Nguyên tắc hướng tới những phương pháp và hình thức dạy

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 54 - 85)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.6. Nguyên tắc hướng tới những phương pháp và hình thức dạy

tích cực

Nguyên tắc này thể hiện:

+ Kế thừa và phát huy những phương pháp và hình thức dạy học phát huy tính tích cực của người học đã được vận dụng trong dạy học Tiếng Việt từ lâu nay.

+ Đưa vào những yếu tố mới (những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới) để giúp người học phát huy được tính tích cực trong học tập.

+ Tiếp thu và vận dụng một số phương pháp và hình thức dạy học tích cực đã đạt được nhiều thành tựu ở nước ngoài phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Theo nguyên tắc này, việc dạy học Tiếng Việt phải thể hiện tinh thần chung là hướng vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Hoạt động học tập Tiếng Việt của học sinh được hiểu là hoạt động giao tiếp, hoạt động trí tuệ được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành động cụ thể có thể quan sát được, lượng hoá được (ví dụ, hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức, thảo luận, tranh luận, trò chơi học tập...).

+ Về hoạt động của học sinh trong giờ học theo phương pháp mới: - Hoạt động giao tiếp ( đặc thù của môn Tiếng Việt).

- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết ... (như các môn học khác).

Các hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc độc lập, theo nhóm, theo lớp.

+ Về hoạt động của giáo viên trong giờ học theo phương pháp mới: - Giao việc cho học sinh :

Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi. Cho học sinh làm mẫu một phần bài tập.

Cho học sinh tóm tắt nhiệm vụ học tập, dặn dò học sinh thực hiện bài tập.

- Kiểm tra học sinh:

Xem học sinh có làm việc không.

Xem học sinh có hiểu công việc phải làm không. Trả lời thắc mắc của học sinh .

- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc của học sinh: báo cáo với giáo viên, trong nhóm, trước lớp (bằng miệng, bảng con, phiếu học tập, bằng giấy...)

- Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn. Hình thức đánh giá có thể là: cá nhân, trong nhóm, trước lớp (giáo viên khen, chê, cho điểm...).

2.2. Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật trong Tiếng Việt 4 – một số biện pháp theo định hướng tiếp cận năng lực

Như cơ sở lí luận đã trình bày, chúng tôi quan niệm dạy học hiểu văn bản theo tiếp cận năng lực là dạy học theo xu hướng vừa tập trung vào phát triển năng lực của học sinh vừa dựa vào năng lực nền tảng của học sinh. Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực của học sinh, dạy đọc hiểu phải được tổ chức thông qua các hoạt động, bằng hoạt động để phát triển năng lực. Chương 1 đã trình bày lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản với khung năng lực đọc hiểu văn bản gồm ba mức độ: nhận biết và hiểu nghĩa, kết nối và đánh giá, vận dụng thông tin vào giải quyết vấn đề. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi quan tâm đến tổ chức các hoạt động dạy bài mới hướng đến hình thành những kĩ năng thuộc ba mức độ của khung năng lực đã đề xuất ở chương 1.

2.2.1. Biện pháp 1: Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội của học sinh

2.2.1.1. Sự hiểu biết về tự nhiên xã hội của học sinh tiểu học

Sự hiểu biết về tự nhiên xã hội thông qua môn học Tự nhiên xã hội và khoa học của học sinh Tiểu học, góp phần giúp học sinh hình thành phát triển tình yêu con người; thiên nhiên;… tinh thần trách nhiệm đối với môi trường sống. Môn học đồng thời góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội (bao gồm năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tòi khám phá;… )

Đối với môn tự nhiên xã hội, trong môn học này yêu cầu quan trọng là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội bao gồm ba năng lực thành phần:

- Học sinh sẽ nhận thức được môi trường tự nhiên và môi trường xung quanh: Nhận biết ở các mức độ cơ bản, ban đầu về một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khỏe và sự an toàn trong cuộc sống; mối quan hệ giữa học sinh với gia đình, nhà trường xã hội.

- Học sinh sẽ tìm tòi khám phá môi trường tự nhiên xã hội xung quanh để từ đó có những câu hỏi đơn giản về các sự vật, hiện tượng mà các em quan sát được.

- Từ đó, học sinh vận dụng những kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Vận dụng kiến thức để mô tả, giải thích được một số hiện tượng, sự vật, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

Đối với môn địa lí, học sinh sẽ biết được một số các đặc điểm về tự nhiên, thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng, các châu lục nói chung. Qua những hiểu biết đó làm cho học sinh có thêm những hiểu biết về địa lí để có thể giải thích một số các hiện tượng về tự nhiên.

