nghiệm thực tế.
2.3.2.1 Cơ sở của biện pháp
Trên thực tại hiện nay, trong công tác giáo dục - đào tạo ở nước ta nói chung và ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) nói riêng vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc cho các em tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Kiến thức mà giáo viên truyền tải trên lớp mới chỉ dừng lại ở phần lý thuyết.
Do thực tế môi trường học tập của các em học sinh trong độ tuổi đến trường, lớp ở cấp bậc tiểu học chủ yếu là trên lớp, khi về nhà hầu như không dành thời gian hay thậm chí là không có thời gian để học và ôn bài cho nên việc vận dụng những kiến thức lý thuyết trên sách vở đã được học là rất hạn chế.
Thực tiễn hoàn cảnh điều kiện cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các em học sinh ở huyện Mù Cang Chải nói chung và các em học sinh dân tộc H’mông tiểu học ở huyện nói riêng còn rất hạn chế nên việc các em có được những hoạt động trải nghiệm thực tế là gần như không có.
Cũng như trong những lớp học tổ chức theo mô hình lớp đơn, thì trong các lớp học theo mô hình lớp ghép việc giảng dạy Tiếng Việt có nhiều ngôn ngữ, hành động hoặc trạng thái,..rất khó để các em hình dung nếu chỉ học lý thuyết, đặc biệt là với trình độ nhận thức của các em vùng cao huyện Mù Cang Chải.
Bản chất của lớp ghép cấp bậc tiểu học là gồm nhiều lứa tuổi và trình độ học tập khác nhau trong cùng một lớp học nên việc dạy học Tiếng Việt theo mô hình cũ (chỉ giảng dạy trên lớp) rất khó để có thể tất cả các em học sinh lĩnh hội được hết kiến thức.
Kết quả của việc giảng dạy nguyên phần lý thuyết trên lớp chưa bao giờ đạt hiệu quả tối đa cũng như không hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.
2.3.2.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
- Mục đích:
+ Tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đạt được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực đã đặt ra.
+ Sử dụng tối đa hiệu quả thời gian dành cho việc học tập của các em học sinh;
+ Tạo ra một môi trường học tập Tiếng Việt lý thú, năng động cho các em học sinh.
+ Tạo điều kiện để các em hình dung được thực tế và chính xác về những nguồn thông tin lý thuyết Tiếng Việt mà giáo viên giảng dạy. Để tránh cho các em bị tình trạng “mơ hồ” khi tiếp nhận kiến thức.
+ Nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Việt trong mô hình lớp ghép.
- Ý nghĩa:
+ Biện pháp kết hợp giảng dạy lý thuyết với hoạt động trải nghiệm thực tế bên cạnh việc tạo sự thích thú, tò mò, tươi mới trong cách học của các em học sinh thì còn giúp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy có được nguồn cảm hứng mới. Từ đó làm cho những giờ học không còn khô cứng, không còn bị “cũ”, tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo về mặt giáo án và phương thức tổ chức tiết dạy, nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép.
+ Hiện thực hóa những kiến thức lý thuyết tiếng Việt mà các em học sinh rất khó hình dung nếu chỉ dựa vào lời truyền đạt của giáo viên.
+ Thực hiện đúng tinh thần của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm giúp cho các em học sinh suy nghĩ về những gì trải nghiệm; phát triển kỹ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được; tạo cơ hội cho các em có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
2.3.2.3. Cách thức tiến hành.
Trước hết, giáo viên cần phải đọc các tài liệu hướng dẫn có liên quan đến hoạt động trải nghiệm và suy nghĩ để lĩnh hội được những nét cơ bản nhất. Giáo viên cần nắm chắc được nội dung lý thuyết Tiếng Việt sẽ giảng dạy trong tiết học và lên sơ đồ ý tưởng tiết dạy.
Thứ hai, giáo viên phải xác định được bối cảnh, địa điểm sẽ diễn ra hoạt động trải nghiệm gắn liền với nội dung bài giảng.
Thứ ba, giáo viên phải lựa chọn được hình thức giảng dạy và phong thái giảng dạy phù hợp.
Ví dụ, trong nội dung bài học Tiếng Việt có tiết giảng dạy hướng dẫn các em học sinh lớp ghép 2+3+4 về cách thức viết một đoạn văn “miêu tả
quang cảnh con đường tới trường” [23], thay vì việc yêu cầu các em học sinh
ngồi trong không gian hẹp của lớp học để tưởng tượng và hồi tưởng thì giáo viên sẽ chọn một địa điểm phù hợp cho các em dã ngoại và đưa ra yêu cầu “thu hoạch sản phẩm” đạt được sau buổi dã ngoại đó. Chắc chắn rằng bằng cách làm đó sẽ làm cho không chỉ học sinh mà ngay chính giáo viên cũng cảm nhận được sự thoải mái, tự nhiên không gò bò, không áp lực, có được hứng thú trong sáng tạo và lên ý tưởng học tập; từ đó hiệu quả giảng dạy và chất lượng của tiết học cũng được nâng cao.