Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 92 - 99)

CHƢƠNG 2 :THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên của thành phố nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cƣờng quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định các cơ sở lƣu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hƣớng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịchl; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trƣờng hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Để đạt đƣợc những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu nhƣ:

Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nƣớc phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng nhƣ đảm bảo quyền

lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra phải đƣợc nghiên cứu lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đỏi hỏi ngƣời lãnh đạo quản lý và những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có sự hiếu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề đƣợc thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nƣớc về du lịch là nhân tố ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình CNH-HĐH cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của thành phố. Du lịch của Hà Nội những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển KT-XH của thành phố.

Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chính sau đây:

1) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch; ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trƣờng của hoạt động du lịch; các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch; nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh; yêu cầu đối với quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở nƣớc ta hiện nay.

2) Nghiên cứu kinh nghiệm các địa phƣơng làm tốt về công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.

3) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa bàn Hà Nội.

4) Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Hà Nội hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái Bình, 2003. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạp chí Du lịch, số 251, trang 21- 22.

2. Chính phủ, 1993. Nghị quyết của Chính phủ số 45-CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch. Hà Nội. 3. Chính phủ, 2013. Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm

2013 của về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hà Nội.

4. Nguyễn Duy, 2000. Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Tạp chí Người Hà Nội, số 146, trang 27.

5. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004. Giáo trình Kinh tế du lịch. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.

6. Nguyễn Minh Đức, 2007. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1995. Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam. Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế. Học viện Chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Đình Hòa, 2004. Du lịch sinh thái – thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam. Kinh tế và phát triển, số 198, trang 38. 9. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1966. Từ điển

Bách khoa toàn thư Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.

10. Đinh Trung Kiên, 2003. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trƣớc yêu cầu mới - Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 251, trang 16.

11. Huỳnh Vĩnh Lạc, 2005. Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Trần Phƣơng Lập, 2000. Nhân lực cho ngành du lịch: Thiếu và Yếu.

Tạp chí Văn hóa và Nghệ thuật, số 195), trang 11.

13. Lê Nam, 2008. Ngành du lịch Hà Nội Phấn đấu đón 10,5 triệu lƣợt khách du lịch. Tạp chíKinh tế & Đô thị, số 198), trang 11- 12. 14. Khánh Linh, 2006. Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết....

Hà Nội: NXB Hội nhà văn.

15. Phạmm Trung Lƣợng, 2002. Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Duy Mạnh, 2005. Du lịch sẽ là một trụ cột của phát triển kinh tế bền vững. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132), trang 22.

17. Nguyên Minh, 2007. Hà Nội: Chạy đua đầu tƣ khách sạn cao cấp. Sài Gòn Giải Phóng, số 125, trang 8.

18. Trần Phƣơng, 2003. Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch.

Hà Nội: NXB Văn hóa nghệ thuật.

19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, 2005.

Luật Du lịch. Hà Nội.

20. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, 2010. Hà Nội phát triển du lịch gắn với thế mạnh văn hóa. Hà Nội.

21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, 2010. Tổng quan du lịch Hà Nội. Hà Nội.

22. Trịnh Đăng Thanh, 2004. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ luật học. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Thị Cẩm Thúy, 2012. Phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

Luận văn thạc sỹ. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

24. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số: 23/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2014 của về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hà Nội.

25. Tổng cục Du lịch và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha, 2003. Dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam. Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Trang, 2001. Đánh giá thực trạng ngành kinh doanh du

lịch Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 27. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, 2012. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

28. Đổng Thị Kim Vui, 2007. Du lịch thành phố Hồ Chí Minh: Chuyển biến rõ rệt sau 1 năm gia nhập WTO. Tạp chí lịch Việt Nam, số 234, trang 37.

PHỤ LỤC

Các cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hà Nội năm 2008 - 2013

Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Các cơ sở lƣu trú trên địa bàn

Tổng số 311 310 351 360 378 427 424

Tổng số

phòng 9207 9465 10273 10773 11695 12425 12505

2. Các cơ sở lƣu trú đã đƣợc phân loại xếp hạng

Tổng số cơ sở lƣu trú đã đƣợc xếp hạng 66 75 106 128 163 179 179 Tổng số phòng đã đƣợc xếp hạng: 4625 5196 6303 6746 7715 8722 8722 - Hạng 5 sao: số cơ sở 5 6 7 7 7 8 8 Số phòng 1496 1756 2062 2062 2062 2344 2344 - Hạng 4 sao: số cơ sở 3 3 4 5 5 5 6 Số phòng 1456 1581 1700 1542 1553 1956 1674 - Hạng 3 sao: số cơ sở 19 20 22 22 22 22 19 Số phòng 1456 1581 1700 1542 1553 1956 1674 - Hạng 2 sao: Số cơ sở 19 32 47 55 72 81 82 Số phòng 953 1068 1387 1597 2363 2547 2597 - Hạng 1 sao: 10 13 24 34 49 53 55

Số cơ sở

Số phòng 324 385 535 677 836 922 932

- Loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu: Số cơ sở

0 1 2 5 8 10 9

Số phòng 0 10 20 51 85 113 103

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)