Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước đối với du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 26 - 27)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch

1.2.2. Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước đối với du lịch

Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, Nhà nƣớc sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trƣờng du lịch lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ƣu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hoá của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng. Mặt khác, với tính chất là một ngành KT – XH mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Vai trò QLNN đối với hoạt động du lịch đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, nếu không có sự quản lý Nhà nƣớc thì hoạt động du lịch sẽ vận động theo hai hƣớng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Vai trò QLNN thể hiện ở chỗ, Nhà nƣớc trên cơ sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định hƣớng cho hoạt động du lịch phát triển theo hƣớng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Nhà nƣớc tạo cơ sở pháp lý, có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

Thứ hai, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể tự giải quyết những vấn đề vƣợt quá khả năng của mình nhƣ các vấn đề về môi trƣờng, an ninh, an toàn cho khách du lịch cũng nhƣ các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. Do đó, cần phải có sự quản lý của Nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Thứ ba, du lịch là ngành có định hƣớng tài nguyên. Vì thế, trong quá trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thƣờng chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến bảo vệ tài nguyên du lịch. Do vậy, Nhà nƣớc phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Thứ tư, QLNN đối với hoạt động du lịch thực chất cũng là để Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động KT – XH nào cũng có một phần tài sản của Nhà nƣớc, đó là các doanh nghiệp du lịch của Nhà nƣớc.

Thứ năm, du lịch là một ngành kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Để du lịch phát triển tốt, Nhà nƣớc cần ban hành những quy định pháp luật nhằm điều hoà lợi ích cũng nhƣ đảm bảo sự hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)