2.1. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh những quan hệ đạo đức giữa con
2.1.2. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nhà trường
Khi các em đến độ tuổi từ 6 – 10 tuổi, phần lớn thời gian hằng ngày của các
em đều là ở trường Tiểu học. Trường học là nơi góp sức không nhỏ trong việc nuôi
dưỡng và giáo dục để các em phát triển hoàn thiện cả vềcon người, nhân cách lẫn tâm hồn. Và có lẽ, trường học chính là xã hội ngoài phạm vi gia đình đầu tiên mà
các em được tiếp xúc. Cũng như gia đình, trong trường học các em có nhiều mối quan hệ khác nhau như mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với thầy cô và mối quan hệ với những cán bộcông nhân viên trong nhà trường. Tại trường học, các em
được học hỏi và tìm hiểu nhiều kiến thức mới lạ và bổ ích thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi.
Bên cạnh các tác phẩm truyện dân gian trong nước, ở Tiểu học cũng có nhiều tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nói về mối quan hệ tình bạn. Mối quan hệ trong nhà trường đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học cũng thường xuyên và gần gũi
giống với những mối quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy, giữa các thành viên với
nhau cũng luôn cần có tình yêu thương và sựquan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Trong trường học, mối quan hệ giữa bạn bè luôn rất quan trọng và cần thiết. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chú trọng đặc biệt đến quan hệứng xử
giữa các em trong nhà trường. Trong mối quan hệ này, các em học sinh có độ tuổi bằng nhau hay gần bằng nhau nên các em luôn yêu thương, gần gũi và thoải mái với nhau ngay từcách xưng hô, học tập và vui chơi cùng nhau. Nhưng trong mối quan hệấy, các em cũng cần có những chuẩn mực đạo đức nhất định trong cách ứng xử.
Truyện “Rùa và Thỏ” (Truyện ngụ ngôn La-phông-ten, Tiếng việt 1) là câu chuyện kể về cuộc chạy đua của hai người bạn Rùa và Thỏ. Thỏ coi khinh Rùa khi thấy Rùa đang tập chạy nên Thỏđã đưa ra lời thách đấu với Rùa. Nhưng cũng chính
sự tựtin thái quá cũng như coi thường Rùa sẽ không bao giờ chạy nhanh bằng mình nên Thỏ đã thua trong chính cuộc thi chạy do mình đưa ra. Tác giả đã khắc họa chân thực hình ảnh và đặc điểm nổi bật của hai nhân vật Thỏ và Rùa. Câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, gần gũi từ nội dung đến những câu từ, dễ hiểu, dễđọc nhưng ẩn sâu bên trong đó vẫn là một bài học bổ ích và cần thiết đối với các em. Qua câu
47
chuyện này, tác giả muốn gửi gắm lời khuyên dành cho các em: “Tựtin là điều cần thiết nhưng chúng ta không được phép tựtin thái quá mà coi thường người khác và
đừng bao giờ nghĩ rằng người khác sẽ luôn luôn thua kém chúng ta. Chỉ cần chúng ta chủquan và coi thường người khác thì người nhận lấy thất bại chính là chúng ta”.
Bên cạnh đó, câu chuyện cũng cho ta thấy được rằng, chỉ cần chúng ta cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết sức thì sẽ có ngày chúng ta thành công. “Rùa và Thỏ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi và còn có phần hài hước nhưng lại mang trong nó những bài học sâu sắc mà chân thực trong cuộc sống của các em.
Với câu chuyện “Cô chủ không biết quý trọng tình bạn” ( Ô–xê–ê–va Va–
len–ti-na, Tiếng việt 1) là bài học cho những ai không biết quý trọng tình bạn, điều
đó sẽ chỉ khiến cho bản thân trở nên cô độc, lẻ loi. Lúc đầu, cô chủ nhỏ có Gà Trống, sau cô đã đổi Gà Trống để lấy Gà Mái. Rồi cô lại đổi Gà Mái để lấy Vịt. Và cuối cùng cô đã đổi Vịt để lấy chú chó con. Sau đó, chú chó con đã bỏ cô mà đi vì
chú không muốn kết bạn với một cô chủ nhỏ không biết quý trọng tình bạn. Đây
chính là bài học cho cô chủ nhỏ vì đã không biết chân trọng tình bạn với các loài vật. Và cũng là bài học dành cho các em, nếu các em không biết quý trọng, trân trọng tình bạn thì các em sẽ không còn người bạn nào bên cạnh và trở thành người
cô độc.
Cách xử lí hoàn toàn hợp lôgic tư duy, tình cảm của trẻ con, khiến những bài học kín đáo trong tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Nhờ vậy, các bài học được các em thích thú tiếp nhận, từng
bước định hướng hành động của mình theo chiều hướng tích cực hơn.
2.1.3. Những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội