Một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 49 - 52)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc trong hoạt động du lịc hở một số

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch ở các địa phƣơng trên, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Hà Nội nhƣ sau:

Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài hợp lý; có chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng, du lịch đã trờ thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phƣơng phát triển. Ở hai địa phƣơng thành phố Hồ Chí Minh và

Quảng Ninh đều có quy hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch đƣợc xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh này cũng rất quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Hai là, đa dang hoá các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra đƣợc các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng đển thu hút khách du lịch. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch tạo ra đƣợc các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng để thu hút khách du lịch là một yếu tố cần đƣợc quan tâm thực hiện tốt.

Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hƣớng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phƣơng.

Bốn là, cấn có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phƣơng, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phƣơng, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Năm là, quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phƣơng. Du lịch là nành kinh tế dịch vụ, có đối tƣợng phục vụ là con ngƣời. Hơn nữa, con ngƣời ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nƣớc mà còn bao gồm cả khách du lịch quốc tế.

Sáu là, thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn tình trạng gây tổn hại về môi trƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hoá, lịch sử và kéo theo một số tệ nạn xã hội, hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du

lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm đó, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên và xã hội du lịch.

Bảy là, thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát huy đƣợc vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, trong đó có quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển…, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lƣu với các địa phƣơng, tình bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)