lớp ghép.
lớp ghép.
2.3.1.1. Cơ sở của biện pháp.
- Chất lượng và hiệu quả của việc dạy học lớp ghép phụ thuộc vào năng lực, trình độ và kĩ năng dạy học lớp ghép của giáo viên, phụ thuộc vào sự quan tâm của các nhà quản lý và lãnh đạo của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội sẽ giúp cho việc dạy và học ở lớp ghép đạt hiệu quả cao hơn.
- Có lớp ghép, trẻ em ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa không phải đi học xa. Những em đã bỏ học hoặc những em gái cũng có điều kiện đến trường. Lớp ghép đã góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục, nâng cao dân trí. Việc tổ chức lớp ghép làm cho quan hệ giữa gia đình, nhà trường, và cộng đồng xã hội được tăng cường. Việc đẩy mạnh chất lượng, ý nghĩa và tầm quan trọng của lớp ghép tới đông đảo các tầng lớp xã hội, nhất là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là điều vô cùng cần thiết.
2.3.1.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.
- Mục đích của việc đưa ra biện pháp cũng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Do đó nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và các lực lượng xã hội là vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu này.
- Nếu như việc nâng cao chất lượng dạy học ở lớp ghép chỉ dừng lại ở mức độ là mục tiêu cần đạt của một bộ phận nhỏ thì chất lượng lớp ghép sẽ không có hiệu quả. Mặt khác, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của chất lượng dạy học lớp ghép thì sẽ thúc đẩy mọi yếu tố cấu thành, từ học sinh, phụ huynh đến giáo viên,…
2.3.1.3. Cách tiến hành.
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: phải nắm vững và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước một cách sáng tạo