.Thái độc ủa con người đối với lao động

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 53)

Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, con người ai cũng cần phải lao

động. Lao động chính là nguồn sống, là hạnh phúc đồng thời cũng là thước giá trị

của con người. Ý nghĩa của lao động trong cuộc sống vô cùng thiêng liêng cao quý,

52

thể hiện rõ chuẩn mực đạo đức của con người qua việc đề cao giá trị của lao động.

Lao động sáng tạo là niềm say mê, là phẩm chất tốt đẹp, cao quý nhất của con

người.

Trong truyện “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2) là bài học nhắc nhở

những ai biết chăm chỉ lao động thì người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bằng một câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng mà gần gũi nhưng ẩn trong đó là bài học về cuộc sống. Sự giàu sang, hạnh phúc và ấm no không phải tựnhiên mà có được.

Con người cần phải trải qua một thời gian tự làm việc, lao động bằng chính sức lực của mình thì mới có được sựno đủ, hạnh phúc.

Ngoài ra cũng có những câu chuyện phê phán những kẻ lười biếng, trân trọng những người lao động chăm chỉ, cần cù, chịu khó như câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc đối với các tất cả các em của La-phông-ten “Rùa và Thỏ” (Tiếng vệt 2). Không ỷ lại vào của cải của cha mẹ như cách dạy con của người cha trong truyện

Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2).

2.3.2. Ca ngi sức lao động sáng to và trí thông minh của con người

Ở mảng đề tài này, có một số câu chuyện nói về tài năng của các nhà khoa học thiên tài. Nội dung chính của những truyện này không ngoài việc ca ngợi trí óc thông minh, biết tìm tòi, suy nghĩ, phát minh ra những điều có ích cho con người

như “Nhà bác học và bà cụ” (Tiếng việt 3). Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến luôn mong muốn đem khoa học phục vụcon người. Nhà bác học Ê-đi-xơn đã chế ra đèn điện khiến cho mọi người đều kéo tới xem. Sau khi nghe bà cụ phàn nàn về việc phải đi xa để xem đèn điện của ông và bà muốn có xe mà không cần ngựa lại thật êm thì nhà bác học đã ngay lập tức nảy ra ý định và

không lâu sau đó ông đã tiếp tục chế tạo thành công xe điện. Câu chuyện ca ngợi sự

thông minh, sáng tạo, luôn tìm tòi và phát minh ra những vật dụng có ích cho cuộc sống con người của nhà bác học Ê-đi-xơn.

Hay như trong truyện “Bác đánh cá và gã hung thần” (Truyện dân gian Ả- rập, Tiếng việt 4), sựthông minh, mưu trí của bác đánh cá đã khiến con quỷ chui lại

53

vào cái bình và chiến thắng gã hung thần vô ơn, bạc nghĩa. Trong một lần đi đánh cá, bác đánh cá đã vô tình câu được một cái bình. Vì tò mò nên bác đã mở ra và đã

giải thoát cho gã hung thần bị nhốt trong cái bình nằm dưới biển hàng trăm năm.

Thế nhưng sau khi được cứu ra, gã hung thần không những không biết ơn mà còn

đòi giết bác đánh cá. Bằng sựbình tĩnh và thông minh của mình, bác đánh cá đã lừa

được gã hung thần chui lại vào bình và ném chiếc bình đấy xuống dưới đáy biển sâu. Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh, con

người có thể giải quyết được nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Được học những tác phẩm giàu ý nghĩa giáo dục, những câu chuyện hay, bay bổng và thú vị như vậy sẽgiúp trí tưởng tượng của các em được mở rộng, tâm hồn non nớt của các em sẽđược chắp thêm đôi cánh ước mơ, để mai này vươn cao, bay xa hơn nữa trong cuộc sống, lao động sáng tạo giữa bầu trời khoa học bao la và rộng lớn không cùng để khám phá và chinh phục chúng. Đồng thời cũng rèn luyện

cho các em tính kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhanh trí trong học tập

và lao động. Khuyến khích các em học hỏi, tìm tòi và khám phá những thứ mới lạ,

đưa ra những ý kiến và sáng tạo của mình.

