1. KẾT LUẬN.
Tổ chức dạy học lớp ghép nói chung và lớp ghép tiểu học nói riêng được thực hiện ở nhiều nước phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, lớp ghép đã có từ thời phong kiến đến nay, lớp ghép vẫn tồn tại một cách khách quan và lâu dài ở các vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa, hải đảo. Nó đã góp phần tích cực trong việc xóa mù, nâng cao dân trí thông qua chiến dịch “diệt dốt”, phong trào “bình dân học vụ” phổ cập giáo dục tiểu học, huy động trẻ ở vùng giáo dục khó khăn đến trường. Mô hình lớp ghép thực sự phù hợp ở các vùng này và điều kiện sống của đồng bào; không chỉ tạo điều kiện cho học sinh đến trường mà còn khắc phục được tình trạng học sinh có cùng trình độ nhưng không đủ số lượng học sinh để mở lớp. Tổ chức mô hình lớp ghép ở những vùng khó khăn này còn thể hiện được tính nhân văn sâu sắc, tính đại chúng và tính giáo dục.
Dạy học lớp ghép là một quá trình giáo viên tổ chức cho hai hay nhiều nhóm trình độ khác nhau cùng thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ học tập khác nhau trong cùng một thời gian, địa điểm. Bản chất của dạy học lớp ghép là quá trình giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho nhiều học sinh có trình độ học vấn khác nhau làm việc theo từng nhóm mục tiêu, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nhận thức khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ở những trình độ học vấn khác nhau.
Dạy học lớp ghép có đặc điểm, bản chất riêng và đặc thù, có phương pháp và hình thức dạy học riêng. Hiện nay chất lượng giáo dục đang là vấn đề được mọi đối tượng trong xã hội quan tâm. Vấn đề dạy và học ở lớp ghép là một trong những vấn đề được lãnh đạo các cấp quan tâm. Bởi trên lãnh thổ nước ta còn rất nhiều nơi điều kiện học tập chưa thật sự đảm bảo. Hiểu về những khó khăn và thiếu thốn của những vùng cao trên cả nước, nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến việc làm thế nào để nâng cao được chất lượng học tập? Mặt khác, chất lượng và hiệu quả dạy học lớp ghép phụ thuộc vào năng lực tổ chức, điều khiển của giáo viên; phụ thuộc vảo trình độ được đào tạo
của giáo viên ; phụ thuộc vào động cơ, ý thức thái độ và tính tích cực học tập của học sinh; phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh,…Vì vậy, muốn chất lượng dạy học lớp ghép có hiệu quả thì không chỉ riêng ở một cá nhân, một tổ chức nào cả. Mà điều này phụ thuộc vào tất cả sự nỗ lực cố gắng của nhiều yếu tố.
Việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt lớp ghép là có cơ sở, thông qua việc thực nghiệm một só biện pháp dã cho thấy tính khả thi của nhóm biện pháp này. Điều này giúp cho giáo viên ở những cùng sâu, vùng xa, nơi còn gặp những điều kiện khó khăn có thể áp dụng các biện pháp nhằm giúp cho chất lượng dạy và học tiếng Việt được nâng cao, các em học sinh có thể tự tin, chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập. Điều này góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng ngành giáo dục không chỉ tại huyện Mù Cang Chải nói riêng mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới giáo dục nước nhà. Sau khi nghiên cứu xong vấn đề này, tôi mong rằng chất lượng dạy và học ở lớp ghép trên cả nước sẽ được tăng lên rõ rệt.
2. KIẾN NGHỊ.
Qua thực tế, chúng tôi có một số khuyến nghị để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học ở lớp ghép:
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức nhiều buổi chuyên đề, nhiều đợt tập huấn về dạy học lớp ghép, tổ chức buổi trao đổi ý kiến, giúp giáo viên tiểu học có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Cần đầu tư thêm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh.
- Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên tiểu học cần nâng cao nhận thức và rèn luyện năng lực chuyên môn, từ đó có thêm kiến thức và vốn hiểu biết cho bản thân mình. Giáo viên cần chủ động tìm hiểu về từng đối tượng học sinh lớp ghép mà mình giảng dạy để có thể thiết kế kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học linh hoạt, sáng tạo. Đồng thời, giáo viên cần tích cực tham gia vào các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ nói chung và biết cách vận dụng những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép vào giảng dạy giúp học sinh có điều kiện thuận lợi trong quá trình rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
- Đối với học sinh: Cần có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong quá trình học tập. Tích cực học tập; trau dồi những kiến thức, kĩ năng.