Biện pháp linh hoạt sử dụng các hình thức dạy học khi dạy học tiếng Việt ở lớp ghép.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 55)

học tiếng Việt ở lớp ghép.

Khi dạy học ở lớp ghép, hầu hết giáo viên rất lười đổi mới các hình thức dạy học. Bởi quá trình này tốn thời gian cũng như cần biên soạn giáo án kĩ càng. Vì thế nếu giáo viên linh hoạt sử dụng các hình thức dạy học sẽ làm cho học sinh thích thú, bớt nhàm chán, từ đó hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt.

Có một số hình thức tổ chức dạy học sau thường chủ yếu được dùng trong dạy học ở lớp ghép sau:

2.3.4.1. Dạy học chung cả lớp.

- Mục đích và ý nghĩa + Mục đích:

Nhằm giúp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy Tiếng Việt lớp ghép sẽ giảm được về mặt số lượng giáo án cần chuẩn bị, từ đó giáo viên sẽ có điều kiện để tập trung được tối đa vào các hoạt động chính yếu cơ bản của kiến thức chuyên môn để truyền tải đến các em học sinh lớp ghép có hiệu quả tốt hơn;

Tổ chức dạy học chung cho cả lớp ghép nhằm tiết kiệm và sử dụng tối đa được những điều kiện sẵn có như cơ sở vật chất trường lớp, thời gian dạy của giáo viên và thời gian học của các em học sinh lớp ghép;

Nhằm hướng tới mục đích đạt được yếu tố mang tính chất bình đẳng cho cả lớp học ghép như: trong cùng một điều kiện, một hoàn cảnh, một chất lượng giảng dạy; từ đó sẽ bộc lộ và phát hiện ra trình độ học tập của các em học sinh lớp ghép “thấp hơn” hoặc “cao hơn” so với tiêu chuẩn mặt bằng chung để giáo viên giảng dạy có các phương pháp điều chỉnh về mặt kỹ năng cũng như chuyên môn dạy lớp ghép sao cho hợp lý;

+ Ý nghĩa:

Tổ chức dạy học chung cho cả lớp ghép khó có thể đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của các trình độ không giống nhau trong dạy học lớp ghép; tuy nhiên đây lại là một biện pháp giảng dạy lớp ghép, đặc biệt là bộ môn Tiếng Việt cấp bậc tiểu học có ích, đem lại hiệu quả trong việc truyền tải những thông tin kiến thức tới số lượng lớn học sinh cùng một lúc. Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà biện pháp này đem lại.

Phát huy tối đa khả năng giới thiệu những vấn đề chung của nội dung trong một bài dạy hay để học sinh cùng thảo luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người.

Dạy học chung cho cả lớp có hiệu quả tốt khi áp dụng vào thời điểm mở đầu và kết thúc của mỗi tiết dạy, mỗi buổi học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho các nhóm trình độ không giống nhau.

- Cách thức thực hiện:

+ Trước hết, giáo viên giảng dạy lớp ghép cần phải nắm được nội dung bài học môn Tiếng Việt cần giảng dạy, xác định được số lượng học sinh lớp ghép cùng tham gia vào một tiết học.

+ Thứ hai, giáo viên lên ý tưởng giáo án bài giảng và chuẩn bị phiếu học tập/ câu hỏi cho học sinh (nếu cần thiết); chú trọng vào phần nội dung kiến thức chung nhất, khái quát nhất sẽ giảng dạy cho toàn bộ số học sinh lớp ghép.

+ Thứ ba, giáo viên giảng dạy cần khéo léo sử dụng chuyên môn nghiệp vụ để truyền tải những kiến thức bộ môn cho số lượng đông các học sinh lớp ghép không cùng một trình độ.

Cụ thể, ví dụ:

- Thực tế ở vùng huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) mô hình lớp ghép của các điểm trường là vô cùng phổ biến. Sĩ số các lớp học ghép ở cấp bậc tiểu học đa phần giao động từ 10-13 học sinh, có thời điểm như mùa đông rét hoặc vào vụ mùa (thu hoạch ngô, khoai, lúa,..) số học sinh chỉ đảm bảo ở mức 6-8 học sinh, thậm chí là xuống thấp hơn. Mặc dù số lượng học sinh ít nhưng lại không cùng một trình độ (không ở cùng trong một độ tuổi nhất định) điều này tạo ra khó khăn trong giảng dạy nói chung và giảng dạy Tiếng Việt nói riêng. Do đó, đơn giản như trong một tiết dạy về Tiếng Việt về phần Tập làm văn cho các em học sinh lớp ghép, cụ thể là về nội dung “Hướng dẫn viết một đoạn văn ngắn”.

