Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và việc dạy học đọc hiểu ở

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 26 - 34)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và việc dạy học đọc hiểu ở

1.1.3.1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách là dạng của ngôn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. [16, tr.782]

Đây cũng là quan điểm khá gần gũi với quan điểm của Diệp Quang Ban

trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), phong cách trong văn học,

ngôn ngữ học xã hội là tổng hợp các đặc điểm hoặc các đặc trưng giúp cho việc xếp một văn bản hay một diễn ngôn vào một thể loại, một “ngôn vực”, một thời kì nào đó,… [1, tr.409]

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, có bốn kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ nghệ

thuật, ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ phân biệt các dạng ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật bởi sự khác nhau trong kiểu tư suy (cụ thể - hình tượng và trừu tượng - lôgic). Những dạng này cũng bị quy định bởi các hình thức giao tiếp bằng lời nói

(lời miệng và lời viết), xác định sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết. [13, tr.16]

Đối tượng đề cập tới trong đề tài là những văn bản được chọn dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 đều thuộc ngôn ngữ viết. Bởi vậy, chúng tôi quan tâm chúng thuộc ngôn ngữ nghệ thuật.

Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản nghệ thuật chia ra thành văn bản thơ, văn xuôi và kịch.

Phong cách chức năng là những khuôn mẫu trong hoạt động ngôn ngữ hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu.

Phong cách chức năng được xác định như là những khuôn mẫu xây dựng các lớp văn bản (hay phát ngôn) khác nhau, theo cách lựa chọn, sử dụng khác nhau trong tất cả các yếu tố của ngôn ngữ. [13, tr.17]

Trong khuôn khổ của đề tài, khi xếp văn bản vào các thể loại thuộc các phong cách chức năng khác nhau, chúng tôi đã có sự linh hoạt trong việc phân loại các văn bản:

Với văn bản thơ, để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4 chúng tôi đã xếp các bài ca dao, tục ngữ vào thể loại thơ, không chia thành tiểu loại.

Với văn bản truyện, chúng tôi không chia thành các tiểu loại (khi dạy có thể giới thiệu cho học sinh truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười,…) và chấp nhận xem một số đoạn trích là một văn bản truyện.

Với văn bản kịch, một số ý kiến cho rằng các văn bản Ở Vương quốc Tương Lai là hoạt cảnh song dựa vào các dấu hiệu nội dung, hình thức của các văn bản và sự tương quan trong quá trình phân chia văn bản theo đặc trưng phong cách ngôn ngữ chúng tôi xếp vào văn bản kịch (màn kịch).

sinh tiểu học tromh sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học hiện hành, có thể phân văn bản ngôn ngữ viết thành hai nhóm lớn: văn bản nghệ thuật và văn bản phi nghệ thuật nhưng đề tài của chúng tôi nghiên cứu về văn bản nghệ thuật gồm văn bản thơ, văn bản văn xuôi (văn bản truyện và văn bản tùy bút), văn bản kịch.

Trên cơ sở thống kê các văn bản Tập đọc lớp 4 chúng tôi đã phân loại 58 văn bản đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. Kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 1.1: Bảng phân loại văn bản Tập đọc lớp 4 VĂN BẢN TẬP ĐỌC LỚP 4

VĂN BẢN NGHỆ THUẬT VĂN BẢN PHI NGHỆ THUẬT

Thơ Văn xuôi Kịch Hành chính Khoa học Báo chí Chính luận Sinh hoạt Truyện Tùy bút 18 27 9 1 1 1 1 36 55 (94,83) 3 (5,17) 58 (100%)

1.1.3.2. Đặc điểm các loại văn bản chia theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và việc dạy học đọc hiểu ở Tiểu học

* Văn bản thơ

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, thơ là hình thức sáng tác văn học

phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. [8, tr.210]

Nhờ cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, thơ có những đặc trưng riêng. Mỗi tác giả khi nghiên cứu thơ tùy mục đích nghiên cứu lại trình bày các đặc trưng theo những quan điểm và những cách diễn đạt khác nhau. Đối với học sinh

lớp 4 theo chúng tôi, khi dạy đọc hiểu văn bản thơ cần chú ý đến bốn đặc trưng sau:

(1) Đặc trưng cảm xúc – thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý

thức.

(2) Nhân vật trữ tình trong thơ – hình tượng nhân vật xuất hiện trực tiếp, thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm, tạo nguồn cảm xúc chi phối toàn bài thơ.

