Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 92 - 93)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Tài liệu thực nghiệm được xây dựng thực hiện dựa trên ý tưởng của đề tài nhằm thực hiện việc dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm là học sinh trường Tiểu học. Cụ thể, tôi chọn trường để tiến hành thực nghiệm là trườngTiểu học Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 4A (35 học sinh) là lớp thực nghiệm, lớp 4B (35 học sinh) là lớp đối chứng.

Các nhóm thực nghiệm và đối chứng của trường được chúng tôi lựa chọn, đảm bảo chất lượng học tập là tương đương nhau (qua theo dõi quá trình học cũng như đánh giá của giáo viên trực tiếp phụ trách môn Tiếng Việt của 2 lớp).

Lớp thực nghiệm do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Tơ phụ trách và học sinh được đánh giá bằng việc sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Lớp đối chứng do cô giáo Phạm Hồng Nhật phụ trách được dạy học dưới các hình thức truyền thống bình thường theo chương trình tiếp cận nội dung mà giáo viện thiết kế trước đây.

3.3.2. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trong học kỳ 2, năm học 2018 – 2019.

3.3.3. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

- Đánh giá định tính

Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm

Các số liệu được tập hợp và xử lý thông tin thông qua so sánh tỉ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành – chưa hoàn thành.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)