Thực trạng hoạt động du lịc hở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 61 - 71)

CHƢƠNG 2 :THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịc hở Hà Nội

Hoạt động du lịch trên địa bàn Thủ đô đƣợc xem xét dƣới nhiều giác độ, trong đó đặc biệt là các dịch vụ du lịch nhƣ khách sạn, nhà hàng, lữ hành, dịch vụ bổ sung, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ mua sắm...

3.1.2.1. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch ở Hà Nội

Hệ thống các khách sạn

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, hệ thống các cơ sở lƣu trữ trên địa bàn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 nhƣ bảng 3.4 dƣới đây. Trong đó, số cơ sở lƣu trú tăng từ 311 cơ sở năm 2007 lên 424 cơ sở năm 2013, trong đó số cơ sở đƣợc xếp hạng 5 sao tăng từ 5 cơ sở lên 8 cơ sở; số liệu tƣơng ứng về số phòng đƣợc xếp hạng cũng tăng từ 4.625 phòng lên 8.725 phòng, trong đó số phòng đƣợc xếp hạng 5 sao tƣơng ứng là 1.496 phòng và 2.344 phòng.

Quy mô khách sạn của Hà Nội nhìn chung còn nhỏ bé so với tiềm năng và lƣợng khách du lịch đến Hà Nội. Mặc dù du lịch Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển các cơ sở lƣu trú cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Trong tổng số 179 khách sạn đã đƣợc xếp hạng thì có 8 khách sạn 5 sao, chiếm 4,4%; 6 khách sạn 4 sao, chiếm 3, 35%; 19 khách sạn 3 sao, chiếm 10,62%; 82 khách sạn 2 sao, chiếm 45,81%; 55 khách sạn 1 sao, chiếm 30,73% với tổng số phòng là 8.722; 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu, chiểm tỉ lệ 5,03% với tổng số phòng là 103. Từ năm 2000 trở lại đây,

hàng năm Hà Nội luôn luôn có từ 2-3 khách sạn đạt danh hiệu 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam, năm 2008 khách sạn Sofitel Metropole – Hà Nội đƣợc hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ bình chọn là 100 khách sạn đẹp nhất thế giới. Chất lƣợng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt là các khách sạn từ 4-5 sao, các khách sạn liên doanh với nƣớc ngoài đạt chất lƣợng tƣơng đƣơng, thậm chí một số khách sạn còn tốt hơn khách sạn cùng hạng trên thế giới và trong khu vực (Xem Phụ lục).

Khách sạn thuộc sở hữu của các bộ, ngành, đoàn thể, khách sạn mini của tƣ nhân có quy mô từ 5-15 phòng cũng đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng mạnh. Nhƣng do thiếu sự quản lý của Nhà nƣớc nên đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mini của các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nhà nƣớc ra đời, thiếu quy hoạch, thiếu những dự báo về thị trƣờng dẫn đến tình trạng thừa những phòng chất lƣợng thấp, thiếu những phòng chất lƣợng cao từ 3 sao trở lên. Một số khách sạn khác có chất lƣợng buồng phòng cao nhƣng quy mô lại nhỏ dƣới 20 phòng nên không đủ phòng để đón những đoàn khách lớn trên 40 ngƣời (xu thế hiện nay một đoàn khách thƣờng trên 40 ngƣời). Sự cạnh tranh gay gắt không đáng có giữa các doanh nghiệp về giá cả. Tuy các khách sạn này giải quyết đƣợc phần nào nhu cầu ăn nghỉ của khách song cũng gây ra nhiều vấn đề mà không phải một sớm một chiều giải quyết đƣợc.

Với tốc độ tăng trƣởng khách du lịch (cả khách du lịch trong nƣớc và đặc biệt là khách du lịch nƣớc ngoài) nhƣ hiện nay thì số lƣợng buồng phòng của các khách sạn không đủ cung cấp nhu cầu của khách, nhất là các buồng phòng có chất lƣợng cao từ 3 sao trở lên vào các dịp diễn ra sự kiện lớn. Theo nhận xét của một số chuyên gia, tình trạng thiếu phòng trở nên gay gắt: “Từ đầu năm đến nay, công suất sử dụng phòng của các khách sạn từ 3 sao trở lên tại Hà Nội luôn đạt từ 85-90%, giá phòng cũng tăng lên đáng kể, khoảng 20-25% so. Tuy giá phòng luôn ở mức cao, song các hãng lữ hành cũng rất khó khăn trong việc đặt phòng”. Tình trạng khan hiếm phòng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh du lịch.