(3) Cấu tứ - mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó, là sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai càng khơi sâu được nhiều ý nghĩa của bài thơ.

(4) Ngôn ngữ thơ - mang tính cách điệu và cô đọng, hàm xúc; giàu nhạc, giàu hình ảnh; có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo nên những khoảng lặng giàu ý nghĩa; bão hòa cảm xúc và mang đậm dấu ấn riêng của tác giả.

Về phương thức phản ánh đời sống, thơ được chia thành thơ trữ tình và thơ tự sự.

Về luật, thơ được chia thành thơ cách luật (bao gồm thất bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát), thơ tự do.

Xét các văn bản thơ được chọn dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 theo tiêu chí thứ nhất có thơ tự sự và thơ trữ tình, theo tiêu chí thứ hai có thơ cách luật (lục bát và tứ tuyệt – 02 bài của Hồ Chí Minh) và thơ tự do.

* Văn bản văn xuôi

+ Văn bản truyện

Nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về truyện. Theo quan

niệm của từ điển Văn học, truyện là tác phẩm thuộc loại hình tự sự có hai

thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng.Tùy theo nội dung phản ánh, chủ thể sáng tác của truyện mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện khuyết danh,… Các văn bản

truyện được chọn làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu học hầu hết là truyện ngắn (bao gồm cả truyện dân gian) hoặc trích đoạn truyện. Khi dạy đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4 theo chúng tối cần chú ý đến bốn đặc trưng cơ bản của truyện sau:

(1) Cốt truyện - hệ thống các sự kiện, tình tiết cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định.

(2) Nghệ thuật kể chuyện - trần thuật, miêu tả sự kiện, sâu chuỗi các sự kiện xảy ra trong tác phẩm theo một thứ tự nhất định được xem xét dựa vào hình thức, góc độ, điểm nhìn khi kể.

(3) Nhân vật - yếu tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu trong bất kì tác phẩm văn học nào.

(4) Ngôn ngữ - thể hiện rất rõ trong lời kể chuyện và chi phối toàn bộ cấu trúc truyện kể.

+ Văn bản tùy bút

Tùy bút là viết tùy thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó.Trong văn bản tùy bút, năng lực tư duy, sáng tạo của người viết được bộc lộ rõ nhất.

Tùy bút là một thể loại tùy hứng, vì vậy xét về nghệ thuật, nó mang phong cách nghệ thuật hết sức tự do, phóng khoáng và giàu chất trữ tình. Ở đó, tùy bút thể hiện rõ cái tôi của người nghệ sĩ hết sức sinh động và rõ nét, “là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình”.

Tùy bút mang đậm chất văn học thể hiện ở những cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình đôi khi lãng mạn, bay bổng, có lúc lại rất sâu sắc và đa chiều. Ngoài ra chất văn còn là ở cách tác giả chọn lọc, dùng từ ngữ một cách trau chuốt thể hiện tài nghệ của ngòi bút tinh tế.

* Văn bản kịch

Từ việc xem xét khái niệm kịch và văn bản kịch của tác giả, chúng tôi

quan niệm văn bản kịch là một thể loại văn học viết để diễn trên sân khấu, tái

bản kịch gồm ngôn ngữ chỉ dẫn của tác giả và lời thoại của các nhân vật.

Khi dạy đọc hiểu văn bản kịch cho học sinh lớp 4 cần chú ý đến bốn đặc trưng cơ bản của kịch.

(1) Xung đột kịch - xuất hiện dưới những va chạm giữa các thế lực được mô tả trong tác phẩm, giữa các tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau và giữa các phương diện khác nhau của tính cách.

(2) Hành động kịch - được coi là ngôn ngữ, là phương diện thể hiện chủ yếu của kịch. Bất cứ một ý nào của người sáng tác cũng đều phải được thể hiện bằng hành động.

(3) Nhân vật kịch - với văn bản kịch, nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật.

(4) Ngôn ngữ kịch - bên cạnh ngôn ngữ nhân vật còn có ngôn ngữ chỉ dẫn của tác giả nhưng không đáng kể, nằm ngoài nội dung của xung đột trong kịch.

Một văn bản kịch được chọn làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 là Ở vương quốc Tương Lai.