Đối với môn lịch sử, học sinh sẽ biết được quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta như thế nào, để từ đó các em thêm yêu quê

hương đất nước, các em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Lên đến lớp 4 học sinh đã tích luỹ được những hiểu biết về tự nhiên và xã hội thông qua học tập và trải nghiệm thực tế. Giáo viên cần tôn trọng và phát huy vốn hiểu biết này của các em trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng.

Việc khai thác, phát huy vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội có ý nghĩa rất lớn, hỗ trợ quá trình đọc hiểu của học sinh. Giáo viên cần khai thác vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội của học sinh bằng cách tổ chức tốt hoạt động khởi động (thông qua trò chơi, câu hỏi, mẩu chuyện, bài hát, video clip, tranh ảnh, vật thật,…), xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện những hiểu biết có liên quan đến nội dung văn bản đọc. Để tổ chức tốt hoạt động khởi động, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung văn bản đọc, đặt nội dung bài đọc trong mối liên hệ với những kiến thức học sinh đã được hình thành trước đó để lựa chọn hình thức khởi động phù hợp. Khởi động tốt vừa tạo tâm thế tốt cho học sinh bước vào giờ học, vừa đánh thức năng lực nền tảng của các em.

Những văn bản nghệ thuật, nhờ những kiến thức về tự nhiên và xã hội

hoc sinh sẽ trả lời được câu hỏi Tại sao? khi tìm hiểu một số từ ngữ, hình ảnh

so sánh, nhân hóa,… từ đó hiểu nội dung bài học.

2.2.1.2. Vận dụng sự hiểu biết về tự nhiên – xã hội của học sinh Tiểu học vào đọc hiểu các văn bản nghệ thuật lớp

* Kiến thức về tự nhiên – xã hội

Ví dụ: Khi đọc những câu thơ:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trích Chợ Tết [6, tr.38]

Khi dạy học sinh cảm nhận nội dung của câu thơ trên giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh và sử dựng các hệ thống câu hỏi sau nhằm khơi

gợi vấn đề, giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập:

- Trong bức tranh chúng ta thấy cảnh gì? Các em đã được đến du lịch ở những vùng núi chưa?

- Các em đã được đi du lịch ở những vùng núi nào? Các thấy cảnh ở núi như thế nào?

- Ở đây tác giả đã hình ảnh gì để nói đến đỉnh núi và nhà gianh?

Dựa vào những hiểu biết về tự nhiên – xã hội của học sinh, cùng với những câu hỏi gợi ý của giáo viên mà từ đó học sinh có thể cảm nhận được về cảnh vật vùng núi được xuất hiện trong câu thơ trên.

Học sinh sẽ tự trả lời tại sao tác giả lại tả mây trắng đỏ dần (do có ánh nắng mặt trời chiếu vào), tại sao sương lại có màu hồng lam (màu hồng của ánh mặt trời và màu xanh của cây cối hòa lẫn vào nhau). Từ đó, giúp học sinh hiểu được nội dung của bài và ngụ ý của tác giả. Học sinh đọc truyền cảm trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng nhiều câu hỏi khác nhau.

Ví dụ: Khi đọc câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Trích Đoàn thuyền đánh cá [6, tr.59]

Bằng những hiểu về tự nhiên đã được học ở môn Tự nhiên xã hội, cùng với những câu hỏi gợi ý của giáo viên học sinh có thể hiểu “Tại sao mặt trời xuống biển như hòn lửa?”:

- Các em đã được đi biển bao giờ chưa? Cảnh biển như thế nào?

- Chúng ta thấy thời tiết ở trên biển như thế nào? Em thấy cảnh biển khi mặt trời lặn như thế nào? Còn tác giả Huy Cận đã miêu tả biển như thế nào?

- Dựa vào hiểu biết của các em trên thực tế và những hiểu biết về câu thơ tác giả đã nhân hóa mặt trời với hình ảnh nào?

Qua những câu hỏi gợi ý của giáo viên học sinh sẽ xác định được tác

giả tả cảnh biển vào mặt trời lặn, trả lời được câu hỏi Tại sao mặt trời lại

được so sánh với hòn lửa?,… để từ đó các em có thể hiểu nội dung của

đoạn thơ.

Ví dụ: Đoạn văn “Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoát cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”

“Đường đi Sa Pa” [6, tr.102] Nguyễn Phan Hách

Bằng những hiểu biết về thiên nhiên vùng núi giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhanh chóng.

- Các em đã được đi Sa Pa bao giờ chưa? Ở Sa Pa nổi tiếng với những loại quả nào?

- Thời tiết của Sa Pa được tác giả miêu tả như thế nào?

- Em nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó?

Điệp từ “thoắt cái” (3 lần) (trạng ngữ gợi cảm giác về thời gian), một sự trôi chảy của thời gian rất nhanh, sự thay đổi đột ngột.

Đảo ngữ “Trắng long lanh một cơn mưa tuyết” “lác đác, lá vàng rơi”

gợi vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa.

