Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 48 - 49)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc trong hoạt động du lịc hở một số

1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn củaViệt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thƣơng mại Móng Cái là đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Năm 2013, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 4 ở Việt Nam.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, (về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nƣớc về thu ngân sách nhà nƣớc (2012) sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng. Tính đến hết năm 2012 GDP đầu ngƣời đạt hơn 2700 USD/năm (Hạ Long 3821 USD/năm, Móng Cái 3864 USD/năm, Cẩm Phả 3814 USD/năm, Uông

Bí 3352 USD/năm, Đông Triều 1959 USD/năm). Lƣơng bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực nhƣ than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao (Điện 8,6 Triệu đồng, Than 7.7 Triệu đồng, Du Lịch - Dịch vụ 9.2 Triệu Đồng).

Có đƣợc những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Thực hiện các biện pháp, phƣơng pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh; tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục về pháp luật du lịch nhằm giúp họ hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, lâu dài hợp lý và các quy hoạch, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển trên cơ sở coi trọng bảo vệ môi trƣờng; đảm bảo an toàn cho du khách; có chính sách nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng, CSVC-KT du lịch; đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ ngành. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đƣa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch; đặt văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trƣờng trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để quảng bá du lịch tỉnh. Thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao văn hoá, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc và tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nƣớc và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh; xây dựng chiến lƣợc thị trƣờng, đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; tăng cƣờng việc liên kết, hợp tác với các địa phƣơng khác trong phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội (Trang 48 - 49)