- Giáo viên sẽ phải chuẩn bị nội dung về lý thuyết cơ bản, hướng dẫn học sinh cách làm một đoạn văn ngắn, bao gồm:

+ Về hình thức của một đoạn văn. + Về nội dung của một đoạn văn.

+ Về lối truyền đạt; cách nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng; ngôn từ; chính tả,vv…

- Những thông tin kiến thức trên giáo viên sẽ trình bày trước tập thể chung của cả lớp học ghép để tất cả các em học sinh nắm được lý thuyết cần có (khâu “mở đầu”). Sau đó, giáo viên giảng dạy có thể sử dụng các biện pháp giảng dạy khác hoặc phát phiếu học tập để các em hoàn thành đoạn văn theo như cách các em hiểu ngay tại lớp; hay giao về nhà theo hình thức bài tập về nhà của từng ngày/ tuần/ tháng.

- Cuối cùng, ở cuối tiết học, buổi học hoặc khi đã thu hoạch được sản phẩm (là đoạn văn mà các em viết được qua hình thức viết tại lớp hoặc giao về nhà dưới hình thức bài tập ngày/ tuần), giáo viên giảng dạy lớp ghép sẽ phải tổ chức một khối lượng thời gian nhất định (có thể là một phần của tiết

học, hoặc một tiết học, một buổi học khác) để thực hiện công việc “chữa bài”- đây là một khâu quan trọng hay còn gọi là khâu “kết thúc” mà giáo viên cũng phải xác định nó mang ý nghĩa như một tiết học truyền tải kiến thức.

Trong khâu “kết thúc”, giáo viên giảng dạy sẽ phải đưa ra những nhận xét, đánh giá về “sản phẩm” có được của các em học sinh, nêu ra mặt ưu điểm và khuyết điểm công khai và trước cả lớp. Một mặt, giúp các em học sinh nhận biết được đúng-sai, ưu-nhược của chính mình; mặt khác, các em học sinh sẽ tự rút kinh nghiệm lẫn nhau cho những lần sau. Chính những lúc như vậy biện pháp dạy học chung cho cả lớp học ghép của giáo viên giảng dạy vùng huyện Mù Cang Chải sẽ phát huy được hiệu quả của nó.

2.3.4.2. Dạy học lớp ghép theo từng nhóm trình độ

- Muốn dạy học lớp ghép có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần nắm chắc các đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác nhau. Theo phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, thì khi giáo viên nắm chắc và phân loại được các đối tượng học sinh thì giáo viên sẽ đưa ra được các hình thức tổ chức lớp học, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng, lúc đó mới nâng cao chất lượng học tập cho mỗi đối tượng học sinh của lớp.

- Mục tiêu của giáo dục nói chung và giảng dạy lớp ghép nói riêng nhằm có được kết quả cao, và phân luồng đối tượng trình độ hiệu quả để giáo viên giảng dạy lựa chọn biện pháp giảng dạy hợp lý cũng như điều chỉnh chính kỹ năng, trình độ của mình.

- Tình trạng trình độ học sinh trong cùng một phạm vi, trình độ vốn dĩ đã có sự chênh lệch, không đồng nhất. Đặc biệt, nền giáo dục ở huyện Mù Cang Chải với đặc thù được xây dựng trên một nền kinh tế yếu nên chưa có sự phát triển đồng bộ, lứa tuổi học sinh trong một phạm vi lớp ghép chưa đảm bảo yếu tố nhất quán nên trình độ học sinh còn có sự phân tầng, phân cấp.

- Mục đích:

Dạy học lớp ghép theo từng nhóm trình độ nhằm mục đích tạo ra điều kiện và môi trường phát triển cụ thể cho các em học sinh lớp ghép, phù hợp

với khả năng và trình độ của các em học sinh, tránh tình trạng “quá tải” làm các em không tiếp thu được kiến thức; đồng thời cũng tạo cơ hội cho chính những giáo viên giảng dạy tìm ra hướng giảng dạy phù hợp với thực tiễn trình độ học sinh, bám sát chương trình và bám sát trình độ.

