Biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 45)

những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

2.3.3.1. Cơ sở của biện pháp.

Kiến thức của Tiếng Việt cấp bậc tiểu học đa phần là những khởi đầu, những nền tảng cơ bản phục vụ cho việc hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em; giúp các em học tốt các môn học khác và xa hơn là tạo dựng những lối hành xử đẹp trong “lời ăn tiếng nói” ở thực tế đời sống. Chính vì vậy, áp dụng việc học, nội dung bài học gắn liền với những yếu tố mang tính chất bản địa cho các em học sinh lớp ghép ở huyện Mù Cang Chải là thực sự cần thiết.

Đa phần giáo viên giảng dạy lớp ghép ở huyện Mù Cang Chải không phải người dân bản địa, việc nắm bắt thông tin và hòa nhập về phong tục, lối sống giữa các giáo viên với các em học sinh còn nhiều hạn chế do thiếu thời gian tìm hiểu sâu; do đó biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải phần nào cải thiện tình trạng đó.

Tâm lý của các em học sinh nói chung rất thích tìm hiểu về những thông tin gần gũi, quen thuộc với chính mình diễn ra trong cuộc sống thường nhật.

Huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) mặc dù có nền kinh tế chưa mấy phát triển nhưng vốn nổi tiếng và được đông đảo du khách trong nước cũng như quốc tế biết đến là một trong những danh thắng độc đáo nhất ở Việt Nam

và được xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia. Nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng, mềm mại làm say đắm biết bao du khách. Đó được coi như một “món quà vô giá” mà thiên nhiên dành tặng cho vùng đất này, và “món quà” ấy sẽ quý giá hơn biết bao khi nền văn hóa tinh thần phong phú đó được đi vào trong chương trình học tập của các em học sinh - những người con được sinh ra từ chính vùng đất, với một tương lai không xa có thể là những người xây dựng quê hương sau này;

Nhu cầu quảng bá nền văn hóa du lịch và phong tục tập quán của huyện Mù Cang Chải chưa bao giờ cần thiết như ở thời điểm hiện tại. Khi mà trào lưu hội nhập ngày càng trở nên mạnh mẽ thì việc gìn giữ những thứ “rất riêng” của vùng miền đang dần thành “xu hướng”. Những chính sách, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cũng đang rất hướng về, tạo điều kiện vươn lên cho vùng đất nhiều thú vị này thì tại sao “Giáo dục lại không?”. Gắn liền những yếu tố sẵn có vô cùng tốt đẹp đó vào trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp ghép là một tất yếu trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy lớp ghép ở huyện Mù Cang Chải.

2.3.3.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

- Mục đích:

+ Nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng của huyện Mù Cang Chải đó là nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, gắn với việc duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh mũi nhọn của các trường có kế hoạch thực hiện hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên đánh giá chất lượng học sinh tiểu học theo chương trình học mới.

+ Với mong muốn nhằm giúp các em học sinh hiện thực hóa những thông tin lý thuyết sách vở tưởng chừng như xa vời, sáo rỗng vào thực tế cuộc sống thường nhật, giúp các em thêm hiểu về hoạt động sống, về thói quen, phong tục tập quán đặc thù của dân tộc, của đồng bào mình. Để các em cảm nhận được sự hữu ích của những nguồn kiến thức ấy, từ đó xây dựng niềm yêu thích học tập, đặc biệt là bộ môn Tiếng Việt.

Nhằm giúp giáo viên giảng dạy lớp ghép hiểu hơn về thực tế lối sống, phong tục tập quán của các em học sinh vùng huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), rút ngắn sự khác biệt từ đó tìm ra những phương thức truyền tải kiến thức phù hợp hơn với các học sinh.

- Ý nghĩa:

+ Biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải làm xóa bỏ đi định kiến về kiến thức lý thuyết, dẫn đến những thay đổi tích cực trong công tác hình thành giáo án của giáo viên khi lên lớp.

+ Biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải tạo được sự tương đối thống nhất, đồng bộ trong cách tiếp thu kiến thức của các em học sinh lớp ghép vốn không đồng đều trong cả độ tuổi và trình độ nhận thức. Các thông tin về lối sống, phong tục tập quán tương đồng trong một vùng miền ở một phạm vi nhỏ tạo cơ sở cho sự hài hòa khi các em học sinh lớp ghép lĩnh hội tri thức, chất lượng học sinh từ đó được nâng lên đồng đều;

+ Biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giúp cho mối quan hệ giữa giáo viên giảng dạy và học sinh lớp học ghép thêm gần gũi và hiểu nhau hơn, tạo đà phát triển cho việc hình thành những giờ học chất lượng khi thầy - trò phối hợp với nhau ăn ý hơn, từ đó sẽ đem lại những dấu hiệu đáng mừng trong các tác giảng dạy lớp ghép Tiếng Việt ở huyện Mù Cang Chải.

2.3.3.3. Cách thức tiến hành.

- Giáo viên giảng dạy Tiếng Việt cho lớp ghép bên cạnh phải chuẩn bị đầy đủ những thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho tiết học thì cần phải tiến hành công tác tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục, tập quán, lối sống, nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng miền;

- Tổ chức, xây dựng thành giáo án phù hợp với nội dung giảng dạy, ưu tiên những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải diễn ra chủ yếu trong cuộc sống thường nhật, nhất là của người dân tộc H’Mông;

- Chuẩn bị phiếu học tập/làm việc (nếu cần) để đề cao tinh thần đóng góp, xây dựng bài của các em học sinh;

- Lối truyền đạt, diễn giải hết sức tự nhiên, gần gũi nhằm tạo cho các em học sinh có được cảm giác thân quen, thực tế và dễ liên tưởng hơn; từ đó các em sẽ hiểu bài nhanh và hiểu sâu hơn.

- Ví dụ, trong những tiết giảng dạy Tiếng Việt cho các em học sinh lớp ghép ở trong lứa tuổi, trình độ lớp 1, lớp 2 và lớp 3, sẽ không thể thiếu được những tiết học về từ vựng. Đó có thể là học về những động từ, danh từ, tính từ và rộng hơn là học về những câu đơn, câu ghép,... Thay vì việc áp dụng khuôn mẫu của chương trình giáo dục Tiếng Việt tiểu học áp dụng trong phạm vi cả nước, thì giáo viên cần linh hoạt áp dụng biện pháp giảng dạy kết hợp với các hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải để đem lại hứng thú, kích thích tinh thần xây dựng bài, và khả năng liên tưởng của các em học sinh. Cụ thể:

+ Về danh từ: Nếu như kiến thức sách giáo khoa nêu định nghĩa về danh từ, danh từ riêng, danh từ chung và chỉ ra một số cách gọi tên là danh từ mang tính chất toàn dân như quả “Táo mèo” (Đây chính là một loại quả đặc trưng của vùng huyện Mù Cang Chải), thì thay vì gọi bằng Táo mèo, người dân bản địa còn có những tên gọi khác nhau về cùng loại quả đó như quả “Sơn tra”, hay quả “Chua chát”. Giáo viên có thể phát phiếu học tập cho học sinh hoặc lựa chọn hình thức xung phong xây dựng ý kiến khi học sinh có khả năng đưa ra được những cách gọi tương tự về loại quả đó. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết sách vở gắn liền với những điều gần gũi trong cuộc sống của các em trong tiết học, điều đó thực sự sẽ tạo môi trường học tập thú vị cho các em học sinh.

+ Về động từ: Trong cùng một hành động được gọi tên miêu tả việc một người con trai lấy một người con gái để tạo lập nên một gia đình mới, thông thường chúng ta sẽ gọi đó là “lấy vợ”. Nhưng nếu giáo viên áp dụng biện pháp dạy học kiến thức Tiếng việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải thì qua sự miêu tả, gợi ý của giáo viên các em học sinh sẽ liên tưởng đến một phong tục đặc trưng của người dân tộc H”Mông ở vùng huyện Mù Cang Chải đó là “bắt vợ”, hay tục “trộm vợ”, “cướp vợ”, hay có nơi còn gọi là “kéo vợ” được coi là một nét đẹp văn hóa ngày đầu năm mới. Việc tìm kiếm những cách gọi khác, những từ đồng nghĩa sẽ giúp các em học sinh hiểu được bản chất của vấn đề, giúp các em hiểu sâu hơn nội dung bài giảng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường Tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 45)