Biện pháp 4: Kết hợp dạy học đọc hiểu với trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 85 - 91)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Biện pháp 4: Kết hợp dạy học đọc hiểu với trò chơi học tập

* Vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập

Trò chơi là một phương pháp dạy học rất phổ biến được giáo viên sử dụng trong lớp học hiện nay mang lại hiệu quả rất cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng người học sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ. Trò chơi học tập ngôn ngữ chính là cách tốt nhất để đạt được kết quả đó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi giờ học.

Trò chơi tạo ra môi trường học tập vui vẻ, nhiều trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi học viên phải hoạt động theo cặp, theo nhóm hoặc có sự tham gia của tập thể để kết hợp với nhau thực hiện yêu cầu của trò chơi và giành chiến thắng. Hơn nữa, thông qua những trò chơi này học sinh có động cơ để ôn lại kiến thức đã học, hay để tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi. Ngoài ra, để giành được chiến thắng trong trò chơi, hay để giải quyết vấn đề gặp phải, từng người chơi phải đóng góp ý kiến của mình. Trong bầu không khí thư giãn, thoải mái do trò chơi học tập tạo ra, việc tiếp thu kiến thức cũ diễn ra hiệu quả hơn rất nhiều.

Trò chơi tăng cường động cơ học tập cho người học, trò chơi là nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. Đối với hàu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng động cơ học tập mạnh mẽ của học sinh. Đây cũng chính là lí do quan trọng mà hầu hết học sinh Tiểu học bị cuốn hút vào các trò chơi.

Trò chơi tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên, sự học hỏi hỗ trợ lẫn nhau, trong quá trình tham gia trò chơi các thành viên trong đội đưa ra ý kiến của mình, cùng nhau thảo luận về một vấn đề. Điều đó thể hiện tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong đội.

Trò chơi cung cấp sự phản hồi nhanh về kiến thức của học sinh, thông qua việc kiểm tra nhanh để xem học sinh đã hiểu bài hay chưa qua việc trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm của một số trò chơi. Để từ đó giáo viên dựa vào đó để đánh giá mức độ tập trung trong giờ học của học sinh.

Để giờ học đạt hiểu quả , gây hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, học sinh được vui chơi được củng cố kiến thức đã học, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói,…

* Vận dụng trò chơi học tập vào dạy học đọc hiểu

Một số trò chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức, đọc đúng đọc hay, rung chuông vàng, giải ô chữ,… Tùy vào từng bài mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài.

Ví dụ: Bài Gà Trống và Cáo [5, tr.50, 51], trong quá trình dạy bài tập

đọc giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. Giáo viên phổ biến luật chơi: Sau khi nhận được câu hỏi học sinh trả lời bằng bảng con, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một thẻ bài màu đỏ. Học sinh nào trả lời đúng nhiều nhất có nhiều thẻ bài nhất sẽ là người chiến thắng và được đội vòng nguyệt quế, rung chùm chuông nhỏ trước lớp.

Câu 2: Trong đoạn thơ có những con vật gì? (Gà Trống và Cáo)

Câu 3: Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? (đon đả muốn kết thân với Gà Trống)

Câu 4: Vì sao Gà không nghe lời cáo? (vì Cáo rất tinh ranh)

Câu 5: Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? (để lừa Cáo) Câu 6: Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì? (Khuyên mọi người đừng vội tin những lời ngọt ngào của người khác)

Ví dụ: Sau khi học xong mỗi chủ điểm hoặc ôn tập học kì giáo vên có thể cho học sinh chơi trò chơi “Nghe đọc đoán tên bài”. Mục đích của trò chơi là rèn kĩ năng đọc dúng, rõ ràng một đoạn văn trong bài Tập đọc đã học. Và luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đã học

- Chuẩn bị: Giáo viên cho học sinh ôn tập lại các bài tập đọc trong 3 chủ điểm như Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ,…

- Cách tiến hành: Giáo viên nêu yêu cầu của luật chơi

+ Hai nhóm tham gia chơi, ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành chung cả nhóm, bốc thăm để chọn nhóm đọc trước.

+ Nhóm bốc thăm sẽ được chọn đọc trước, nhóm còn lại sẽ nghe để đoán tên bài.

- Lưu ý: Khi đoán tên bài các nhóm không được mở sách giáo khoa, các nhóm có thể lấy chung tên bài nhưng cần chọn đoạn khác để tránh trùng nhau.

Giáo viên cho các nhóm lần lượt đọc là đoán tên bài

- “Chị nhà Trò đã bé lại còn gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như hai cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)

- “Hồng ơi!

Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi” (Thư thăm bạn)

- “Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ không có cả một chiếc khăn tay.Trên người tôi chẳn có một tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy.” (Người ăn xin)

Dạy học đọc hiểu kết hợp với trò chơi học tập là phương pháp rất hay hiện nay, học sinh tiểu học vốn hiếu thắng, để tham gia trò chơi và giành chiến thắng học sinh sẽ phải tìm hiểu nội dung bài học, nắm chắc kiến thức của nội dung bài học. Vì vậy, các em sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên nhất dù các em không thể trực tiếp tham gia trò chơi. Biện pháp này giáo viên cũng cần có những lưu ý đối với giáo viên, đó là người giáo viên đóng vai trờ là người thầy, vừa là người hướng dẫn chương trình, vừa là giám khảo phải tổ chức thật khéo léo, giúp học sinh hiểu nội dung bài, củng cố và ghi nhớ không xa đà vào chơi trò chơi, tạo sự say mê học tập thông qua trò chơi, hứng thú chờ đợi những tiết học sau.

Biện pháp kết hợp dạy học đọc hiểu với trò chơi học tập có thể phát huy sự sáng tạo, ham thích học tập ở học sinh, từ đó nâng cao chất lượng học đọc hiểu cho học sinh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã thu được một số kết quả chính:

- Xây dựng được các nguyên tắc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, đó là (1) nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy; (2) nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp; (3) nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh; (4) nguyên tắc tích hợp; (5) nguyên tắc kết hợp dạy Tiếng việt với dạy văn hóa và văn học; (6) nguyên tắc hướng với những phương pháp và hình thức dạy học tích cực.

- Đề xuất được một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, đó là (1) biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội của học sinh (2) biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh (3) biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật (4) biện pháp kết hợp dạy học đọc hiểu với trò chơi học tập.

Trong đó, chúng tôi chú trọng vào biện pháp thứ hai và xây dựng các biện pháp theo tiêu chí hình thành các kĩ năng theo khung năng lực đọc hiểu văn bản đã xây dựng ở chương 1. Chương 2 cũng khẳng định, có nhiều con đường để giúp học sinh hình thành các kĩ năng đọc hiểu văn bản song quan trọng nhất là xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh đọc hiểu.

Mỗi văn bản cần chú trọng hình thành những kĩ năng khác nhau do đặc trưng phong cách ngôn ngữ của chúng quy định. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, đặt văn bản đọc trong mối quan hệ với chủ điểm, các phân môn Tiếng Việt, các môn học khác, thực tế cuộc sống,... làm căn cứ thiết kế câu hỏi, bài tập cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)