Giới thiệu khái quát về trườngTiểu học Phong Châu – thị xã

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 45 - 51)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Giới thiệu khái quát về trườngTiểu học Phong Châu – thị xã

Thọ - tỉnh Phú Thọ

Trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ được thành lập năm 1986. Trường được đặt địa điểm phường Phong Châu – thị xã Phú Thọ. Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn đạt tập thể lao động xuất sắc, là cơ quan văn hóa Quốc gia, đơn vị lá cờ đầu bậc tiểu học của tỉnh Phú Thọ. Năm học 2009 – 2010 được Bộ giáo dục tặng bằng khen; năm hoc 2010 – 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; tháng 7 năm 2012 được công nhận nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; tháng 11 năm 2014 được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

Nhà trường luôn chú trọng vào công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học và việc bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng học sinh giỏi cũng tăng lên nhằm bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Nhà trường đã cơ bản đảm bảo chuẩn của mức độ 2. Cảnh quan nhà trường được cải thiện theo hướng thân thiện và an

toàn cho học sinh.

1.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

1.2.2.1. Mục đích khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng dạy và học đọc hiểu ở lớp 4 về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp,… Kết quả thu được sẽ là một trong những căn cứ để đề xuất những biện pháp khắc phục những tồn tại của dạy và học đọc hiểu ở lớp 4 hiện nay

1.2.2.2. Đối tượng khảo sát

- Giáo viên trực tiếng giảng dạy Trường tiểu học Phong Châu. - Học sinh lớp 4 Trường tiểu học Phong Châu.

1.2.2.3. Nội dung khảo sát

Môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng là một môn quan trọng trong chương trình dạy học các môn học ở Tiểu học. Các giáo viên ở trường Tiểu học rất chú trọng đến việc dạy và học Tập đọc cho học sinh.

Chúng tôi đã tiến hành tham dò ý kiến của 15 giáo viên dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học Phong Châu để khảo sát thực trạng của việc dạy học Tập đọc theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Chúng tôi đã khảo sát một số vấn đề:

- Khảo sát việc nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Các biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh mà giáo viên đã tiến hành.

- Việc thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học Tập đọc theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

được thiết kế gồm dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

- Quan sát: Tiến hành ở các hoạt động giảng dạy môn Tập đọc trên lớp nhằm đánh giá khách quan, sử dụng phiếu khảo sát,…

- Đàm thoại: trò chuyện với giáo viên, học sinh trong các giờ dạy Tập đọc

1.2.2.4. Kết quả khảo sát

Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của các giáo viên, chúng tôi nhận thấy: - Phần lớn giáo viên (85%) đã hiểu về tầm quan trọng của dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các giáo viên đều nhận thấy việc phát triển các năng lực cho học sinh trong xã hội hiện đại là cần thiết, giúp học sinh tích cực, tự tin giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

- Về việc sử dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực, 77% giáo viên đã sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, tuy nhiên việc sử dụng chưa phong phú, chưa thường xuyên, liên tục.

- Về việc thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, 72% giáo viên cho rằng việc thiết kế các hoạt động này chưa hiệu quả, bởi thế mà nhiều khi còn sử dụng dạy học theo các phương pháp truyền thống

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên:

Về thuận lợi

Giáo viên đã đánh giá cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và có thái độ ủng hộ việc tổ chức các hình thức, biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung.

Đặc điểm, nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học phù hợp với việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Qua bài học, các em phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, cảm thụ thẩm mỹ, được trao đổi và bày tỏ ý kiến cá nhân, khẳng định ý kiến cá nhân…

Giáo viên chưa xây dựng, tổ chức được các hình thức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.

Một số bài đọc sử dụng ngữ liệu, từ ngữ địa phương khiến cho học sinh không cảm thụ hết nội dung của bài.

Một số bài có bố cục chưa rõ ràng, một số bài có nội dung khó, một số bài có nội dung chưa thật sự gần gũi với học sinh.

Một số văn bản có tên phiên âm tiếng nước ngoài học sinh khó đọc, một số bài có vần điệu khó đọc không gây hứng thú với học sinh, học sinh khó có thể cảm thụ để đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài.

1.2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng

Chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy:

- Nội dung môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn: Tập đọc , Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện,… Kiến thức của bài học tương đối nhiều nên giáo viên có khi chỉ chú trọng đến kiến thức trọng tâm không có sự đầu tư chi hoạt động dạy học đọc hiểu

- Giáo viên cho rằng học sinh chỉ cần đọc đúng, không cần diễn cảm hay hiểu nội dung văn bản.

- Việc dạy đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực học sinh còn mới nên giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp, thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học.

- Hầu hết giáo viên vẫn quen với việc dạy học theo phương pháp truyền thống, vì thế việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực còn nhiều hạn chế

Như vậy, việc dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh đã được giáo viên tiếp nhận nhưng hiệu quả năng lực còn chưa cao. Bởi vậy, giáo viên cần sử dụng thêm nhiều các biện pháp mới mẻ để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã nêu rõ cơ sở lý luận dạy học các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực. Theo đó, năng lực được hiểu là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại các hoạt động nào đó với chất lượng cao. Chương trình giáo dục định hướng năng lực là một chương trình quan tâm tới chất lượng đầu ra của học sinh, quan tâm tới học sinh làm được gì sau quá trình học. Bởi vậy, chương trình định hướng năng lực cho người học là một chương trình được chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh, điều này phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuôi của học sinh Tiểu học. Đặc biệt ở phân môn Tập đọc, ngoài việc hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm còn cho các em hiểu được nội dung văn bản.

Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 có ý nghĩa và tầm quan trọng giúp học sinh phát triển được các năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại. Qua khảo sát ở trường Tiểu học Phong Châu, chúng tôi thấy giáo viên đã đánh giá cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh còn nhiều hạn chế và khó khăn.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN

NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4

2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh

2.1.1. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy

Ngôn ngữ vừa là công cụ lại vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Quá trình người học nhận các khái niệm và quy tắc của ngôn ngữ, vận dụng nó giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình người học tiến hành thao tác tư duy theo một định hướng về phương pháp và loại hình tư duy nào đó, hình thành nên không chỉ các kĩ năng ngôn ngữ mà còn cả các kĩ năng và phẩm chất tư duy. Bản chất xã hội này của ngôn ngữ và mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai qua trình hoạt động tư duy và hoạt động ngôn ngữ một mặt dù muốn hay không muốn cũng phải gắn việc rèn luyện ngôn ngữ với rèn luện tư duy, song mặt khác cũng bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào để qua trình kết hợp này được thực hiện một cách có ý thức, được diễn ra theo một kế hoạch có tính toán dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc, đảm bảo hoạt động dạy và học đạt hiệu quả.

Năng lực tư duy của con người được thể hiện trên nhiều phương diện. Tư duy nhanh, chậm, chính xác, không chính xác, bền bỉ, kém bền bỉ, mạch lạc, chặt chẽ…, đó là những phẩm chất tư duy. Thiên về tư duy hình tượng hay tư duy logic, đó là khuynh hướng của tư duy. Phân tích, tổng hợp, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, so sánh, đối chiếu, quy nạp…, đó là thao

tác của tư duy. Biện chứng, khách quan, chủ quan hay máy móc, đó là phương pháp của tư duy.

Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho học sinh, trong dạy học Tiếng Việt, người giáo viên cần chú ý các yêu cầu cụ thể:

+ Trong mọi giờ học đều phải chú ý rèn các thao tác tư duy. Đó là các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp... Đồng thời phải chú ý rèn luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực...

+ Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. + Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)