Hệ thống các nhà hàng

Gồm hệ thống các nhà hàng trong khách sạn và hệ thống các nhà hàng chuyên phục vụ khách ăn uống ngoài khách sạn. Chất lƣợng dịch vụ ăn uống của các nhà hàng trong khách sạn thuộc sở hữu nhà nƣớc thƣờng thấp hơn chất lƣợng dịch vụ ăn uống của các nhà hàng thuộc sở hữu tƣ nhân về giá cả, chất lƣợng. Các nhà hàng ở Hà Nội có số lƣợng lớn và phong phú, bên cạnh nhà hàng ăn Âu (có 17 nhà hàng), nhà hàng ăn Á (có 22 nhà hàng), nhà hàng ăn đặc sản Việt Nam (có 16 nhà hàng), ngoài ra còn có nhà hàng ăn chay (có 03 nhà hàng), nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Trung Quốc, nhà hàng Ấn Độ, nhà hàng ăn Nga, nhà hàng ăn Pháp v.v... phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch.

Nhà hàng đặc sản địa phƣơng, vùng miền trong nƣớc xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn Hà Nội đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣởng thức các món ăn địa phƣơng của ngƣời dân Hà Nội và của du khách quốc tế.

Các nhà hàng ăn nhanh đã xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn Hà Nội nhƣ: nhà hàng KFC ở phố Huỳnh Thúc Kháng, nhà hàng Loteria ở phố Phạm Ngọc Thạch, nhà hàng Fry Chicken ở phố Tràng Tiền, các nhà hàng này phục vụ đối tƣợng thanh niên Thủ đô, du khách nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài sống và làm việc tại Hà Nội.

Bên cạnh những việc đã làm đƣợc của các nhà hàng nhƣ đã nêu ở trên, cũng còn nhiều nhà hàng chất lƣợng chƣa cao, một phần do CSVC-KT còn nghèo nàn lạc hậu, một phần do nhân viên phục vụ chƣa qua trƣờng lớp đào tạo. Thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo của các cấp, các ngành có liên quan nhất là duy trì chế độ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các nhà hàng có quy mô lớn không nhiều nên hầu hết không có khả năng phục vụ các đoàn khách lớn hoặc nhiều đoàn cùng một lúc, không gian của các nhà hàng thƣờng chất hẹp, thiếu chỗ để xe. Tất cả những hạn chế này cũng là những thử thách với tất cả các khạch sạn trên địa bàn Hà Nội.

Các dịch vụ vui chơi giải trí đã phát triển nhanh chóng, nhằm phục vụ khách du lịch và ngƣời dân Thủ đô, song dịch vụ này vẫn còn mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Hà Nội thiếu nhiều khu vui chơi giải trí tổng hợp. Hiện nay có khu công viên nƣớc Hồ Tây là địa chỉ vui chơi đƣợc đánh giá là hấp dẫn nhƣng thực tế nơi đây chủ yếu phục vụ khách vào mùa hè, còn các mùa khác thì chƣa có dịch vụ thay thế. Hà Nội hiện nay gần nhƣ chƣa có một khu vui chơi nào đáng kể, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch.

Các khách sạn lớn từ 3 sao trở lên đều có dịch vụ vui chơi giải trí nhƣng hình thức còn đơn giản và quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ khách trong khách sạn, một số khách có quy mô, thể loại vui chơi giải trí tƣơng đối lớn và hấp dẫn đối với ngƣời Việt Nam (khách sạn Fortuna, DaeWoo...) song giá cả lại tƣơng đối cao so với mức thu nhập của ngƣời dân Hà Nội. Còn đối với khách du lịch nƣớc ngoài thì họ không mấy mặn mà vì đất nƣớc họ cũng có và hiện đại hơn nhiều.