Dạy học lớp ghép theo nhóm trình độ nhằm tới mục đích tạo ra sự bình đẳng về điều kiện, hoàn cảnh học tập, kiến thức thụ hưởng trong một phạm vi nhất định, tạo ra những đánh giá chính xác về trình độ học sinh - cơ sở cho sự định hướng của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên nắm bắt được trình độ của học sinh là then chốt cho mọi sự thay đổi tích cực phía sau.

- Ý nghĩa:

Dạy học lớp ghép theo từng nhóm trình độ tựa như một “cầu nối” giúp mô hình lớp học ghép có nét tương đồng với mô hình lớp truyền thống, tạo cảm giác thân quen cho giáo viên giảng dạy, cụ thể: việc giảng dạy theo từng nhóm trình độ ở lớp ghép rất giống với việc giáo viên giảng dạy cho từng lớp riêng truyền thống đồng nhất về trình độ. Mặc dù sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi trực tiếp giảng dạy bởi sẽ phải phân luồng kiến thức, bố trí giáo án phân tầng, nhưng cách dạy này thực sự đem lại hiệu quả khi áp dụng vào mô hình lớp ghép tiểu học ở huyện Mù Cang Chải;

- Cách thức thực hiện:

Việc dạy học phân hóa lớp ghép theo từng nhóm trình độ đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải có đầy đủ các năng lực tương ứng với trình tự các khâu của hoạt động dạy học. Dù biết chắc rằng xây dựng môi trường dạy học dựa vào trình độ học sinh sẽ phát huy được thế mạnh của từng học sinh, nhóm học sinh nhưng không phải là công việc dễ dàng. Giáo viên phải biết sử dụng các trắc nghiệm tâm lý, sử dụng kĩ thuật quan sát, điều tra, phỏng vấn,vv… để phân loại trình độ. Dựa vào đặc điểm riêng biệt trong học tập của học sinh (phong cách học tập, năng lực học tập, nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, định hướng giá trị, đặc điểm văn hóa cá nhân), để giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện,vv… dạy học thích hợp với từng nhóm đối tượng.

Trước hết, giáo viên phải phân loại trình độ học sinh lớp ghép, cụ thể là trong bộ môn Tiếng Việt của mỗi học sinh ở những mức độ nhanh, chậm khác nhau. Giáo viên khi có điều kiện tiếp xúc với lớp nhiều lần, phải ghi chú nhịp độ này ở từng học sinh, phân thành từng nhóm nhanh chậm khác nhau để có thể thực hiện quá trình dạy học cho vừa sức từng nhóm, tránh tình trạng những học sinh có nhịp độ tiếp nhận kiến thức nhanh phải chờ đợi những bạn có nhịp độ tiếp nhận kiến thức chậm và ngược lại, những bạn có nhịp độ tiếp nhận kiến thức chậm cảm thấy giáo viên lướt nhanh vấn đề;

Trong lúc dạy trực tiếp, giáo viên có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mẫu những thao tác hay tổ chức trao đổi với học sinh. Để duy trì hoạt động học tập của các nhóm khác nhau, giáo viên phải đưa ra những bài tập hay nhiệm vụ để học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc với các bạn trong nhóm.

Trong mô hình lớp ghép tiểu học, để có thể giảng dạy trực tiếp với tất cả các nhóm học sinh có trình độ không giống nhau thì bắt buộc giáo viên phải di chuyển liên tục giữa các nhóm, đặc biệt trong những lớp ghép có chứa các em học sinh lớp 1 (ví dụ: lớp ghép 1+2 hoặc lớp ghép: 1+2+3) do các em có độ tuổi nhỏ, chưa có kinh nghiệm để làm việc độc lập, chưa có thể tự quản. Ở mỗi nhóm trình độ, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên tùy thuộc vào nội dung kiến thức, tối thiểu phải diễn ra trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Sau đó, để duy trì nhịp độ làm việc theo nhóm trình độ, các em học sinh sẽ độc lập học tập, tiếp thu kiến thức; giáo viên giảng dạy cần phải trực tiếp giao nhiệm vụ cho cá nhân (hoặc nhiệm vụ nhóm), để cá nhân (hoặc nhóm) có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian mà giáo viên dự tính sẽ hoàn thành.

