CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo các bài tập đã được thiết kế.
Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này khẳng định việc bước đầu sử dụng các biện pháp, tổ chức các hoạt động, hình thức dạy học sinh theo hướng tiếp cận năng lực bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định.
Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh thực hiện đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo và hiểu nội dung tác phẩm. Phân loại theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Số bài kiểm
tra
Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn
thành Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4A 35 16 45,7% 18 51,4% 1 2,9% 4B 35 12 34,3% 20 57,1% 3 8,9%
0 10 20 30 40 50 60 Hoàn thành tốt
Hoàn thành Chưa hoàn
thành
Thực nghiệm
Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Nhận xét: Qua biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng , chất lượng dạy học đọc hiểu một số bài thực nghiệm ở lớp 4 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực thường xuyên hơn thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo
hướng tiếp cận năng lực nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện
pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh mang lại những hiệu quả như sau:
- Phát triển các năng lực cho học sinh, năng lực giải quyết các vấn đề vào thực tiễn, giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được những kiến thức đã học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 4A, 4B của trường Tiểu học Phong Châu trong học kỳ 2 (năm học 2018 – 2019). Quá trình thực nghiệm cho thấy:
- Về mặt định tính: Học sinh hứng thú học tập, trình bày ý kiến của cá nhân một cách tích cực, chủ động.
- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 tăng lên.
Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định:
+ Các hoạt động dạy học được thiết kết trong đề kiểm tra tiếp cận năng lực học sinh, phù hợp với nhận thức của học sinh.
+ Các hoạt động, hình thức dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh và thực hiện các hoạt động đó trong bài học sẽ giúp tiếp cận năng lực học sinh và kết quả dạy học đọc hiểu sẽ được nâng lên.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được các kết quả chính:
1. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8 khoá XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo quá trình giáo dục phải chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Vì thế, việc nghiên cứu dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật lớp 4 theo tiếp cận năng lực của học sinh không chỉ có ý nghĩa trong dạy đọc hiểu văn bản nói chung mà còn có ý nghĩa gợi ra nhiều vấn đề cho dạy học Tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường Tiểu học.
Đề tài đã tổng kết lại quan điểm của một số nhà nghiên cứu về dạy học đọc hiểu cũng như dạy học và giáo dục theo tiếp cận năng lực cho học sinh Tiểu học. Trong phần cơ sở lí luận, chúng tôi cũng quan tâm đến lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo tiếp cận năng lực. Từ đó, đề tài khẳng định việc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4 dựa trên vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh; dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản là một cách tiếp cận nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy và học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật ở lớp 4. Kết quả cho thấy, việc xác định vị trí, mục tiêu cũng như xây dựng chương trình, nội dung và thực tiễn dạy đọc hiểu văn bản ở lớp 4, bên cạnh những thành công vẫn còn một số tồn tại. Đặc biệt, cả giáo viên và học sinh đều chưa thật hứng thú vì giờ học nào cũng học theo một quy
trình thống nhất, nội dung câu hỏi, bài tập cũng như các hoạt động trong giờ đọc hiểu chưa thật phong phú, học sinh còn phải luyện đọc thành tiếng nhiều, chưa có nhiều thời gian tìm hiểu bài,…
2. Xác định được các nguyên tắc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh. Góp phần hạn chế những tồn tại trên, đề tài đã đề xuất dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh cũng như dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản.
3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định qua việc dạy học thực nghiệm tại trường Tiểu học. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh hứng thú hơn với các hoạt động đọc hiểu phong phú, đa dạng, các em mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến và hồi đáp khá tốt về văn bản đọc hiểu.
Hướng nghiên cứu của đề tài chỉ phục vụ cho việc dạy học đọc hiểu ở tất cả các lớp ở Tiểu học. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên trường Tiểu học, sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng học tập tiếp cận được năng lực cho học sinh Tiểu học.
KIẾN NGHỊ 1. Đối với các cấp quản lí giáo dục
Xác định rõ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là một cách tiếp cận mới phù hợp với định hướng đổi mới và những điểm mới của chương trình sách giáo khoa sau năm 2015.
Quan tâm kịp thời và tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tư cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học cho các trường để góp phần tạo yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi cho quá trình dạy học.
Chỉ đạo việc nghiên cứu và biên soạn dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học nắm được cơ sở lí luận và những ứng dụng thực tiễn của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh để vận dụng trong quá trình dạy học.
2. Đối với giáo viên Tiểu học
Cần phải được trang bị cơ sở lí luận về dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực để vận dụng trong quá trình dạy học, góp phần phát triển các năng lực cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong quá trình vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cần có sựu trao đổi, rút kinh nghiệm và tiếp tục đề xuất các giải pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với môi trường và điều kiện dạy học cụ thể, góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học tiếp cận năng lực.
3. Đối với các cơ sởđào tạo giáo viên Tiểu học
Cần thiết phải bổ sung vào chương trình đào tạo cơ sở lí luận về năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh Tiểu học để giáo sinh hiểu được cả về chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, nhằm nâng cao chuẩn đầu ra của người học để họ có thể đáp ứng những yêu cầu đổi mới của thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Sơ thảo), NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp
Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tâm lí học, NXB Giáo dục, NXB ĐHSP
Hà Nội, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 4 tập 1 Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 4 tập 2 Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
[7]. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí
Khoa học, ĐHSP TPHCM, HCM.
