Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 51 - 52)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

2.1.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp

Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, bởi vậy, chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mới bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình. Học ngôn ngữ là để giao tiếp tốt hơn, cho nên không thể không đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập và rèn luyện.

Quan điểm giao tiếp trong dạy học Đọc hiểu xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội của loài người. Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng không có phương tiện nào mang lại hiệu quả cao như ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng, tách khỏi hoạt động chức năng nó sẽ không còn sức sống. Môi trường hành chính của ngôn ngữ, của tiếng Việt chính là giao tiếp. Cho nên, mọi quy luật cấu trúc và mọi quy tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh động. Muốn hình thành kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ, kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt cho học sinh thì trước hết phải tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh trực tiếp tham gia lĩnh hội và

sáng tạo lời nói trong giao tiếp. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối toàn bộ quy trình tổ chức dạy học Đọc hiểu, bởi vậy cần tạo ra các tình huống khác nhau và tổ chức cho học sinh đưa các đơn vị, các quy tắc ngôn ngữ vào lĩnh hội hoặc sản sinh ra lời nói để hiểu đúng văn bản.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)