Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi gia đình

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 45 - 48)

5. Cấu trúc đề tài

2.1. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh những quan hệ đạo đức giữa con

2.1.1. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội hay cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Gia

đình không chỉ là nơi giúp duy trì giống nòi mà còn là môi trường hình thành, nuôi

dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nhiều gia đình cộng lại mới tạo thành xã hội, chính vì vậy chỉkhi gia đình tốt mới tạo nên xã hội mới tốt và xã hội tốt thì gia

đình lại càng tốt hơn. Sống trong cùng một xã hội, con người cần phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định. Và trong gia đình cũng vậy, con người phải ràng buộc nhau không chỉ về vật chất, đảm bảo sự sống của bản thân mà còn bằng những sợi dây tình cảm, nghĩa vụ vừa cụ thể nhưng lại vừa rất thiêng liêng. Gia

đình chính là nơi mà trẻ được sinh ra và cũng là môi trường giáo dục đầu tiên trẻ

cách sống yêu thương. Đó là một tình yêu rộng lớn, gắn liền với sự sẻchia, nhường nhịn, lo lắng, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau giữa những người trong gia đình. Các thành viên trong gia đình đều có những mối quan hệ gắn bó với nhau giữa ông bà –

cha mẹ - con cháu – anh chị - em. Tất cả những mối quan hệnày đều mang tính chất hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Tình cảm của gia đình được hình thành từ quan hệ tình cảm, trách nhiệm tương trợ lẫn nhau cùng gánh vác công việc.

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ là những người đã sinh ra, yêu thương, quan tâm và nuôi nấng con cái. Và con cái phải biết nghe lời, ngoan

ngoãn, yêu thương và làm cha mẹ vui lòng bằng kết quả học tập và sự cố gắng, tiến bộ của bản thân, phải biết giúp đỡ, chăm sóc và đền đáp công ơn của cha mẹ. Tình

44

con cái dành cho cha mẹ cũng luôn tràn đầy. Trong tình cảm gia đình không thể

không nhắc đến tình yêu thương bao la, mênh mông của cha mẹ dành cho con cái. Truyện “Kho báu” (Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Tiếng việt 2) là bài ca về tình

yêu thương, sự quan tâm, lo lắng cho con cái của hai vợ chồng người nông dân. Vì lo lắng cho tương lai cuộc sống của hai người con trai lười biếng, không chịu lao

động mà chỉ suốt ngày mơ tưởng hão huyền nên ông lão đã nói dối với hai người con rằng bên dưới ruộng nhà có kho báu và bảo hai con hãy đào lên mà dùng. Ông

lão biết nếu bảo các con chăm chỉ lao động, cày cấy ruộng vườn thì hai người con sẽkhông nghe theo nên người cha đành phải nói dối các con có kho báu ở ruộng để hai anh em chăm chỉ đào đất và trồng lúa. Và kết quảđã đúng như người cha mong muốn, hai anh em chăm chỉ đào bới đất và khi không tìm thấy kho báu, họ đành

trồng lúa. Cứ từ mùa lúa này đến mùa lúa khác, cuối cùng hai người có của ăn của

để, cuộc sống ấm no, giàu sang và hạnh phúc. Tình yêu thương, tấm lòng của hai vợ

chồng dành cho hai người con đã giúp cho con của họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà họ mong muốn. Trên đời này, không có gì quý giá hơn tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Những người được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, có cha mẹở bên cạnh chính là những người hạnh phúc nhất.

Trong các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được dạy trong chương trình

Tiếng Việt ở Tiểu học không khó để thấy được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ. Câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” (Truyện cổ tích Nhật Bản, Tiếng việt 1) là bài ca về lòng hiếu thảo của một cô bé. Vì thương mẹ, muốn mẹ nhanh chóng khỏi bệnh mà cô bé không quản ngại đường xá xa xôi một mình đi

tìm thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mẹ chỉ với một manh áo mỏng manh. Tình

yêu thương và lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động trời đất và giúp cho mẹ cô bé khỏi bệnh. Lòng hiếu thảo ấy được kết tinh trong loài hoa cúc trắng – loài hoa bé nhỏ, mong manh nhưng lại vô cùng kiên cường. Cô bé trong truyện “Bông hoa cúc trắng” là một cô bé có nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng có lẽđáng quý nhất chính

45

Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê-rô, Tiếng việt 1) là một câu chuyện có tính giáo dục cao. Câu chuyện dạy chúng ta phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Khi

đi đâu cũng phải chú ý đi đến nơi, về đến chốn, không được la cà dọc đường vì dễ

bị kẻ xấu xâm hại. Câu chuyện là bài học rất thiết thực để các em nhỏ nhận ra rằng nếu như không nghe theo lời của người lớn thì sẽ gặp nguy hiểm, không chỉ nguy hiểm cho chính các em mà còn nguy hiểm đối với người thân yêu của mình.

Trong gia đình, ngoài mối quan hệ huyết thống giữa ông bà - cha mẹ - con cháu – anh chị - em thì còn phải nhắc đến mối quan hệ vợ chồng. Trong câu chuyện

Thuần phục sư tử” (Truyện dân gian Ả-rập, Tiếng việt 5) cho chúng ta thấy rõ

được hình ảnh người vợ bất chấp nguy hiểm đến tính mạng để nhổđược ba sợi lông của một con sư tử sống theo lời của người giáo sĩ già để làm cho chồng mình không còn cau có, gắt gỏng nữa. Bằng sự thông minh, dịu dàng, kiên nhẫn – những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, người vợ đã thuần phục được con sư tử và có thể tự bảo vệ lấy hạnh phúc gia đình của mình. Câu chuyện mang đến cho các em một bài học nhẹnhàng nhưng lại đầy ý nghĩa. Chính các em mới là những người làm cho bản thân mình hạnh phúc và đạt được những điều mình mong muốn. Và chỉ

khi các em cố gắng, kiên nhẫn thì các em mới có thểlàm được những điều đó.

Trong mối quan hệ gia đình, điều cốt lõi nhất chính là tình cảm yêu thương

giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi gắn bó với chúng ta suốt cả cuộc

đời, là nơi trao truyền thống những giá trị đạo đức để điều chỉnh suy nghĩ, hành vi

và phát triển nhân cách cho mỗi người. Gia đình chính là nơi chúng ta được sinh ra, nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta từ những điều nhỏ nhất đến những điều lớn hay cao cả

nhất mà con người cần phải có trong những chuẩn mực đạo đức của riêng mình. Dù trong bất cứgia đình nào thì những chuẩn mực là một trong những yếu tố căn bản

để tạo nên sự ổn định, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, hãy yêu quý những người thân yêu nhất trong gia đình của chúng ta, các em sẽthành người tốt, sẽđược hưởng

tình yêu thương và hạnh phúc. Đó cũng chính là những lời nhắn gửi của tất cả các

46

Một phần của tài liệu Khóa luận Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)