[8]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[10]. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2014), Giáo
trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Công Khanh (2012), Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục
theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Trọng Khanh (2011), Phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật,
NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Dạy học phát triển các năng lực của học sinh trong thế kỷ 21, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
[15]. Lê Phương Nga (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[16]. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học – NXB Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
[17]. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[18]. Đặng Thành Trung (2013) , “Thiết kế bài học và tiêu chí đánh giá”, Tạp
trí Khoa học Giáo dục, số 94, tháng 7/2013, Hà Nội.
[19]. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Công Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
Để giúp chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, xin quý thầy cô vui lòng cho chúng em biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách khoanh tròn trước câu trả lời đúng với ý kiến của thầy cô (ở một số câu có thể lựa chọn nhiều hơn một câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn), hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô!
1. Quan điểm của thầy (cô) về việc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 hiện nay như thế nào?
a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết
2. Quan điểm của thầy (cô) về việc phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh trong môn học Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Ít quan trọng d. Không quan trọng
3. Theo thầy (cô), dạy học Tập đọc ở lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh có tạo được hứng thú cho học sinh không?
a. Có
b. Bình thường c. Không
4. Theo thầy (cô), tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo trong học tập của học sinh được thể hiện như thế nào khi tiến hành dạy học Tập đọc ở lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực?
a. Tất cả học sinh thể hiện rõ tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo trong học tập
b. Quá nửa số học sinh thể hiện rõ điều này c. Không có em nào cả
5. Thầy (cô) có suy nghĩ gì và nhận xét gì về việc dạy học Tập đọc theo hướng tiếp cận năng lực học sinh?
……… ……… ……… ……… ……… ………..
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
1. Theo em, việc học Tập đọc có lợi ích và vai trò như thế nào? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Ý kiến khác ……… …
2. Các em có hứng thú khi được tham gia vào các hình thức dạy học theo nhóm, đóng vai các nhân vật,… không?
a. Có b. Không c. Bình thường d. Ý kiến khác ……… …
3. Các em thấy khả năng đọc diễn cảm của các em thông qua tiết Tập đọc như thế nào?
a. Nhiều
b. Bình thường c. Ít
4. Thông qua việc tìm hiểu bài các em thấy mình đã thực sự hiểu hết nội dung của văn bản chưa?
a. Có b. Không c. Bình thường
5. Em thích hình thức tổ chức dạy học nào nhất của giáo viên? a. Dạy học cá nhân
b. Dạy học theo nhóm
Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
Đọc thầm câu truyện sau và trả lời câu hỏi:
Chú chim và gã voi
Giữa khu rừng nọ có một cái cây rất to. Trên cành cây có một con chim đang làm tổ cho 3 chú chim con. Một hôm, có một gã voi to đi qua. Gã dựa lưng vào thân cây rồi ra sức cọ tấm lưng khổng lồ vào cây khiến cây rung lên dữ dội. Thân cây bắt đầu kêu răng rắc và nghiêng ngả. Những chú chim non quá sợ hãi liền rúc vào mẹ chúng. Chim mẹ liền chĩa mỏ ra khỏi tổ và nói:
- Này gã voi to lớn kia, xung quanh đây có rất nhiều cây cối khác, tại sao anh cứ làm rung cây này? Anh làm vậy khiến các con tôi sợ hãi, chúng có thể bị rơi ra khỏi tổ đấy!
Gã voi to chẳng nói nửa lời chỉ nhìn lũ chim non bằng cặp mắt nhỏ tí, gã ve vẩy đôi tai rồi bỏ đi.
Hôm sau gã quay trở lại và tiếp tục cọ lưng vào cây. Thân cây lại nghiêng ngả. Mấy chú chim non khiếp sợ, rúc đầu vào cánh mẹ. Chim mẹ tức giận nói như ra lệnh.
- Anh phải thôi ngay trò này đi nếu không tôi sẽ dạy cho anh một bài học đấy!
- Cô làm được với một người to lớn như tôi nào? Gã voi vừa nói vừa cười nhạo.
- Nếu muốn, tôi chỉ cần đẩy nhẹ thân cây này là lũ con của cô sẽ bị bắn ra xa hàng dặm đấy! Chim mẹ không nói lời nào.
Hôm sau nữa, gã voi lại đến và tiếp tục cọ lưng vào cây như trước. Nhanh như chớp, chim mẹ bay xuống, đậu ngay vào một cái tai to như chiếc quạt của gã voi, rồi nó lấy chân cào lấy cào để vào cái tai ấy. Gã voi đau điếng, ra sức lắc đầu… nhưng không ích gì. Hắn đành phải van xin chim mẹ và hứa sẽ không cọ lưng vào thân cây nữa. Chim mẹ rời khỏi tai gã voi và trở về tổ với các con.
Từ đó, gã voi không bao giờ dán quay trở lại và cọ lưng vào thân cây nữa.
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Tổ của những cú chim non ở đâu? A. Trên một cây to
B. Trên một thân cây to
C. Trên một cành cây to ở giữa rừng