2.4. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân – sự phát triển của xã hội triển của xã hội

2.4.1. Giáo dc nhng phm cht của con người mới để hòa nhp vi xã hi

Mối quan hệ giữa cá nhân và sự phát triển của xã hội thể hiện ở sựtác động và thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Thế hệ trẻ cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây là một nội dung mà truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đặt ra một cách khá rõ rệt. Mối quan hệ cá nhân – xã hội vốn có sự tác động hai chiều và thể

hiện qua khảnăng thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Ở lứa tuổi thơ ngây

của các em, nhà trường chính là nơi nhân cách của các em được hình thành và phát triển. Những bước đi đầu tiên này là chặng đường vô cùng quan trọng có khả năng tác động sâu sắc, gây những ấn tượng khó quên trong nhận thức của các em trong suốt cuộc đời. Cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác hay cao cả, thấp hèn,…đến với các

54

em bằng những câu chuyện nho nhỏ, nhẹ nhàng, đơn giản mà gần gũi, những tấm

gương sống động, muôn màu muôn vẻ trong cái thế giới thu nhỏấy từng ngày, từng

ngày… như những giọt nước thấm dần vào mảnh đất hoang vu, khô cằn.

Một xã hội lành mạnh, văn minh trọng lễnghĩa và đề cao những giá trị thực, những giá trị chân chính của con người sẽ là mảnh đất tốt để nhân cách các em có

cơ hội nảy mầm, xanh tốt và phát triển. Thế hệ tương lai cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm để mai này chung tay cùng mọi người xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy, trước hết các em cần có ý thức tự tu dưỡng rèn luyện, tự hoàn hoàn thiện mình, tựvượt lên chính mình để trở thành một con người hữu ích cho sự phát triển của xã hội. Các em chính là những người sẽtác động trực tiếp đến xã hội, chính vậy chỉ khi các em cố gắng phát triển và hoàn thiện thì xã hội mới có thể phát triển. Để có thểlàm được điều đó cần phải có những bài học những kinh nghiệm, những lời khuyên hữu ích có từ những bài học nhỏ trong sách vở. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nằm trong chương Tiếng Việt ở Tiểu học đã và đang mang đến cho các em những bài học bổ ích mỗi ngày. Mỗi ngày một bài học sẽ làm các em hiểu và thấm dần những bài học hơn.

2.4.2. Nhng bài hc v vic tu thân

Giáo dục những phẩm chất tốt: Trung thực, chân thành, lễ độ của cậu bé Pao-lích đã khiến mọi người thêm yêu quý và giúp đỡem “Hai tiếng kì lạ ”( truyện dân gian, Tiếng việt 1). Không nên bội bạc, vô ơn, không có tình nghĩa trước sau

như gã hung thần trong “Bác đánh cá và gã hung thần” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 4) phải trở lại số phận lưu đày vĩnh viễn trong chiếc chai. Không nên chủ

quan kiêu ngạo, nếu biết kiên trì, nhẫn nại ắt sẽ thành công, giỏi giang chưa chắc đã

chiến thắng “Rùa và Thỏ” (Truyện cổ tích, Tiếng việt 1), chớ kiêu căng, xem thường người khác, chỉ khi hoạn nạn, khó khăn ta mới thấy được sự thông minh và lòng tốt của mỗi người “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Không tham lam, ích kỷ, chỉ muốn sống sung sướng, giàu sang nhưng

lại không muốn làm gì “Điều ước của vua Mi-Đát, Tiếng việt 4). Chăm chỉ lao

55

phúc “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2). Không sợ chết, dũng cảm, có khí

phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu cũng không chịu khuất phục cường quyền “Một nhà thơ chân chính, Tiếng việt 4). Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia

đình “Thuần phục sư tử” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 5). Đây là những phẩm chất rất bình thường mà cũng rất cần thiết trong mối quan hệ giao tiếp giữa con

người với con người trong cuộc sống thường ngày. Tuy là những phẩm chất bình

thường nhưng không phải ai cũng có được, chính vì vậy những phẩm chất này rất quan trọng và cần có đối với con người.

