Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 45 - 48)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc trong hoạt động du lịc hở một số

1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía Nam của miền Ðông Nam Bộ và rìa Bắc của miền Tây Nam Bộ. Là thành phố đông dân và lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực.

Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tƣợng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nƣớc.

Năm 2010 trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, có 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%. Năm 2010 cũng là năm thành phố có đƣợc bƣớc tiến mạnh mẽ, lƣợng khách tăng khoảng 12% so với 2009, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%.Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhƣng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đƣợc không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton,

Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế nhƣ Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tƣ có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao.

Các địa điểm du lịch của thành phố tƣơng đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lƣợng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là ngƣời nƣớc ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu đƣợc xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, nhƣ Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bƣu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thƣ viện Khoa học Tổng hợp đƣợc xây dựng dƣới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thƣơng mại nhƣ Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vƣờn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trƣờng, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi nhƣ Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm,

nhƣ Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Để đạt đƣợc những thành quả trên, thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện những giải pháp sau:

Một là, phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch đối với tất cả các đối tƣợng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố; ngành du lịch tăng cƣờng phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu từ phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cƣờng phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trƣờng du lịch trên địa bàn thành phố. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hƣớng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hoá trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, giải quyết kịp thời khó khăn, vƣớng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nƣớc về du lịch tỉnh và Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Hai là, kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đƣa hoạt động du lịch phát triển.

Ba là, tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân trên địa bàn thành phố để xây dựng hình ảnh, biểu tƣợng của du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Bốn là, đầu tƣ xây dựng quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trong điểm làm cơ sở cho việc đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc.

Năm là, tăng cƣờng phối hợp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ) trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)