- Cách dùng từ đặt câu rất đặc biệt đó gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian và sự biến đổi kỳ lạ của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Qua cách đặt câu như vậy nó gợi cảmm giác đột ngột, ngỡ ngàng làm cho học sinh cũng phải nhấn giọng khi đọc.

* Kiến thức về lịch sử

Ví dụ : Khi đọc văn bản Trung thu độc lập các em đã được học lịch sử

về thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám và biết được mốc ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân

chủ Cộng hòa. Đây là trung thu độc lập đầu tiên của các em, từ nay về sau các em có cuộc sống tươi đẹp hơn và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bằng những hiểu biết về lịch sử dân tộc, đang diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp rất gay go ác liệt, sau bao năm đấu tranh giành lại đất nước thì cuối cùng đất nước ta cũng giành được độc lập. Cuộc đấu tranh đã lấy đi bao nhiêu chiến sĩ anh hùng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, bao người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất cha,… để đấu tranh giành lại đất nước. Và cuối cùng, toàn thể dân tộc Việt Nam đã làm được độc lập.

Ví dụ: Khi đọc văn bản Trống đồng Đông Sơn [6, tr.17] giáo viên cho

học sinh quan sát hình ảnh và yêu cầu học sinh cho biết đây là đồ vật gì? Nó đại diện cho nền văn hóa nào?

Sau đó giáo viên giới thiệu về lịch sử thời đại văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung Bộ. Văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt. Như vậy, giáo viên giới thiệu ngắn gọn vài nét như vậy để kích thích trí tò mò của học sinh để dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài học.

* Kiến thức về địa lí

Những kiến thức về địa lí hỗ trợ cho học sinh đọc hiểu những văn bản có nội dung viết về các vùng miền với những đặc trưng rất riêng.

Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Đường đi Sapa [6, tr.102], nhờ có kiến

thức địa lí về đặc điểm địa hình và thiên nhiên của các tỉnh miền núi phía Bắc cùng với những câu hỏi gợi mở của giáo viên mà học sinh sẽ thú vị khi tìm hiểu sâu hơn về thiên nhiên của Sapa.

- Dựa vào những kiến thức của địa lí bạn nào cho cô biết địa hình vùng núi như thế nào?

- Các em đã được đi Sa Pa bao giờ chưa? Các em thấy cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?

Qua những câu hỏi gợi mở của giáo viên mà học sinh thấy thích thú hơn về bài học và học sinh sẽ hăng say, hứng thú hơn để hiệu quả giờ học

được nâng cao.

Ví dụ: Đoạn thơ

“Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi”

“Bè xuôi Sông La” [6, tr.26] Vũ Duy Thông

Qua những hiểu biết của các em về địa lí Hà Tĩnh, dòng sông La và dòng sông Cả tạo thành dòng sông Lam nằm giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Sông La là dòng sông đẹp, có phong cảnh nên thơ và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sĩ.

Thông qua sự hiểu biết đó giáo viên sẽ sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp các em hiểu được nội dung bài thơ.

- Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào? Tái hiện vẻ đẹp của hình ảnh đó và nêu cách nghĩ của em khi đọc đoạn thơ ?

- Tác giả có tình cảm gì gắn với dòng Sông La ? Đoạn thơ có hai hình ảnh

+ sông La – trong veo như ánh mắt

+ Bờ tre xanh im mát – mươn mướt đôi hàng mi

+ Nghệ thuật nhân hoá, so sánh khiến các hình ảnh đó trở nên sinh động, đẹp đẽ và hấp dẫn. Tác giả đã lấy “ánh mắt” của thiếu nữ để so sánh với nước sông trong veo, lấy “hàng mi” (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh “im mát’ với đôi bờ sông

+ Đoạn thơ giúp ta cảm nhận vẻ đẹp thanh bình, êm ả và quyến rũ, thơ mộng của dòng sông La.

+ Tình cảm gắn bó yêu thương của tác giả với dòng sông: những cảm xúc say mê của tác giả khi ngắm nhìn những bè gỗ xuôi dòng mà nghĩ về ngày mai kiến thiết quê hương đất nước trong hòa bình yên vui

+ Cảm xúc của bản thân: yêu quý, gắn bó với dòng sông, quê hương đất nước.

2.2.2. Biện pháp 2: Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh

2.2.2.1. Năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 4

* Khai thác, phát huy năng lực từ vựng của học sinh

Để giúp học sinh nhận diện nghĩa của từ, từ đó phải đặt trong mối quan hệ với các từ khác bởi lẽ trong mối quan hệ ấy nghĩa của từ mới được xác định rõ ràng. Một từ không một nghĩa mà có rất nhiều nghĩa khác nhau. Căn cứ theo phạm vi sử dụng thì có thể chia từ vựng tiếng Việt thành từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)