Cả thành phố có 9 vũ trƣờng, trong đó có 5 cơ sở chuyên hoạt động kinh doanh vũ trƣờng, 4 vũ trƣờng nằm trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung của các khách sạn, dịch vụ này rất khó hoạt động và phát triển vì chi phí cho quản lý, chi phí cho các chuyên gia điều khiển âm thanh, ánh sáng, thuế rất cao nên đã đẩy giá cả của các dịch vụ lên rất cao, do vậy khách đến vũ trƣờng chủ yếu là thanh niên, ngƣời nƣớc ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, trộm cắp, mua bán dâm diễn ra tại đây. Bản thân doanh nghiệp khó lòng kiểm soát đƣợc.

Cho đến nay, trên địa bàn Hà Nội các công viên cây xanh nhƣ Thống Nhất, Bách Thảo, Vƣờn thú Thủ Lệ... đã phục vụ đƣợc nhu cầu giải trí của nhân dân Thủ đô và thu hút đƣợc một phần khách du lịch. Một số khu vui chơi giải trí đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng trong thời gian tới nhƣ: Dự án khu vui chơi giải trí Mễ Trì với trị giá trên 200 triệu USD đƣợc xây dựng hiện đại, quy mô lớn nhất Thủ đô phục vụ khách du lịch các tỉnh phía Bắc, khách du lịch quốc tế; dự án khu nghỉ dƣỡng cuối tuần Sóc Sơn với trị giá 200 tỷ đồng, công trình này bao gồm các khu nghỉ dƣỡng kết hợp với các công trình vui chơi nhẹ nhàng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên; dự án khu du lịch Cổ Loa (Đông Anh) trị giá 300 tỷ đồng.

Đây là khu di tích nổi tiếng có một không hai của cả nƣớc, cho phép khai thác các khía cạnh lịch sử, huyền thoại thể hiện truyền thống giữ nƣớc, dựng nƣớc của dân tộc Việt Nam; dự án kè Hồ Tây, song song với việc xây dựng kè, nhà nƣớc cũng tiến hành đồng thời đầu tƣ nâng cấp các sản phẩm du lịch quang Hồ Tây gồm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ khu vực quanh Hồ Tây, xây dựng các sản phẩm đặc trƣng của Hồ Tây có sức thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế; dự án xây dựng tuyến du lịch sông Hồng trị giá 50 tỷ đồng.

Nâng cấp các công viên mới xây trong thời gian gần đây nhƣ công viên nƣớc hồ Tây, công viên Vầng Trăng, công viên Tuổi trẻ, bề bơi 4 mùa, sân tennis thu thút khách nƣớc ngoài và quốc tế.

Hệ thống các rạp chiếu phim, các nhà hát hầu hết là từ thời Pháp để lại một số ít đƣợc xây dựng thì thời bao cấp đến nay đã cũ kỹ lạc hậu, một số ít đƣợc xây dựng mới trong những năm gần đây nhƣng chất lƣợng phim, chất lƣợng các vở kịch thấp, một số không còn phù hợp với ngƣời xem đặc biệt là khách du lịch. Chỉ duy nhất có nhà hát múa rồi nƣớc là hấp dẫn du khách, nhất là khách du lịch châu Âu, rạp chiếu phim Merga Star tại tầng 5 siêu thị Vincom City Tower, trung tâm chiếu phim quốc gia là thu hút đƣợc ngƣời nƣớc ngoài đang làm việc tại Hà Nội đến xem.

Thời gian vừa qua, thành phố đã sử dụng không hiệu quả các công trình thể thao, sai Seagame gần nhƣ bỏ trống. Trong khi đó nhiều phong trào thể dục thể thao quần chúng của nhân dân đia phƣơng lại không có chỗ để thi đấu, tập luyện. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính quần chúng lại gần nhƣ không có.

Hoạt động lữ hành

Du lịch Hà Nội cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách một cách đa dạng nhƣ: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, du lịch hội nghị công vụ..., tới tất cả các tỉnh, thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và tuyến mới nhƣ: City tour, du lịch sông Hồng, du lịch mở, du lịch cuối tuần, du lịch công vụ, diễn ra thƣờng xuyên trong năm, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch tín ngƣỡng thƣờng diễn ra vào các dịp đầu năm mới, thu hút đƣợc nhiều khách

du lịch trong và ngoài nƣớc. Loại hình du lịch thăm quan thƣờng chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình du lịch của Hà Nội.