Giáo dục những hành động tốt: Biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau khi gặp

khó khăn, giúp bạn chính là giúp bản thân mình “Sư tử và chuột nhắt” (Truyện cổ

tích Lép – tôn – xtôi, Tiếng việt 1), “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ

Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Biết vâng lời người lớn, không mải chơi đi la cà dọc

đường như cô bé trong truyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê-rô, Tiếng việt 1) vì không nhớ lời mẹ dặn, nhẹ dạ cả tin lời sói dạo chơi hái hoa bắt bướm trong rừng nên bị sói ăn thịt. Hoặc không nên mưu mẹo hại người sẽ lãnh hậu quảđau đớn như

gã Sói gian xảo trong “Bác sĩ Sói” (Truyện cổ tích La – phông – ten, Tiếng việt 2).

Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân tốt: Có ý thức học tập và cố gắng không ngừng kiên trì, cố gắng khắc phục những khó khăn. Đó cũng chính là bổn phận của học sinh trong trường học. Qua câu chuyện ngụngôn “Rùa và Thỏ” (Tiếng việt 1), La-phông-ten đã gửi đến một lòng tin mạnh mẽ qua sự thắng lợi bất ngờ của chú Rùa có quyết tâm và lòng kiên trì vững chắc, luôn không ngừng cố gắng để

hoàn thiện bản thân, vượt qua những khó khăn.

Giáo dục về nhận thức lao động: Nên chăm chỉ lao động, làm việc trên ruộng đồng, không lười biếng thì sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ“Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2).

Cùng với những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, truyện dân gian nước ngoài đã chú trọng rất nhiều đến việc giáo dục và hình thành những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực đích thực cho các em ngay từ khi

56

mới bước chân cắp sách đến trường. Chỉ có những con người như vậy mới thật sự

xứng đáng là thế hệ trẻ, những chủnhân tương lai của đất nước, của xã hội sau này.

2.5. Giáo dục lòng nhân ái qua một số tác phẩm truyện dân gian nước ngoài tiêu biểu tiêu biểu

2.5.1. Tác phẩm “Bông hoa cúc trng” – Truyn c tích Nht Bn

Nhiều tác phẩm văn học đã nói đến công biết ơn trời biển, to lớn và bao la của bậc làm cha mẹ. Công lao cha mẹđã sinh ra và nuôi lớn chúng ta thành người là

điều mà ai trong chúng ta cũng phải khắc cốt ghi tâm. Công lao cha mẹ sánh ngang với biển trời mênh mông, rộng lớn. Và việc phải báo hiếu cha mẹ là tình cảm đạo

đức, là bổn phận, trách nhiệm của người làm con, là đạo lí làm người mà ai cũng

phải có. Trong việc giáo dục, chúng ta đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục nhân cách con người. Chính vì vậy mà tác phẩm “Bông hoa cúc trắng” (Truyện cổ tích Nhật Bản, Tiếng việt 1) là một trong những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài

được đưa vào chương trình Tiếng Việt Tiểu học với mục đích như vậy. Câu chuyện cổ tích giải thích về ý nghĩa của loài hoa cúc trắng nhưng ẩn chứa đằng sau đó là

tấm lòng yêu thương và hiếu thảo đến cảm động trời xanh của cô bé đối với người mẹ của mình.

Chuyện kể về một cô bé sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.