- Ví dụ:

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, giáo viên sẽ thiết kế các bài tập, tình huống, yêu cầu, vấn đáp, vv… để kiểm tra học sinh qua đó phân loại năng lực học tập riêng. Sau khi đã thực hiện những bước rà soát cần thiết để nhận diện trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp học

ghép 1+2+3, giáo viên sẽ phân cấp trình độ học sinh ra làm trình độ giỏi,khá - trung bình - yếu (kém) trong bộ môn Tiếng Việt. Cụ thể:

Trong một buổi học Tiếng Việt về phần “tập đọc” của các em học sinh lớp ghép 1+2+3. Việc các em học sinh học trong cùng một lớp khác nhau về trình độ sẽ gây khó khăn cho chính các em nếu như giáo viên giảng dạy dạy chung một tầng kiến thức. Đơn giản như:

Đa phần các em học sinh lớp 1 mới đang biết đánh vần, có những em phát âm chưa chuẩn, nói ngọng, vv… Trong số đó cũng có những em nhận thức nhanh đã biết đọc.

Các em học sinh lớp 2, số lượng các em biết đọc chưa nhiều, có những em vẫn phải học đánh vần với những vần khó trong một số từ như “thuyền”, “khuya”, “ngoằn ngoèo”, khả năng phân biệt “l” và “n” chưa tốt, phát âm ngọng, vv…. Tuy nhiên, cũng có những em đã đọc thành thạo.

Các em học lớp 3 chiếm số lượng lớn học sinh đã đọc thành thạo nhưng vẫn xuất hiện một số học sinh lười đọc, lười đánh vần nên khả năng phát âm chưa chuẩn, chưa đúng vần, vẫn còn tình trạng nói ngọng và nhầm lẫn giữa “l” và “n”.

Xuất phát từ thực trạng đó, kết hợp với thời gian được tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh trong những tiết dạy, giáo viên sẽ phân loại các em học sinh thành các nhóm trình độ:

+ Trình độ khá, giỏi gồm các em học sinh đã đọc thành thạo, những em còn lười dù đã đọc tốt.

+ Trình độ trung bình gồm các em học sinh đã biết đọc nhưng còn tồn tại một số khuyết điểm như đọc ngọng, chưa đánh vần được một số từ phát âm khó;

Trình độ yếu (kém) gồm các em học sinh đang tập đánh vần, chưa biết đọc, những em học sinh còn chưa phân biệt được “l” và “n”.

Căn cứ vào đó, giáo viên phải phân luồng kiến thức giáo án và giảng dạy trực tiếp ra thành 3 nhóm tương ứng. Trong giờ dạy trên lớp liên tục di chuyển, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm học sinh như:

+ Nhóm trình độ khá, giỏi sẽ được đọc những đoạn văn dài, những câu chuyện có cốt truyện, thậm chí là những câu chuyện, đoạn văn có sử dụng tiếng Latinh; rèn luyện kĩ năng đọc đúng ngữ điệu, biểu cảm, đọc lưu loát, rõ ràng;

+ Nhóm trình độ trung bình sẽ được xoáy sâu vào trọng tâm kiến thức học phát âm những từ khó, phân biệt âm “l” và “n”, chỉnh cách phát âm ngọng; đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc chuẩn, đọc rõ tiếng, đúng ngữ điệu câu, từ;

+ Nhóm trình độ yếu (kém) cần phải đặt trọng tâm nội dung bài giảng vào việc tập đánh vần, ghép vần, tập đọc; đồng thời, chú trọng ở những kiến thức liên quan đến âm khó, phân biệt cách phát âm giữa “l” và “n”.

Giáo viên sẽ có phần giao bài và kiểm tra trực tiếp dưới dạng vấn đáp: giáo viên hỏi - học sinh trả lời, thậm chí giao bài cho nhóm và biểu dương tinh thần làm việc nhóm thông qua hình thức thi đua có khen thưởng để các em học sinh có hứng thú học tập.

2.3.4.3. Dạy học trực tiếp cho cá nhân:

- Thực tế mặt bằng chung về nền giáo dục và chất lượng giáo dục của các em học sinh lớp ghép vùng huyện Mù Cang Chải là rất thấp. Trình độ các em không học sinh không đồng đều, do khác nhau về độ tuổi, về nhận thức nhưng lại chỉ cùng một giáo viên giảng dạy, cùng một điều kiện học tập, thời gian giảng dạy như nhau nên rất khó để có thể cân bằng trình độ của các em.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 55)