Ngoài những loại hình du lịch chính đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn nhƣ: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo. Những loại hình du lịch này đang ngày càng mở rộng và phát triển do vị thế kinh tế, chính trí và văn hóa của Thủ đô.

Du lịch Hà Nội có 213 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có: 33 doanh nghiệp nhà nƣớc, 118 công ty trách nhiệm hữu hạn, 59 công ty cổ phần, 1 công ty tƣ nhân, 1 công ty liên doanh.

Các điểm du lịch Hà Nội bao gồm các điểm và tuyến trung tâm, các điểm và tuyến lân cận.

- Các điểm và tuyến trung tâm du lịch Hà Nội: Có các điểm tiêu biểu nhƣ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đền, chùa, phủ quanh Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa, thành cổ Hà Nội, đền Sóc. Các điểm du lịch này có mật độ cao, nên có đặc điểm tụ trong một bán kính ngắn là điều kiện thuận lợi để xây dựng các tuyến du lịch ngắn ngày tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trên địa bàn Hà Nội có các tuyến đặc trƣng:

+ Tuyến du lịch nội thành (city tour); + Tuyến du lịch ngoại thành; + Tuyến du lịch bằng tàu hỏa; + Tuyến du lịch dọc sông Hồng;

- Các điểm du lịch phụ cận Hà Nội bao gồm: phía Tây có đỉnh Vua (cao 1.296 m), đỉnh núi Tản Viên – Ngọc Hoa, Ao Vua, Suối Hai, Đồng Mô, các chùa ở Hà Tây. Phía Bắc có các điểm du lịch nhƣ Đền Hùng, khu nghỉ mát Tam Đảo, hồ Đại Lải, chùa Phật Tích, chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, đền Bát Đế. Phía Nam có các điểm du lịch: Hoa Lƣ – Tam Cốc – Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phƣơng, chùa Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, đền Đức Thánh Trần. Phía Đông có các điểm du lịch: Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Côn Sơn, Kiếp Bạc, chùa Yên Tử, vịnh Hạ Long.

+ Hà Nội – Đồng Mô – Sơn Tây với các cụm điểm du lịch: Suối Hai, Ba Vì, Ao Vua, hệ thống của của Hà Tây cũ;

+ Hà Nội – Bắc Ninh với các cụm điểm đình, chùa, đền, lễ hội.

+ Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh với các cụm điểm: đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử.

+ Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa với các cụm điểm du lịch đặc trƣng của Ninh Bình, Thanh Hóa.

Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành phát triển theo hƣớng kinh doanh đa dạng, ngoài chức năng lữ hành, đều có xe ô tô riêng để phục vụ khách, số đơn vị chuyên kinh doanh vận chuyển hay lữ hành chiểm tỷ lệ thấp (20%). Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và áp dụng năm 2000, các điều kiện kinh doanh đƣợc thông thoáng hơn nên số lƣợng các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng vọt. Chỉ riêng 2 năm 2000 và 2001 số đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa tăng gấp 4 lần, nếu tính từ năm 1996 đến 2000, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chỉ tăng trung bình 9%, thì các doanh nghiệp lữ hành nội địa tăng trung bình hơn 50%, chi nhánh tăng 30%, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch tăng 39%. Với chức năng xây dựng các chƣơng trình du lịch, tổ chức đƣa đón hƣớng dẫn phục vụ khách, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng số lƣợng khách và doanh thu du lịch. Cho đến nay, đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch tại Hà Nội có 1.270 ngƣời đƣợc cấp thẻ hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế, đây là những ngƣời đƣợc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuyển dụng, có trình độ ngoại ngữ, có chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo cơ bản. Ngoài ra còn có một lực lƣợng khá lớn những hƣớng dẫn viên không chuyên hoặc chỉ hƣớng dẫn khách nội địa đi thăm quan nghỉ mát. Trong kỳ bình chọn 10 đơn vị hàng đầu về lữ hành (Top Ten), liên tục hai năm 1999 và 2000, Hà Nội có hai đơn vị đƣợc trao cúp là Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty Du lịch Hà Nội.

3.1.2.2. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn Hà Nội

Thực trạng khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)