thiết bị dạy học lớp ghép phù hợp với thực tiễn.
2.3.5.1. Cơ sở của biện pháp
Xuất phát từ điều kiện sở tại của vùng huyện Mù Cang Chải trong học tập. Hoàn cảnh đời sống của người dân vùng miền còn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập hiện còn thô sơ, đơn giản, thiếu thốn, đa phần phụ thuộc chính từ nguồn đầu tư của ngân sách nhà nước và các hình thức ủng hộ, quyên góp từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Hầu hết cơ sở vật chất, hệ thống trường, lớp học tại huyện Mù Cang Chải đều khó khăn. Nhiều trường thiếu phòng làm việc ban giám hiệu, phòng y tế, thư viện, phòng công vụ cho giáo viên, công trình nước sạch, các hạng mục phụ trợ, thiết bị giảng dạy, học tập, thiết bị sinh hoạt nội trú…còn thiếu hoặc đã xuống cấp.
Dù đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng công trình thuộc các dự án phát triển giáo dục
song cơ sở vật chất trường lớp học mới chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu cho yêu cầu dạy và học.
Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng, thấy được những hạn chế nhất định và những bất hợp lý còn tồn đọng ở đó. Hơn nữa hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục cần đòi hỏi các điểm trường, lớp ghép tiểu học phải có tương đối đầy đủ thiết bị dạy học và các thiết bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học. Trong những năm gần đây, các điểm trường, lớp ghép thường khuyến khích cho giáo viên thực hiện phong trào “Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học”
Thiết bị, đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình giáo học, giảng dạy đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị, đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục đích dạy học.
Hiệu quả, chất lượng của những tiết giảng dạy có tốt hay không một phần quyết định không hề nhỏ thuộc về yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học mà giáo viên giảng dạy đã chuẩn bị trước đó như thế nào;
Việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lớp ghép phù hợp ít nhiều sẽ tạo ra hứng thú học tập cho các em học sinh.
Giáo viên bám sát vào kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, chuẩn bị đầy đủ thiết bị và sử dụng có hiệu quả thiết bị; khai thác thiết bị dạy học triệt để phục vụ cho việc dạy học sẽ giúp giáo viên tổ chức linh hoạt trong việc đổi mới các hình thức dạy học đúng trọng tâm của bài.
2.3.5.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.
- Mục đích:
Biện pháp nhằm khắc phục khó khăn chung của ngành, địa phương đã và đang làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Theo quan điểm dạy học hiện đại: Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó các em phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo.
Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, đặc biệt là hoạt động quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, quá trình có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và học, thể hiện cụ thể nội dung dạy học và hỗ trợ thực hiện các phương pháp dạy học tích cực.
Thiết bị dạy học chính là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nội dung và việc đổi mới phương pháp dạy học, là công cụ mà giảng viên trực tiếp sử dụng để thực hiện hoạt động dạy của mình. Chính vì vậy bằng cách thực hiện biện pháp chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lớp ghép phù hợp với thực tiễn để thông qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học.
- Ý nghĩa:
Thiết bị, đồ dùng học tập là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
Thiết bị, đồ dùng học tập tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành.
Với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thì trong quá trình dạy học, việc truyền tải kiến thức tới người học là vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn cần linh hoạt kết hợp với trực quan sinh động, thực hành giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, và hình thành được kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, thiết bị dạy học cũng là thành tố cơ bản của quá trình dạy học, giúp cho việc dạy học trở nên có hiệu quả hơn, cung cấp điều kiện vật chất để quá trình dạy học diễn ra thuận lợi nhằm đạt được mục đích đào tạo.
Đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh tiểu học lớp ghép vùng cao, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng, kỹ xảo. Bởi vậy, thiết bị dạy học vừa là phương tiện của việc giảng dạy, là công cụ của luyện tập vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là một nhân tố không thể thiếu trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình đào tạo.
2.3.5.3. Cách thực thực hiện.
- Thiết bị dạy học, dụng cụ học tập có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học nhưng không thể thay thế được vai trò của người giáo viên trực tiếp giảng dạy trong hoạt động dạy học. Chính vì thế, giáo viên không được lạm dụng thiết bị dạy học thay cho việc chủ động hướng dẫn, gợi mở giúp học sinh tìm ra tri thức mới, giáo viên phải luôn trau dồi chuyên môn và kỹ năng sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
- Nói đến thiết bị, đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị, đồ dùng dạy học của người giáo viên, mà thiết bị, đồ dùng dạy học của học sinh cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành kiến thức kĩ năng cho chính bản thân các em. Bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức. Như vậy, đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học cho học sinh, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nên dành một ít thời gian để thảo luận các vấn đề này.
- Để chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập cần phải:
Ngay từ đầu năm học các điểm trường, lớp ghép cần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới địa điểm học tập cho các em học sinh. Trong đó, rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới điểm trường, lớp học ghép phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô phát triển giáo dục cụ thể của vùng huyện Mù Cang Chải để làm cơ sở cho việc đầu tư.
Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các điểm trường, lớp ghép.
Tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng học tập. Cụ thể áp dụng vào hoàn cảnh địa bàn huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giáo viên và học sinh sẽ kết hợp giữa việc học bộ môn Tiếng Việt với việc sáng tạo, lắp ghép các mô hình (tương tự như bộ môn thủ công và môn kỹ thuật), cụ thể:
Trước tiên, học sinh và giáo viên cần sưu tầm các tranh ảnh có ở các loại báo, họa báo, tạp chí, bìa lịch…
Thứ hai, sưu tầm các vật dụng có khả năng tái sử dụng như vỏ hộp, bìa cứng, can nhựa, vỏ chai…
Thứ ba, chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như trái cây, hoa, gỗ, tre, rơm, đất,…phù hợp với bài dạy.
Cuối cùng, giáo viên tổ chức cho các học sinh, các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm thu hoạch, tập hợp thành sản phẩm chung cho cả lớp để sử dụng dạy học phù hợp với các chủ đề, làm phong phú thêm nguồn thiết bị, đồ dùng dạy học lớp ghép.