1.1.4. Những vấn đề chung về năng lực

1.1.4.1. Năng lực

Quan niệm về năng lực của tác giả Đặng Thành Hưng: Năng lực là tổ

hợp các thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân được hình thành từ tư chất, học tập và rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một dạng hoạt động nhất định, theo yêu cầu hay chuẩn nào đó. [18, tr.12]

Với cách hiểu này, tác giả Đặng Thành Hưng xác định các thành phần cấu trúc của năng lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng, thái độ mà còn có yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế trong công việc tương ứng.

Chúng tôi bày tỏ sự nhất trí cao với quan niệm của tác giả Đặng Thành Hưng bởi trong dạy học, để trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, thái độ bao giờ cũng bắt đầu từ kiến thức, kĩ năng (năng lực nền tảng) sẵn có của học sinh.

cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính các nhân như hứng thú,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Phân tích định nghĩa trên, chúng ta thấy năng lực học sinh tiểu học có những đặc điểm, yếu tố sau:

- Năng lực là thuộc tính cá nhân: Mỗi cá nhân học sinh có năng lực riêng của mình, rất có thể khác với các năng lực của các em khác. Do đó, năng lực là một trong những điểm quan trọng nhất để phân biệt các cá nhân với nhau. Một khi là giá trị cá nhân, năng lực học sinh có tính bền vững cao.

- Năng lực được hình thành nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện: Mỗi cá nhân học sinh đều có tiềm năng có sẵn để phát triển năng lực của mình. Tuy nhiên, con đường tối ưu để phát triển năng lực là giáo dục. Qua đó, quá trình học tập và rèn luyện của học sinh được tổ chức hợp lí. Hay nói cách khác, quá trình học tập và rèn luyện của học sinh được định hướng phát triển năng lực nên mang lại hiệu quả cao.

- Năng lực cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định: Năng lực không phải trừu tượng chung chung mà luôn gắn liền với hoạt động nào đó (đối với học sinh Tiểu học đó là học tập, vui chơi, lao động, công tác xã hội,…). Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành công hoạt động nào đó thì mới khẳng định được học sinh này có năng lực tương ứng. Như vậy, năng lực học sinh có tính “động”, tức là quá trình học sinh thực hiện hoạt động đó.

1.1.4.2. Tiếp cận năng lực

Từ khái niệm năng lực, tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm, tiếp cận

năng lực là cách tiếp cận đảm bảo cho dạy học vừa tập trung vào phát triển năng lực của học sinh vừa làm điều đó dựa vào năng lực nền tảng của học sinh. Trong kinh nghiệm của trẻ luôn sẵn hoặc tiềm tàng những tiền đề và điều kiện bên trong của năng lực và dạy học cần phải dựa vào đó để phát

triển học sinh. Tiếp cận năng lực không đơn giản một chiều là phát triển năng lực, mà trước hết là dựa vào năng lực người học. [18, tr.12]

Dù không nhiều học sinh lớp 4 đã tích lũy được những kinh nghiệm, tri thức, vốn sống phục vụ hoạt động học tập mới. Giáo viên cần khai thác những năng lực nền tảng về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ để thực hiện thành công nhiệm dạy học.

Tiếp cận năng lực chủ trương giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết ác tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết là gì từ những điều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know – how), chứ không phải chỉ biết và hiểu (know – what). Tiếp cận năng lực trong giáo dục cũng có thể định nghĩa là một chiến lược giảng dạy, trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện. “ Tiếp cận năng lực trong giáo dục tập trung vào kết quả học tập, nhằm tới những gì người học dự kiến phải làm được hơn là nhằm tới họ cần phải học được ” (Richards và Rodges) “ Đào tạo người học dựa trên năng lực cơ bản và kĩ năng sống cần thiết của cá nhân và hòa nhập tốt vào hoạt động lao động ngoài xã hội ”.

Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: Đó là năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt:

- Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lực chung cần thiết cho mọi người.

- Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một số môn học cụ thể (ví dụ: năng lực cảm thụ văn học trong môn Ngữ văn) hoặc một lĩnh vực hoạt động có tính chuyên biệt; cần thiết ở một hoạt động cụ thể, đối với một người hoặc cần thiết ở những bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyên biệt không

thể thay thế năng lực chung.

1.1.4.3. Năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh Tiểu học

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra năng lực cần phát triển cho học sinh Tiểu học:

- Năng lực tự chủ và tự học, tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng, tự kiểm soát, tình cảm, hành vi của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)