Gia đình của cô bé tuy nghèo khó và cũng chỉ có hai mẹ con nhưng họ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng thật không may, một ngày nọ mẹ cô bé bỗng đổ bệnh nặng, vì nhà nghèo không có tiền mua thuốc để chữa trị bệnh cho mẹ khiến cô bé rất buồn và lo lắng. Một hôm, mẹ cô bé mệt quá liền bảo cô đi tìm thầy thuốc về. Trên

đường đi, cô gặp một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ tự nhận mình là thầy thuốc, cụ già theo cô bé về nhà khám bệnh cho mẹ. Sau khi khám xong, cụ nói với cô bé hãy đi đến gốc đa đầu rừng và đem về một bông hoa cúc trắng. Cô bé ngay lập tức lên

đường đi tìm bông hoa cúc trắng để về chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi, cô không

quản ngại khó khăn đi tìm bông hoa với mong muốn giúp cho mẹ nhanh chóng khỏi bệnh. Ngay khi tìm thấy bông hoa, cô bé nghe thấy tiếng cụ già văng vẳng bên tai

57

bật khóc nức nở khi biết mẹ chỉ còn sống được thêm hai mươi ngày nữa thôi. Khi

ấy, cô bé đã xé những cánh hoa cúc trắng nhỏ ra thành nhiều cánh nhỏhơn nữa. Và

sau đó cánh hoa nhiều không đếm xuể. Chính nhờ tấm lòng hiếu thảo và mong muốn mẹđược sống lâu thêm của cô bé đã khiến trời đất cũng phải cảm động. Cuối cùng, mẹ cô bé cũng đã khỏi bệnh. Kể từ đó, hằng năm cứ vào mùa thu là những bông hoa có nhiều cánh lại đua nhau nở rộ vô cùng xinh đẹp. Bông hoa mà cô bé tìm thấy sau khi được xé thành vô số cánh chính là biểu tượng cho sự sống, là ước

mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi vết thương, bệnh tật của con người. Câu chuyện là bài ca nhỏ về tình yêu và lòng hiếu thảo. Đó cũng chính là món quà mà “thế giới cổ tích” dành tặng cho tuổi thơ, cho mọi người như một lời giải thích thú vị về nguồn gốc của một loài hoa nở vào mùa thu, có nhiều cánh dài trắng muốt và thường được dùng như một vị thuốc quý mà người ta vẫn thường gọi là hoa cúc trắng.

Hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bản thân với những người có công ơn với chúng ta. Truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay cần phải được duy trì và phát huy, đặc biệt là đối với thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Câu chuyện giáo dục các em học sinh phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ. Rộng hơn nữa, lòng hiếu thảo còn thể hiện với những người xung quanh như ông bà, cô chú, thầy cô giáo,…

Bên cạnh ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo, bông hoa cúc trắng còn tượng

trưng cho lòng cao thượng, nỗi hân hoan và sự trong trắng. Với vẻ đẹp dịu dàng,

hương thơm nhẹ nhàng, hoa cúc trắng còn là loài hoa tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực.

Câu chuyện “ Bông hoa cúc trắng” mang đậm những đặc trưng của thể loại cổ tích. Cốt truyện ngắn gọn và mang những nét riêng biệt. Đó là sự đan dệt bởi hệ

thống nhân vật thần kì. Ông cụtượng trưng cho tuyến nhân vật ấy đến đểgiúp đỡ cô bé có tấm lòng hiếu thảo. Đây là yếu tố độc đáo, đặc trưng của thể loại truyện cổ

tích giúp thu hút sự chú ý của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Ở lứa tuổi đầy ngây thơ, mơ mộng và hay tưởng tượng của các em thì những nhân vật thần kì trong mỗi câu

58

chuyện đều đem đến sự thu hút và hấp dẫn đối với các em. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm đã xây dựng hình tượng nhân vật thần kì để các em hiểu rằng chúng ta luôn yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

2.5.2. Tác phẩm “Sư tử và chut nht” – Truyn c tích

Lòng nhân ái, tình yêu thương, biết giúp đỡ là những đức tính con người luôn cần phải có trong cuộc sống từ xưa đến nay. Trong xã hội hiện nay, mỗi con

người tuy là những cá thể riêng biệt, độc lập những theo một khía cạnh nào đó thì

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)